A. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu tác phẩm, đoạn trích
B. Thân bài:
- Khát quát về truyện thơ Nôm và tác phẩm
Luận điểm 1: Nội dung đặc sắc của đoạn trích
- Có hai chủ đề cơ bản: Đấu tranh cho công lý xã hội và tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình
- Đề cao phẩm chất, tài năng, đức độ của con người
- Phản ánh truyền thống nhân nghĩa, trọng đạo đức của người Việt.
-Thông qua số phận của những người phụ nữ đã gửi gắm cuộc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, quyền sống, tình yêu và hạnh phúc gia đình.
+ Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội.
+ Răn dạy con người về thiện - ác, nhân - quả.
Luận điểm 2: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
+ Nhân vật chính trong truyện thơ Nôm thường được xây dựng theo kiểu lý tưởng hóa hơn là hiện thực. Nhân vật nam thường mồ côi, đều có tài đức, chăm chỉ học hành, lập công danh. Nhân vật nữ thường Các nhân vật nữ chính thường mang những phẩm chất cao quý: công, dung, ngôn, hạnh, chung thủy với tình yêu, thảo kính cha mẹ, nhân hậu, vị tha, giàu đức hy sinh… Dù phải đứng trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ hay phải chịu đựng cực hình, trước sau đều giữ vững phẩm chất cao quý ấy => tạo nên các hình mẫu lý tưởng, tấm gương đạo đức
+ Tính cách của nhân vật 1 chiều, không có sự thay đổi theo thời gian. được biểu hiện từ đầu đến cuối truyện không có sự thay đổi. Tốt thì tốt hẳn, xấu thì xấu hẳn, đã ác thì việc gì cũng ác, hoàn cảnh nào cũng ác, còn đẹp thì cái gì cũng đẹp, ở đâu cũng đẹp, hầu như không có sự biến chuyển. Sự đơn nhất trong tính cách này là một đặc điểm nổi bật nhưng cũng là sự hạn chế của thể loại này. Phải đến Nguyễn Du, kiểu tư duy mới về kiểu nhân vật có sự linh hoạt trong tính cách và xoáy sâu vào tâm lý nhân vật
+ Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập, tác giả xây dựng hai tuyến nhân vật chính diện, phản diện đối lập nhau về lý tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động… Nhân vật chính diện hội tụ tất cả những giá trị chân - thiện - mỹ, mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức, mỹ học của tác giả, thời đại. Nhân vật phản diện là sự hội tụ những gì ngược lại. Thuộc phạm trù cái xấu, cái thấp hèn, đôi khi đan xen cả cái hài. Hai lực lượng này đấu tranh không khoan nhượng, thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính nghĩa.
- Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ truyện thơ Nôm bình dị, gần gũi với lời ăn hằng ngày, điều này hoàn toàn khác với truyện thơ Nôm bác học (chú trọng tính nghệ thuật, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, ngôn ngữ ước lệ...)
+ Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ người kể chuyện
- Yếu tố kì ảo
+ Để thực hiện mô hình kết thúc có hậu, truyện Nôm thường sử dụng các yếu tố kì ảo tương tự như trong truyện cổ tích, giúp cho câu chuyện li kì, hấp dẫn, giúp đỡ nhân vật chính vượt qua khó khăn, thể hiện triết lý dân gian “ở hiền gặp lành”.
- Cốt truyện
+ Mô hình: gặp gỡ - lưu lạc - đoàn viên
+ Mô hình nhân quả
+ Lấy cốt truyện từ văn học nước ngoài hoặc truyện cổ tích Việt Nam
- Thể thơ lục bát
+ Dễ nhớ, kết hợp với chữ Nôm tạo nên bản sắc riêng cho văn học dân tộc
Kết bài: