Banner cho bài viết: ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN CHA TÔI CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN CHA TÔI CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

Cha tôi

          Nhà tôi có bốn người.

          Cha tôi thế hệ 5X, chớm già. Hơn nửa thế kỉ có mặt trên đời thì bốn mươi năm

cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà. Mẹ thế hệ 6X, sinh sau cha hơn một giáp,

luôn chịu cảnh xa chồng. Chị Mai tôi thế hệ 7X đã gần ba mươi tốt nghiệp đại học, chị đi làm cho một doanh nghiệp Nhật Bản, suốt ngày ăn cơm tiệm.

          Tôi, thế hệ 8X, mười chín tuổi, tốt nghiệp phổ thông hạng làng nhàng, thi vào đại học hai lần đều trượt. Sống theo ý mình luôn là cảm hứng thường trực và tự do muôn năm. Sống tự do theo ý thích, tôi suốt ngày chơi bời, đàn đúm. …đầu tóc thì đổi kiểu xoành xoạch, hết nhuộm hoe hoe vàng lại hấp màu lông chuột.  

           Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu. Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót. Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn.

(…) Đến tận lúc về, con bé bạn tôi còn chưa hết hãi:

- Khiếp! Ông già mày ghê quá. Hỏi tao mà cứ như mật thám hỏi cung các chiến sĩ

cộng sản trong nhà tù đế quốc thực dân ấy.

- Bố tao nghiêm thế. Nhưng mà thương vợ con và mọi người lắm.

- Tao đếch thích kiểu thương ấy. Bận sau nếu có chuyện gì tao với mày ra quán cà phê cho tiện.

       Cánh cổng khép lại. Tôi mang theo nỗi ấm ức của thằng con trai mới lớn.

- Cha cứ làm kiểu này thì con hết bạn, hết chỗ chơi. Từ bây giờ có giời bảo cũng chẳng đứa nào dám đến nhà mình nữa.

- Mẹ con con ăn uống, đi lại, ngủ nghỉ, chơi bời không ổn chút nào. Ma túy, tệ nạn xã hội đầy ra đấy. Các con còn non nớt. Rất dễ sa ngã.

         Tôi tức quá cãi lại:

- Bao nhiêu năm qua không có cha, mẹ con con vẫn sống tốt cơ mà. Cả cuộc đời cha ở trong quân đội, ngoài việc sinh bọn con ra cha đã làm được cái gì cho cái nhà này

chưa mà cha trách mắng mọi người...

         Nói chưa dứt, mắt tôi đã hoa cả lên. Một cái tát nổ đom đóm mắt từ bàn tay thô ráp quen cầm súng nhà binh. Tôi ngã dúi. Cha quát to:

- Chả nhẽ cha đi bộ đội bao nhiêu năm cống hiến cho đất nước là để cho con nói với

cha bằng cái giọng chợ giời ấy hả? Bà ấy đâu rồi? Con hư tại mẹ!

           Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Bà tôi mất từ lâu lắm rồi còn mẹ ở cửa hàng mỹ phẩm vẫn chưa về, chị Mai ngoan ngoãn thì đi học thêm Anh văn. Dường như lòng tự trọng của đứa con trai mới lớn chấm hết. Tất cả kìm hãm, dồn nén sự khó chịu của tôi từ lúc cha về đã quá đủ. Cha - một người cha đi biền biệt bao nhiêu năm để rồi bỗng dưng về nhà xới tung lên mọi thứ với kỷ luật nhà binh. Tôi nói với cha:

- Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai

hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ.

          Sắc mặt của cha tôi đỏ hồng lại tím nhanh dễ sợ. Môi ông lắp bắp:

- Mà... mày... nói... ca... cái... gì?

Ông ôm đầu, đau đớn, ngồi phịch xuống giường gấp.

- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính.

           Tôi cãi lại cha và tôi lao khỏi nhà. Tôi bỏ đi lang thang trên phố. Đêm tôi không về. Sau này, khi “trời yên biển lặng”, tôi mới biết: Suốt đêm ấy, cha lo lắng sợ tôi dạt vòm đi bụi đời. Ông điện thoại báo hung tin về thằng con quý tử bỏ nhà cho bạn bè, đồng đội đã phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu biết. Người nọ vội vã gọi người kia lan truyền theo cấp số nhân, như thể chiến tranh sắp nổ ra, huy động gần hết một “tiểu đoàn quân” đi tìm... tôi.

Trích Cha tôi, Sương Nguyệt Minh, vănnghe.ninhbinh.gov.vn

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? 

Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào?

Câu 3. Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của ai?

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những câu văn sau: “Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu. Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót. Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn.”

Câu 5. Em có nhận xét gì về thái độ của nhân vật Tôi trong câu nói: “- Chẳng có gì cả! Con nói là, - Tôi nhấn mạnh từng chữ - con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính”

Câu 6. Nêu những cảm xúc của người em và người chị về người cha ở đoạn trích trên

Câu 7.  Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

 

GỢI Ý:

Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai? 

- Nhân vật chính: Người cha

Câu 2. Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào?

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

Câu 3. Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của ai?

- Câu chuyện được kể theo điểm nhìn của nhân vật xưng “tôi” (người con trai)

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những câu văn sau: “Cha khoác ba lô về hẳn nhà, nghỉ hưu. Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót. Nghe nói cha cất giữ từ hồi ở Trường Sơn.”

- Trong những câu văn trên, biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng qua việc liệt kê chi tiết các đồ vật mà cha mang về khi nghỉ hưu: Một ba lô quân phục màu phân ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót.

Tác dụng: 

+ Sự liệt kê tỉ mỉ những vật dụng cha mang về lúc nghỉ hưu làm cho câu chuyện trở nên chân thực hơn, gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

+ Nó cho người đọc thấy được những năm tháng chiến đấu đầy vất vả hi sinh và tinh thần cống hiến quên mình vì quê hương đất nước của người cha.

Câu 6. Nêu những cảm xúc của người em và người chị về người cha ở đoạn trích trên

- Nêu cảm xúc của các người con về người cha - Người em: khó chịu với cha vì bắt đi ngủ sớm, cảm thấy cha nghiêm khắc với con trai, không có kỷ niệm ấu thơ nào với cha. - Người chị: ca thán vì sự nghiêm khắc và tính kỷ luật của cha, thương cha vô cùng vì được chiều chuộng..

Câu 7.  Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

Qua câu chuyện, tác giả đã đem đến cho chúng ta những bài học sau:

+Chúng ta cần hiểu rằng mọi sự nghiêm khắc của cha mẹ đều bắt nguồn từ tình yêu thương và trách nhiệm với gia đình. 

+ Dù có những mâu thuẫn, tình cảm gia đình vẫn luôn là nền tảng quan trọng, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi con người trong hành trình làm ngơười của mình.

+ Hãy yêu thương cha mẹ, hãy trân trọng tình cảm gia đình, hãy học cách thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau.

+ Đừng quá bồng bột trong cảm xúc và hành động vì điều đó có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình, khiên những người thân tổn thương và lo lắng.

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee