Banner cho bài viết: ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN LỊCH SỬ - LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG (CHƯƠNG XIII)

ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN LỊCH SỬ - LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG (CHƯƠNG XIII)

ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN LỊCH SỬ - LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG (CHƯƠNG XIII)

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

(Trích, Nguyễn Huy Tưởng)

Chương XIII

[…]

Người tướng chưa nói hết câu, thì toàn quân trên ngọn đồi trước mặt đã lao xuống đường ào ào như thác đổ và đánh thẳng vào sau lưng đâm giặc đang vây ngọn đồi của Chiêu Thành Vương, xẻ quân giặc ra làm đôi, như đánh rắn khúc giữa. Giặc rú lên những tiếng kêu man rợ. Chúng vỡ từng mảng như những bức tường đổ xuống.

Vòng vây đang khép chặt quả đồi, phút chốc tan đi như mây khói. Quân sĩ của Chiêu Thành Vương reo hò:

– Quân cứu viện đến rồi!

Và quên cả mệt nhọc, họ từ trên đồi đánh xuống. Người tướng của Chiêu Thành Vương thưa:

– Giặc đã rút rồi!

– Ai đến cứu ta vậy?

Vương định thân nhìn xuống dưới chân đồi, thấy quân giặc chạy nháo nhác như gà, gươm giáo, cung tên quăng bừa bãi. Toàn quân đến cứu viện đã làm chủ trên bãi chiến trường. Sức khoẻ của Chiêu Thành Vương hồi lại. Vương vung gươm đánh xuống, vừa đánh vừa hỏi người tướng:

– Có phải là giấc chiêm bao không?

Vương vừa nói xong, thì bỗng thấy phấp phới một lá cờ đề sáu chữ vàng: PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN. Lá cờ phất cao hùng dũng. Chiêu Thành Vương nhìn lá cờ lạ, giụi mắt rồi lại nhìn xem có phải nhằm không. Vương tự hỏi:

– Người tướng có lá cờ sáu chữ là đây chăng?

Quả nhiên, dưới lá cờ, có một người tướng trẻ, mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng. Người tướng trẻ cất tiếng lành lảnh chỉ huy quân sĩ giết giặc. Vương giật mình, nghe tiếng nói sao quen quen. Vương lại nhìn người tướng trẻ đang phi ngựa, trước mặt tung bay lá cờ sáu chữ. Vương thét lên một tiếng kêu kinh ngạc:

– Sao giống cháu ta như đúc?

Người tướng tâm phúc của Vương cũng nói:

– Ai như Hoài Văn Hầu…

– Chả có lẽ nào!

Chiêu Thành Vương nheo mắt nhìn người tướng trẻ và reo lên:

– Đúng cháu ta rồi!

Chiêu Thành Vương chạy đuổi theo lá cờ thêu sáu chữ. Đang chạy thì có một bàn tay giữ lại:

– Đại vương nó đây này. Đây này!

Đây là Nguyễn Lĩnh, người tráng sĩ Mán mà Vương đã gặp trưa hôm qua. Cùng một lúc, có tiếng chào cung kính:

– Kính lạy đại vương, Đại vương đến lúc nào, chúng con không được biết…

Vương nhìn ra thì là người tướng già. Vương mừng quýnh:

– Ông cũng ở đây ư? Đích thị cháu ta rồi.

Lá cờ sáu chữ bay lại. Con ngựa trắng của người tướng trẻ phi trên xác giặc ngổn ngang. Chỉ trong nháy mắt, người tường trẻ đã tới chân đồi, dừng ngựa trước mặt Chiêu Thành Vương. Hai hàng nước mắt chảy ròng ròng trên gò má sây sát của người chú ruột. Hoài Văn kêu lên, tiếng kêu vui sướng:

– Lạy chú ạ! Chú lên đây từ bao giờ?

Chàng nhảy phắt xuống ngựa, quỳ trước Chiêu Thành Vương:

– Châu không biết chú lên, chậm tới vấn an, xin chú tha tội cho cháu.

Đúng là cháu ta rồi. Vẫn là đứa cháu mặt còn bụ sữa mà sao bây giờ đường đường khí thế hiên ngang. Vẫn là giọng nói của đứa con trai mới vỡ tiếng mà sao rắn rỏi không ngờ. Vương mỉm cười mà nước mắt cứ trào ra. Vương nâng cháu dậy và nói:

– Hậu sinh khả úy. Cháu ta trẻ tuổi mà anh hùng.

Hoài Văn chỉ Thế Lộc cũng vừa chạy tới:

– Đây là người anh kết nghĩa của cháu. Cháu được có ngày nay là nhờ người anh hùng sơn cước này.

Vương hết nhìn Hoài Văn, lại nhìn những người Mán, rồi lại nhìn những gã hào kiệt Vũ Ninh tới chào. Dưới chân Vương, xác giặc nằm chất đống, máu chảy như suối từ trên đồi xuống đường. Vương ngước nhìn lên là cờ sáu chữ, lẩm nhẩm luôn miệng:

– Phá cường địch, báo hoàng ân…

Vương kéo lá cờ xuống để nhìn cho rõ. Vương lẳng lặng gật đầu. Một gã hào kiệt dắt một con ngựa cướp được của giặc, tới trước mặt Chiêu Thành Vương.

Hoài Vân mời chú lên ngựa trở về Ma Lục. Vương nói:

– Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000)

 

Câu 1: Tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật)

Câu 4: Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.

Câu 5: Lý giải ý nghĩa của lá cờ thêu sáu chữ "PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN"

 

Nhận xét từ người dùng

SALE - 70% Shopee