HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ VÀ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC CỦA BÀI THƠ

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ VÀ NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC CỦA BÀI THƠ

Mở bài:

- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả

- Khái quát nội dung bài thơ

- Trích thơ câu đầu... câu cuối

Thân bài

- Luận điểm 1: Phân tích, đánh giá chủ đề

+ Chỉ rõ chủ đề

+ Phân tích, đánh giá chủ đề (Chủ đề viết về điều gì, chủ đề đó thể hiện trong bài thơ như thế nào, chủ đề gần gũi, quen thuộc không? So với các bài thơ cùng chủ đề, bài thơ trên đề có gì độc đáo - lưu ý so sánh mục đích để chỉ ra điểm giống/ khác và nổi bật bài viết trên đề.

=> Chủ thể trữ tình gửi gắm tình cảm, cảm xúc gì?

=> Nhận xét chung về cái tôi của tác giả (tác giả là người như thế nào)

- Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá các hình thức nghệ thuật

+ Câu dẫn -> trích từng khổ thơ

+ Phân tích, đánh giá các yếu tố nghệ thuật: Biện pháp tu từ, từ láy, động từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, hình ảnh, không gian, thời gian...

- Luận điểm 3: Tổng kết

+ Nghệ thuật gieo vần, ngắt nhịp, thể thơ, chủ thể trữ tình, khái quát lại các hình thức nghệ thuật trên luận điểm 2.

- Khái quát lại nội dung => tác động của bài thơ đối với bản thân.

Kết bài

- Khẳng định lại sự độc đáo, đóng góp của bài thơ.

Hướng dẫn viết luận điểm 1: Phân tích, đánh giá chủ đề

Điểm đặc sắc của tác phẩm trước hết là cách xây dựng chủ đề: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của con người lúc thu sang. Mùa thu, mùa của những chiếc lá vàng rơi trong gió, mùa của sự dịu dàng, lãng mạn, chính lẽ đó mà mùa thu trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Song, bản chất của văn học là sự sáng tạo, cùng một đề tài, chủ đề nhưng mỗi thi sĩ đều để lại cho mình một dấu ấn riêng biệt. Bài thơ “Đây mùa thu tới” của thi sĩ Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một góc nhìn đầy mới mẻ trước khoảnh khắc thu sang. Để khắc họa vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, thi nhân cũng khai thác các hình ảnh đặc trưng cho mùa thu “liễu, hoa lá, trăng, mây, cánh chim”, tuy nhiên cảnh vật lại mang trong mình một nỗi buồn bâng khuâng khó tả, cảnh vật nhuốm màu ảm đạm, chia li. Phải chăng chủ thể trữ tình đang có nỗi niềm tâm sự? Quả đúng như vậy, Nguyễn Du từng nói “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”, cảnh vật trong bài thơ mang dáng vẻ buồn, u uất của con người. Một nỗi buồn thế hệ đặc trưng cho phong trào thơ Mới. Bức tranh thiên nhiên chiều thu được thi nhân quan sát một cách tỉ mỉ, tinh tế, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận sự chuyển giao của đất trời. Điều này ta cũng thấy rõ trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Cả hai bài thơ cùng khai thác chủ đề vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên lúc thu sang. Tuy nhiên bài thơ Sang thu lại gửi gắm triết lí nhân sinh về cuộc đời “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”, khi con người trải qua nhiều biến động của cuộc đời thì họ không còn cảm thấy bất ngờ, sợ hãi. Còn bài thơ Đây mùa thu tới lại gửi gắm nỗi niềm, tâm sự của người thiếu nữ trước thời khắc thu về. Nhìn chung, qua cách xây dựng chủ để, ta thấu hiểu được tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa với cảnh vật, cũng như nỗi niềm tâm sự của thi nhân trước khoảnh khắc thu sang.

Hướng dẫn viết luận điểm 3: Tổng kết

 Qua bài thơ, ta thấy rõ được sự tài hoa, tinh tế của thi nhân trong cách sử dụng các hình ảnh thơ, biện pháp tu từ, từ láy, liên tưởng, phát hiện đầy độc đáo. Thể thơ 7 chữ, cách gieo vần chân “tang-hàng-vàng, cành - xanh - manh, ngơ - mờ - đò, đi - ly - dì”, nhịp 4/3 góp phần tạo nên sự hài hòa, nhịp nhàng, nhạc điệu cho bài thơ. Với cách chọn chủ thể trữ tình ẩn, thi nhân gián tiếp bày tỏ cảm xúc, nỗi niềm của mình trước khoảnh khắc thu sang. Một mùa thu không quá vui tươi, nhộn nhịp nhưng cũng đủ làm lay động trong tâm hồn người đọc. Thơ ca là nơi giãi bày tâm tư, tình cảm của thi sĩ, qua mỗi bài thơ người đọc như thấu hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân, cũng như bồi đắp cho mình một tình yêu thiên nhiên, biết cách lắng nghe sự chuyển động của đất trời để từ đó sống giao hòa với cảnh vật.

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee