Banner cho bài viết: ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 MÔN NGỮ VĂN  2025 - Đọc hiểu bài thơ Hà Nội

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 MÔN NGỮ VĂN 2025 - Đọc hiểu bài thơ Hà Nội

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM 2025 - HÀ NỘI (Đề 01) 

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc ngữ liệu:

HÀ NỘI  - Trần Đăng Khoa -

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời nổi gió

Không cần bạn chạy xa

 

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

 

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

Hà Nội có nhiều hào(1)

Bụng súng đầy những đạn

Và có nhiều búp bê

Bóng tròn cho các bạn

 

Hà Nội có tàu điện(2)

Đi về cứ leng keng

Người xuống và người lên

Người nào trông cũng đẹp

 

Mấy năm giặc bắn phá

Ba Đình vẫn xanh cây

Trăng vàng Chùa Một Cột

Phủ Tây Hồ hoa bay.

                           1969

                                   (Góc sân và khoảng trời, NXB Mỹ thuật, 2016)

Chú thích:

(1) Hào: Có thể hiểu là những con hào, tức là những rãnh nước hoặc mương nước dùng để phòng thủ, thường thấy trong các công trình quân sự hoặc khu vực thành phố.

(2) Tàu điện: Phương tiện giao thông công cộng chạy bằng điện, thường là các toa xe trên đường ray.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ. Nêu căn cứ xác định.

Câu 2: Liệt kê các địa danh được nhắc đến trong bài thơ. Em có nhận xét gì về các địa danh đó. 

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 4: Hình ảnh đối lập giữa "hào đầy đạn" và "búp bê, bóng tròn" trong bài thơ thể hiện điều gì về Hà Nội?

Câu 5: Theo em cần làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của Hà Nội?

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hai khổ cuối của văn bản Hà Nội của Trần Đăng Khoa được trích trong phần đọc hiểu.

Câu 2: (4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về vai trò của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Hà Nội trong bối cảnh hội nhập văn hóa.

 

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ. Nêu căn cứ xác định.

- Thể thơ 5 chữ

- Căn cứ: Mỗi dòng thơ đều có 5 chữ

Câu 2: Liệt kê các địa danh được nhắc đến trong bài thơ. Em có nhận xét gì về các địa danh đó. 

- Các địa danh được nhắc đến trong bài thơ:

+ Hồ Gươm

+ Tháp Bút

+ Ba Đình

+ Chùa Một Cột

+ Phủ Tây Hồ

-  Nhận xét: Đây đều là những địa danh tiêu biểu, gắn liền với lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân Hà Nội.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong bài thơ trên.

- Điệp cấu trúc: “Hà Nội có…” 

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của Hà Nội, vừa có nét đẹp thiên nhiên (Hồ Gươm, hoa), vừa có nét đặc trưng đời sống (tàu điện, chong chóng), vừa mang tinh thần chiến đấu (hào, súng đạn).Đồng thời thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả đối với Hà Nội

+ Tạo nhịp điệu đều đặn, uyển chuyển, giúp bài thơ trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 4: Hình ảnh đối lập giữa "hào đầy đạn" và "búp bê, bóng tròn" trong bài thơ thể hiện điều gì về Hà Nội?

- Hình ảnh "hào đầy đạn" thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của người dân Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh.

- Hình ảnh "búp bê, bóng tròn" gợi lên sự hồn nhiên, vô tư của trẻ em và cuộc sống đời thường bình dị.

- Sự đối lập này làm nổi bật vẻ đẹp song hành của Hà Nội: vừa anh dũng, kiên cường, vừa bình dị, lạc quan.

Câu 5: Theo em cần làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của Hà Nội?

- Tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống như tổ chức các câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu

- Giữ gìn và tôn tạo di tích lịch sử

- Bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị- Gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống

- Ứng dụng công nghệ để bảo tồn di sản

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hai khổ cuối của văn bản Hà Nội của Trần Đăng Khoa được trích trong phần đọc hiểu.

Câu 2: (4 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) bàn về vai trò của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Hà Nội trong bối cảnh hội nhập văn hóa.

Đáp án sắp cập nhật!

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee