Banner cho bài viết: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM THƠ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT BÀI SO SÁNH HAI TÁC PHẨM THƠ NGỮ VĂN 12
PHONG CÁCH LÃNG MẠN VÀ PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN 

Tiêu chí so sánh

Thơ cổ điển

Thơ lãng mạn

Dấu ấn của chủ thể trữ tình

- Chủ thể trữ tình ít khi xuất hiện trực diện mà thường ở trạng thái vô nhân xưng.

- Cái tôi trữ tình hoà lẫn vào trong thiên nhiên ngoại cảnh, thường tỉnh lược chủ ngữ, tan trong cảm xúc, cái tôi  đạt tính phổ quát .

- Cái ta cộng đồng, con người phi ngã, con người trở thành phát ngôn của đạo lý, của tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức

- Mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình.

 

- Sự bùng nổ của cái tôi cá nhân, giải phóng mọi cung bậc cảm xúc của con người, bộc lộ cá tính một cách tự do nhất.

Quan niệm về con người và cái đẹp

- Phủ nhận con người cá nhân và đề cao con người cộng đồng, con người công dân. Con người phải khuất phục bởi “mệnh trời”, bởi ý vua, con người phải nép mình vào thiên nhiên, phải phục tùng đạo đức.

- Lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn, thước đo vẻ đẹp con người. Con người thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ trụ

- Hướng về cái đẹp trong quá khứ

- Con người trong thơ lãng mạn được đặt ở vị trí là trung tâm của những mối quan hệ. Thơ lãng mạn đề cao giá trị bản ngã, cái nhìn lãng mạn đã đưa con người ngang tầm vũ trụ thậm chí cao hơn cả vũ trụ.

- Con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cái đẹp tồn tại ngay trong cuộc sống thực tại.

Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ tao nhã, giàu tính ước lệ, tượng trưng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

- Ngôn ngữ chịu khuôn khổ về âm thanh, nhịp điệu, thể loại

- Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh nói thô tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng…

- Gợi mà không tả, hoà quyện giữa thi, nhạc và hoạ.

- Ngôn ngữ bình dị, không mang tính quy phạm, gò bó, giải phóng sự tự do của người cầm bút.

 

- Ngôn ngữ giàu hình tượng và  cảm xúc, coi trọng nhạc tính. 

Nội dung biểu hiện

- Đề cao tính khuôn mẫu, chuẩn mực về tư tưởng . Quan niệm  “Văn dĩ tải đạo”

- Đề cao cảm xúc, trí tưởng tượng của con người

Tư duy nghệ thuật

Thường mang tính công thức (Tùng, cúc, trúc, mai, liễu...)

- Phá vỡ công thức thông thường, tạo nên nhiều nét nghĩa mới

 

Lưu ý: một số tác giả lớn vào thế kỉ XVIII và XIX đã có sự phá vỡ tính quy phạm, hướng đến xu hướng bình dị và đề cao cái tôi cá nhân

 

 

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI SO SÁNH 2 TÁC PHẨM THƠ NGỮ VĂN 12

MỞ BÀI: 

+ Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng so sánh: tên hai tác phẩm, hai tác giả.

+ Nêu vấn đề cần so sánh.

THÂN BÀI: 

* Khái quát chung

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm 

* So sánh, đánh giá hai tác phẩm

  • Luận điểm 1. Phân tích, đánh giá điểm tương đồng:

+ Chọn các khía cạnh để so sánh: Chủ đề/ đề tài/ chủ thể trữ tình/ hình ảnh thơ, thi liệu, cách triển khai mạch cảm xúc, ngôn ngữ thơ...

  • Luận điểm 2. Phân tích, đánh giá điểm khác biệt:

+ Điểm khác biệt về chủ đề, cách thể hiện cảm xúc, tình cảm của chủ thể

+ Điểm khác biệt về hình thức nghệ thuật: hình ảnh, thi liệu, thể thơ, vần, nhịp, biện pháp tu từ, bút pháp nghệ thuật....

+ Điểm khác biệt về phong cách: phong cách cổ điển/ phong cách lãng mạn

  • Luận điểm 3. Lí giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa.

+ Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:

++ Bối cảnh thời đại.

++ Đặc trưng thi pháp của thời kì/giai đoạn văn học.

++ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.

+ Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:

++ Sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận của tác giả, đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn; xu thế chung của thời đại.

++ Sự độc đáo, đa dạng trong phong cách nghệ thuật. Sự phong phú của nền văn học.

* Đánh giá chung:

- Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.

Kết bài: 

- Khẳng định lại vấn đề bàn luận 

- Khẳng định giá trị, đóng góp của tác phẩm. 

MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ 1: Anh/Chị hãy viết bài văn so sánh cái tôi trữ tình Xuân Diệu và Hàn Mc Tử qua hai bài thơ “Nụ cười xuân” (Xuân Diệu) và “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính).

NỤ CƯỜI XUÂN   (Xuân Diệu)

 

Giữa vườn inh ỏi tiếng chim vui,

Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời.

Sao buổi đầu xuân êm ái thế!

Cánh hồng kết những nụ cười tươi.

 

Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao,

Cây vàng rung nắng, lá xôn xao;

Gió thơm phơ phất bay vô ý

Đem đụng cành mai sát nhánh đào.

MÙA XUÂN XANH (Nguyễn Bính)

 

Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cành

Lúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

 

Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh

Tôi đợi người yêu đến tự tình

Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.

ĐỀ 2: SO SÁNH BÀI THU ĐIẾU CỦA NGUYỄN KHUYẾN VỚI ĐÂY MÙA THU TỚI CỦA XUÂN DIỆU

THU ĐIẾU - NGUYỄN KHUYẾN

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng nước theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

 

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

ĐÂY MÙA THU TỚI - XUÂN DIỆU

Rặng liễu dìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

 

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá....

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

 

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...

Non xa khởi sự nhạt sương mờ...

Đã nghe rét mướt luồn trong gió...

Đã vắng người sang những chuyến đò...

 

Mây vẫn từng không, chim bay đi.

Khí trời u uất hận chia li.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì.

 

ĐỀ 3: SO SÁNH BÀI CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ CỦA BÀ HUYỆN THANH QUAN VÀ BÀI CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

( Bà Huyện Thanh Quan)

CHIỀU TỐI

Phiên âm

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Dịch thơ (Nam Trân dịch)

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.

THỰC HÀNH: 

Anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn thơ sau:

Mây sầm lại trên ao đầy khói lướt
Bụi chuối vàng run đón gió bay qua.
Tiếng dế kêu rì rào bên rãnh nước
Nhịp chuông chiều văng vẳng mái chùa xa.

(Chiều thu, Anh Thơ, Bức tranh quê, NXB Hội nhà văn 1993)

Trời xanh một màu xanh mênh mang

Chiều thu lúa gặt phẳng phiu đồng

Phương tây ánh nắng vừa chia biệt

Đã thấy trăng chào sáng phía đông.

Chiều thu, Tế Hanh, NXB Văn học 1996)

Chú thích:

 Anh Thơ (1918-2005):  Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, có đóng góp cho đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc về miền quê Việt Nam như: “Bức tranh quê” (thơ, 1941), “Răng đen” (tiểu thuyết 1942), “Cuối mùa hoa” (thơ), “Từ bến sông Thương” (hồi kí). Anh Thơ nổi tiếng với lối viết nhẹ nhàng, thanh thoát, miêu tả thiên nhiên làng quê Việt Nam một cách trong sáng và tinh tế. Thơ của bà thường tập trung vào những chi tiết giản dị, gần gũi, nhưng lại có sức gợi lớn, khiến người đọc cảm nhận được sự bình dị của cuộc sống. Bài thơ “Chiều thu” được Anh Thơ viết vào mùa hè năm 1937, khi bà mới 18 tuổi. Bài thơ này nằm trong tập thơ đầu tay Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) của nữ sĩ.

 Tế Hanh (1921-2009): Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc trước và sau cách mạng tháng Tám. Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết. Bài thơ “Chiều thu” được ông sáng tác năm 1964 để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và góp phần khẳng định tên tuổi của Tế Hanh trong dòng văn học dân tộc

 

Dàn bài gợi ý:

I.Mở bài:

-Khái quát hai tác giả Anh Thơ, Tế Hanh.

-Khái quát hai  bài thơ “Chiều thu”, hai đoạn trích.

-Nêu vấn đề cần nghị luận: Điểm tương đồng, khác biệt của hai đoạn thơ.

II. Thân bài:

1.Thông tin chung

     Anh Thơ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại, có đóng góp cho đời nhiều tác phẩm hay và đặc sắc về miền quê Việt Nam, với lối viết nhẹ nhàng, thanh thoát, miêu tả thiên nhiên làng quê Việt Nam một cách trong sáng và tinh tế. Thơ của bà thường tập trung vào những chi tiết giản dị, gần gũi, nhưng lại có sức gợi lớn, khiến người đọc cảm nhận được sự bình dị của cuộc sống. Bài thơ “Chiều thu” được Anh Thơ viết vào mùa hè năm 1937, khi bà mới 18 tuổi. Bài thơ này nằm trong tập thơ đầu tay Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) của nữ sĩ.

    Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại và có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc trước và sau cách mạng tháng Tám. Thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết. Bài thơ “Chiều thu” được ông sáng tác năm 1964, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả và góp phần khẳng định tên tuổi của Tế Hanh trong dòng văn học dân tộc.

2. Những điểm tương đồng.

a. Đề tài: Cả Anh Thơ và Tế Hanh đều chọn đề tài viết về mùa thu, một đề tài quen thuộc trong thơ ca để bộc lộ cảm xúc của mình. Mùa thu mang đến sự ân cần, dịu dàng, xao xuyến cho tâm hồn con người.

b. Không gian, điểm nhìn :Con mắt tinh tường của Anh Thơ và Tế Hanh  đã đón nhận khung cảnh chiều thu qua không gian cao rộng của bầu trời đến những cảnh vật cụ thể ở mặt đất. Từ điểm nhìn ấy, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động vừa hiện lên quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam.

c. Nhân vật trữ tình: Chủ thể trữ tình là chủ thể ẩn danh,  bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống. Cả Anh Thơ và Tế Hanh  đưa cảm xúc của mình vào bài thơ như một lời dẫn để nói về phong cảnh buổi chiều thu.Qua hai đoạn thơ đều thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên và cuộc sống con người.

3. Những điểm khác biệt giữa hai đoạn thơ.

Bức tranh thiên nhiên chiều thu  được hai thi nhân  miêu tả với những sắc thái khác, cách thức thể hiện khác nhau:

a.Thể thơ: Đoạn thơ trong bài Chiều thu của Anh Thơ sử dụng thể thơ  tám chữ, là thể thơ quen thuộc trong các  sáng tác của bà. Cònđoạn thơ  trong bài Chiều thu củaTế Hanh sử dụng thể thơ bảy chữ.

b.Hình ảnh thơ

*“Chiều thu” của Anh Thơ là bức tranh thu yên ả thanh bình nhưng mang màu sắc trầm, tĩnh lặng, hoang vắng.

-Không gian trong được thu hẹp  dần từ bầu trời đến mặt đất.

-Thời gian lắng đọng,  ngừng trôi.

- Hình ảnh sự vật  hiện lên vừa cụ thể, chi tiết nhưng cũng rất đa dạng:  

+ Hình ảnh quen thuộc:“ao đầy khói lướt” “ bụi chuối đón gió bay qua”, “dế”, “rãnh nước”.

+ Âm thanh quen thuộc hàng ngày của tiếng dế kêu, tiếng chuông chùa văng vẳng.

+ Màu tối của“ mây sầm”, màu trắng của “ khói lướt”, màu vàng  của bụi chuối.

*“Chiều thu” của Tế Hanh là bức tranh thu rộng lớn, tươi sáng, có sự vận động  không ngừng:

+Không gian có sự thay đổi linh hoạt , từ bóng tối đến ánh sáng: Bầu trời xanh- cánh đồng lúa- phương tây ánh nắng- trăng chào sáng phía đông

+ Thời gian vận động từ chiều đếnđêm

+ Hình ảnh thơ thay đổi theo chiều hướngtươi sáng: Trời xanh mênh mông, lúa phẳng phiu đồng, ánh nắng buổi chiều, trăng sáng.

c.  Tâm trạng, tâm thế của  nhân vật trữ tình:

-“Chiều thu” của Anh Thơlà tâm thế tự tại, thả hồn mình lắng nghe, quan sát những  trạng thái nhỏ nhất của  sự vật.

-“Chiều thu” của Tế Hanh có sự vận động: Từ mênh mang của buổi chiều tà đến  nỗi buồn chia biệt và chuyển sang hân hoan, hồ hởi, tươi mới, ngập tràn niềm vui lắng nghe sự vận động của đất trời.

d.Ngôn ngữ:

-“Chiều thu” của Anh Thơ lấy động tả tĩnh,sử dụng  từ láy tả âm thanh“rì rào”, “văng vẳng”  kết hợp phép nhân hóa “ bụi chuối vàng run đón gió” nên vừa có màu sắc cổ điển và biện đại.

-“Chiều thu” của Tế Hanhsử dụng  từ láy mang dáng hình của sự vật “ mênh mông” “phẳng phiu”kết hợp phép nhân hóa “ánh nắng vừa chia biệt”, “ trăng chào sáng phía đông” nhấn mạnh sự sinh động của cảnh vật.

d. Giọng điệu:

- Anh Thơ với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, pha chút bâng khuâng buồn của thơ Mới.

-Tế Hanh với giọng thơ tươi vui, tràn đầy niềm tin, hướng về ánh sáng.

3.Lí giải sự tương đồng, khác biệt

-Tương đồng:Cả hai nhà thơ đều tìm đến đề tài mùa thu - một đề tài quen thuộc trong thi ca, mượn cảnh mùa thu để bộc lộ tâm tư tình cảm. Hai nhà thơ đều có tâm hồn tinh tế, giàu chất nghệ sĩ.

-Khác biệt:

+ Anh Thơ và Tế Hanh thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau  nên mặc dù chung đề tài nhưng sẽ có cách tiếp cận, khai thác riêng.

+ Mỗi nhà thơ có quan điểm thẩm mĩ,  cá tính sáng tạo , phong cách riêng.

4. Đánh giá ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt

+ Sự tương đồng, khác biệt thể hiện sự thống nhất trong quan điểm, cách nhìn nhận củamỗi nhà thơ, đặc trưng thi pháp của thời kì văn học, xu thế thời đại.

+ Cả hai đoạn thơ đã khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm sự độc đáo, đa dạng trong phong cách của mỗi nhà thơ và góp phần làm cho nền văn học  phong phú, đa dạng.

III. Kết bài

-Đánh giá lại

-Cảm nghĩ của bản thân

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee