Banner cho bài viết: BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ: CHIỀU THU (TẾ HANH) - CHIỀU THU (ANH THƠ)

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH HAI ĐOẠN THƠ: CHIỀU THU (TẾ HANH) - CHIỀU THU (ANH THƠ)

Anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn thơ sau:

Mây sầm lại trên ao đầy khói lướt
Bụi chuối vàng run đón gió bay qua.
Tiếng dế kêu rì rào bên rãnh nước
Nhịp chuông chiều văng vẳng mái chùa xa.

(Chiều thu, Anh Thơ, Bức tranh quê, NXB Hội nhà văn 1993)

Trời xanh một màu xanh mênh mang

Chiều thu lúa gặt phẳng phiu đồng

Phương tây ánh nắng vừa chia biệt

Đã thấy trăng chào sáng phía đông.

( Chiều thu, Tế Hanh, NXB Văn học 1996)

Chú thích:

 Anh Thơ (1918-2005):  Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, có đóng góp cho đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc về miền quê Việt Nam như: “Bức tranh quê” (thơ, 1941), “Răng đen” (tiểu thuyết 1942), “Cuối mùa hoa” (thơ), “Từ bến sông Thương” (hồi kí). Anh Thơ nổi tiếng với lối viết nhẹ nhàng, thanh thoát, miêu tả thiên nhiên làng quê Việt Nam một cách trong sáng và tinh tế. Thơ của bà thường tập trung vào những chi tiết giản dị, gần gũi, nhưng lại có sức gợi lớn, khiến người đọc cảm nhận được sự bình dị của cuộc sống. Bài thơ “Chiều thu” được Anh Thơ viết vào mùa hè năm 1937, khi bà mới 18 tuổi. Bài thơ này nằm trong tập thơ đầu tay Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) của nữ sĩ.

 Tế Hanh (1921-2009): Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc trước và sau cách mạng tháng Tám. Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết. Bài thơ “Chiều thu” được ông sáng tác năm 1964 để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và góp phần khẳng định tên tuổi của Tế Hanh trong dòng văn học dân tộc

 

Dàn bài gợi ý:

I.Mở bài:

-Khái quát hai tác giả Anh Thơ, Tế Hanh.

-Khái quát hai  bài thơ “Chiều thu”, hai đoạn trích.

-Nêu vấn đề cần nghị luận: Điểm tương đồng, khác biệt của hai đoạn thơ.

II. Thân bài:

1.Thông tin chung

     Anh Thơ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, có đóng góp cho đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc về miền quê Việt Nam, với lối viết nhẹ nhàng, thanh thoát, miêu tả thiên nhiên làng quê Việt Nam một cách trong sáng và tinh tế. Thơ của bà thường tập trung vào những chi tiết giản dị, gần gũi, nhưng lại có sức gợi lớn, khiến người đọc cảm nhận được sự bình dị của cuộc sống. Bài thơ “Chiều thu” được Anh Thơ viết vào mùa hè năm 1937, khi bà mới 18 tuổi. Bài thơ này nằm trong tập thơ đầu tay Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) của nữ sĩ.

    Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc trước và sau cách mạng tháng Tám. Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết. Bài thơ “Chiều thu” được ông sáng tác năm 1964, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và góp phần khẳng định tên tuổi của Tế Hanh trong dòng văn học dân tộc.

2. Những điểm tương đồng.

a. Đề tài: Cả Anh Thơ và Tế Hanh đều chọn đề tài viết về mùa thu, một đề tài quen thuộc trong thơ ca để bộc lộ cảm xúc của mình. Mùa thu mang đến sự ân cần, dịu dàng, xao xuyến cho tâm hồn con người.

b. Không gian, điểm nhìn :Con mắt tinh tường của Anh Thơ và Tế Hanh  đã đón nhận khung cảnh chiều thu qua không gian cao rộng của bầu trời đến những cảnh vật cụ thể ở mặt đất. Từ điểm nhìn ấy, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động vừa hiện lên quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam.

c. Nhân vật trữ tình: Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn danh,  bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. Cả Anh Thơ và Tế Hanh  đưa cảm xúc của mình vào bài thơ như một lời dẫn để nói về phong cảnh buổi chiều thu.Qua hai đoạn thơ đều thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên và cuộc sống con người.

3. Những điểm khác biệt giữa hai đoạn thơ.

Bức tranh thiên nhiên chiều thu  được hai thi nhân  miêu tả với những sắc thái khác, cách thức thể hiện khác nhau:

a.Thể thơ: Đoạn thơ trong bài Chiều thu của Anh Thơ sử dụng thể thơ  tám chữ, là thể thơ quen thuộc trong các  sáng tác của bà. Cònđoạn thơ  trong bài Chiều thu củaTế Hanh sử dụng thể thơ bảy chữ.

b.Hình ảnh thơ

*“Chiều thu” của Anh Thơ là bức tranh thu yên ả thanh bình nhưng mang màu sắc trầm, tĩnh lặng, hoang vắng.

-Không gian trong được thu hẹp  dần từ bầu trời đến mặt đất.

-Thời gian lắng đọng,  ngừng trôi.

- Hình ảnh sự vật  hiện lên vừa cụ thể, chi tiết nhưng cũng rất đa dạng:  

+ Hình ảnh quen thuộc:“ao đầy khói lướt” “ bụi chuối đón gió bay qua”, “dế”, “rãnh nước”.

+ Âm thanh quen thuộc hàng ngày của tiếng dế kêu, tiếng chuông chùa văng vẳng.

+ Màu tối của“ mây sầm”, màu trắng của “ khói lướt”, màu vàng  của bụi chuối.

*“Chiều thu” của Tế Hanh là bức tranh thu rộng lớn, tươi sáng, có sự vận động  không ngừng:

+Không gian có sự thay đổi linh hoạt , từ bóng tối đến ánh sáng: Bầu trời xanh- cánh đồng lúa- phương tây ánh nắng- trăng chào sáng phía đông

+ Thời gian vận động từ chiều đếnđêm

+ Hình ảnh thơ thay đổi theo chiều hướngtươi sáng: Trời xanh mênh mông, lúa phẳng phiu đồng, ánh nắng buổi chiều, trăng sáng.

c.  Tâm trạng, tâm thế của  nhân vật trữ tình:

-“Chiều thu” của Anh Thơlà tâm thế tự tại, thả hồn mình lắng nghe, quan sát những  trạng thái nhỏ nhất của  sự vật.

-“Chiều thu” của Tế Hanh có sự vận động: Từ mênh mang của buổi chiều tà đến  nỗi buồn chia biệt và chuyển sang hân hoan, hồ hởi, tươi mới, ngập tràn niềm vui lắng nghe sự vận động của đất trời.

d.Ngôn ngữ:

-“Chiều thu” của Anh Thơ lấy động tả tĩnh,sử dụng  từ láy tả âm thanh“rì rào”, “văng vẳng”  kết hợp phép nhân hóa “ bụi chuối vàng run đón gió” nên vừa có màu sắc cổ điển và biện đại.

-“Chiều thu” của Tế Hanhsử dụng  từ láy mang dáng hình của sự vật “ mênh mông” “phẳng phiu”kết hợp phép nhân hóa “ánh nắng vừa chia biệt”, “ trăng chào sáng phía đông” nhấn mạnh sự sinh động của cảnh vật.

d. Giọng điệu:

- Anh Thơ với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, pha chút bâng khuâng buồn của thơ Mới.

-Tế Hanh với giọng thơ tươi vui, tràn đầy niềm tin, hướng về ánh sáng.

3.Lí giải sự tương đồng, khác biệt

-Tương đồng:Cả hai nhà thơ đều tìm đến đề tài mùa thu - một đề tài quen thuộc trong thi ca, mượn cảnh mùa thu để bộc lộ tâm tư tình cảm. Hai nhà thơ đều có tâm hồn tinh tế, giàu chất nghệ sĩ.

-Khác biệt:

+ Anh Thơ và Tế Hanh thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau  nên mặc dù chung đề tài nhưng sẽ có cách tiếp cận, khai thác riêng.

+ Mỗi nhà thơ có quan điểm thẩm mĩ,  cá tính sáng tạo , phong cách riêng.

4. Đánh giá ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt

+ Sự tương đồng, khác biệt thể hiện sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận củamỗi nhà thơ, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học, xu thế thời đại.

+ Cả hai đoạn thơ đã khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm,  sự độc đáo, đa dạng trong phong cách của mỗi nhà thơ và góp phần làm cho nền văn học  phong phú, đa dạng.

III. Kết bài

-Đánh giá lại

-Cảm nghĩ của bản thân

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee