Banner cho bài viết: ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐẢO BÃO - NGUYỄN TRỌNG TẠO

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐẢO BÃO - NGUYỄN TRỌNG TẠO

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐẢO BÃO - NGUYỄN TRỌNG TẠO

Đọc đoạn trích: 

Có biết chăng xa khuất đất liền ơi

Chúng tôi nhớ đất liền da diết quá

Chúng tôi nhớ đất liền mưa mùa hạ

Tuổi ấu thơ tắm mát giữa sân nhà

 

Nhớ mùa thu lá vàng rực như hoa

Bông cúc nở thẹn thùng bên lối ngõ

Nhớ ruộng đồng nón trắng chao sóng lúa

Cánh cò bay bịn rịn lũy tre làng

 

Đất liền ơi thương nhớ những dòng sông

Ai gánh nước mà sông trong đến thế

Nhớ lúc ra đi ta một lần thưa mẹ

Cái vẫy tay vời vợi đất liền…

 

Có thể là sau cơn bão này thôi

Quân thù đến sẽ xóa đi tất cả

Quân thù đến nấp sau màu đen gió

Lưng ngụy trang bằng sắc đỏ mặt trời

 

Không thể nào mất đảo, đất liền ơi

Trong bão gió chúng tôi nghe người gọi

Chúng tôi nghe lời đất liền vang dội

Lời đất liền từ ngực chúng tôi đây…

(Trích Đảo bão Nguyễn Trọng Tạo, in trong Nguyễn Trọng Tạo tuyển tập, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 2001

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích?

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gắn liền với nỗi nhớ được thể hiện trong các dòng thơ sau:

Chúng tôi nhớ đất liền mưa mùa hạ

Tuổi ấu thơ tắm mát giữa sân nhà

Nhớ mùa thu lá vàng rực như hoa

Bông cúc nở thẹn thùng bên lối ngõ

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong các dòng thơ sau:

Không thể nào mất đảo, đất liền ơi

Trong bão gió chúng tôi nghe người gọi

Chúng tôi nghe lời đất liền vang dội

Lời đất liền từ ngực chúng tôi đây…

Câu 4. Nếu được gửi một thông điệp đến những người lính đang ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương, anh/chị sẽ nói gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích?

- Thể thơ 8 chữ

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh gắn liền với nỗi nhớ được thể hiện trong các dòng thơ sau:

Chúng tôi nhớ đất liền mưa mùa hạ

Tuổi ấu thơ tắm mát giữa sân nhà

Nhớ mùa thu lá vàng rực như hoa

Bông cúc nở thẹn thùng bên lối ngõ

- Những từ ngữ, hình ảnh gắn liền với nỗi nhớ: đất liền mưa mùa hạ, tắm mát giữa sân nhà, mùa thu lá vàng rực, bông cúc nở bên lối ngõ.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong các dòng thơ sau:

Không thể nào mất đảo, đất liền ơi

Trong bão gió chúng tôi nghe người gọi

Chúng tôi nghe lời đất liền vang dội

Lời đất liền từ ngực chúng tôi đây…

Đip ng:“Chúng tôi nghe”, “lời đất liền” : Nhấn mạnh sự gắn kết sâu sắc giữa người lính biển với đất liền, thể hiện sự lắng nghe, tiếp nhận sức mạnh và niềm tin từ quê hương. Qua đó thấy được trách nhiệm và lòng trung thành của những người lính với Tổ quốc.

- Tạo giọng điệu sôi nổi, tha thiết và sự liên kết giữa các câu thơ.

Câu 4. Nếu được gửi một thông điệp đến những người lính đang ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương, anh/chị sẽ nói gì?

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee