Banner cho bài viết: PHÂN TÍCH BÀI THƠ BÓNG CHỮ - LÊ ĐẠT

PHÂN TÍCH BÀI THƠ BÓNG CHỮ - LÊ ĐẠT

BÓNG CHỮ - LÊ ĐẠT 

Chia xa rồi anh mới thấy em

Như một thời thơ thiếu nhỏ

Em về trắng đầy cong khung nhớ

Mưa mấy mùa

mây mấy độ thu

Vườn thức một mùi hoa đi vắng

Em vẫn đây mà em ở đâu

Chiều Âu Lâu

bóng chữ động chân cầu

(1994)

 

a. Tác giả Lê Đạt (1929 - 2008)

- Quê hương: Yên Bái

- Hành trình thơ ông trải dài, song thật sự có tiếng vang ở phần sáng tác sau 1975, đặc biệt là tập Bóng chữ

- Ông là người đi đầu trong việc đổi mới ngôn ngữ thơ ca thời kì hậu chiến. Ông tuyên ngôn: "Tuổi lú lẫn ngược nhầm ga trẻ dại/ Hay ngây ngô không biết lối về già/ Thơ thẩn chữ ngã ba"  

b. Bài thơ Bóng chữ - những cách tân đổi mới trong ngôn ngữ thơ

Tác giả rất có ý thức trong việc dụng công câu chữ, tìm kiếm ngôn từ cho bài thơ:

- Từ "thấy" chứ không phải "nhớ": nhớ là cảm xúc, thấy là cái nhìn - nhìn bằng giác quan, bằng tâm tưởng, bằng lí trí, bằng xúc cảm.

- Ba từ: thơ - thiếu - nhỏ đứng cạnh nhau , tác giả tô đậm ấn tượng về một thời đã qua, thời tinh khôi, một thời gắn bó giữa anh và em. 2 chữ "th", 2 vần trắc tạo một tiếng ngân lạ ở âm thanh chữ.

- Em về - cách nói dung dị - em trở lại trong tâm tưởng của anh

- Trắng đầy: ấn tượng về sắc trắng, sự trinh nguyên, kỉ niệm con tươi mới mà mờ ảo xa xôi. Nó "đầy" quá nên "cong khung nhớ", kỉ niệm, nỗi nhớ ngỡ đã đóng khung, vì sự trở lại của "em" mà nó bị cong vênh, méo mó => Câu thơ cực tả nỗi nhớ trong những kỉ niệm đong đầy về em thời trong trắng, tinh khôi, hay vì là kỉ niệm nên nó càng tinh khôi, tinh khiết.

- Mưa mấy mùa/ mây mấy độ thu: Sự đổi thay của thời gian, gắn liền với sự xa cách của em và anh. Câu thơ vắt dòng ấn tượng, như khoảng hẫng của không gian, của cảm xúc con người.

- Vườn thức một mùi hoa đi vắng: Vườn thức bởi một mùi hoa đi vắng hay anh thao thức vì thiếu vắng em. Nói "đi vắng" tức là đã mùi hoa ấy đã từng ở đây, từng hiện diện, từng tỏa ngát. Giờ nó vắng mặt làm thức tỉnh cả khu vườn. Hay anh đã "thức", đã tỉnh ngộ vì em không còn bên anh nữa. Liệu "đi vắng" rồi em có quay trở về?

- Em vẫn đây mà em ở đâu: Cùng một chủ thể "em" mà hai khoảng không gian: vẫn đây - cụ thể, và ở đâu - mơ hồ. (Em vẫn ở chốn xưa, vẫn trong anh, mà em đâu rồi?) Cảm xúc của nhân vật trữ tình như mênh mang giữa thực và mơ, giữa tâm tưởng và hiện thực. Ý thơ là niềm day dứt của nhân vật trữ tình.

- Kết thúc bài thơ: Chiều Âu Lâu/ bóng chữ động chân cầu: Gợi một nỗi buồn mênh mang, dàn trải. Bóng chữ gợi sự hoài niệm, xa vắng - động chân cầu - không gian của thực tại. Cái xa vắng, mênh mang hắt lại làm xao động thực tại, xao động hồn người. Cách gieo vần cũng đã tạo nên sự ngân vang cho câu thơ.

 Nhận xét:

- Bài thơ đem đến cho người đọc cảm giác về sự xa vắng, bâng khuâng, nhớ tiếc. Đó có thể là cảm xúc và nhận thức của chàng trai trong tình yêu, có thể là nhận thức sâu sắc về con người khi làm mất đi giá trị quý giá của đời mình.

- Lê Đạt hay làm mờ nghĩa của chữ, những câu chữ gợi nhiều hơn là tả. Ông luôn tìm cách lạ hóa ngôn từ, đem đến nhiều cảm giác mới mẻ cho người đọc.

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee