ĐỀ THI NGỮ VĂN CUỐI HỌC KÌ 1 KHỐI 11 - ĐỌC HIỂU VBTT - TRÀNG AN, NƠI HỘI TỤ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC BIỆT

I. ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) 

TRÀNG AN, NƠI HỘI TỤ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC BIỆT 

       Trong các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận thì Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất hội tụ cả yếu tố văn hóa và thiên nhiên. Trải rộng trên 12.000ha, đây là nơi văn hóa giao thoa với sự kỳ diệu, bí ẩn và hùng vĩ của tự nhiên.

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014.

       Được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi khổng lồ, Tràng An chứa đựng những chứng tích văn hóa tiền sử phong phú còn bảo tồn gần như nguyên trạng. Đây là kho tư liệu vô giá cho thấy sự tương tác, thích ứng của con người với những biến đổi về môi trường kéo dài hàng nghìn năm. Đến nay, đã có khoảng 30 địa điểm thuộc nền văn hóa Tràng An được phát hiện.

      Trong Quần thể danh thắng Tràng An còn có hàng trăm ngôi đền chùa, miếu, phủ, các công trình kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng hiện hữu ở các hang động, mái đá hay bên sườn núi, đồng điệu với phong cảnh thiên nhiên và kiến trúc mang tính kỹ thuật cao. Nơi đây có hai di tích được công nhận và xếp hạng di tích, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, 21 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh… hiện hữu quanh những thung lũng đá vôi và dòng sông thơ mộng

       Những giá trị văn hóa độc đáo, nổi bật toàn cầu của Tràng An luôn được tỉnh Ninh Bình gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu là các lễ hội độc đáo thể hiện được phong tục, tập quán, đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa. Đây cũng là điểm khác biệt của Tràng An, thu hút du khách trong nước và quốc tế.

      Xã hội càng hiện đại, con người càng có xu hướng tìm về với nguồn cội, khám phá những gì thuộc về truyền thống. Do đó, phát huy giá trị văn hóa của di sản Tràng An đã tạo nên thương hiệu cho du lịch Ninh Bình, khai thác hiệu quả ngành công nghiệp không khói giàu tiềm năng.

                (https://ninhbinh.gov.vn/van-hoa-xa-hoi/trang-an-noi-hoi-tu-nhung-gia-tri-van-hoa-dac-biet-321946)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Theo văn bản, quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất hội tụ hai yếu tố nào? 

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,5 điểm): Nội dung chính của văn bản là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Lí giải?

Câu 4 (1,5 điểm): Xác định cách trình bày dữ liệu, thông tin trong đoạn trích Xã hội càng hiện đại, con người càng có xu hướng tìm về với nguồn cội, khám phá những gì thuộc về truyền thống. Do đó, phát huy giá trị văn hóa của di sản Tràng An đã tạo nên thương hiệu cho du lịch Ninh Bình, khai thác hiệu quả ngành công nghiệp không khói giàu tiềm năng.. Chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy.

Câu 5 (1,5 điểm): Em có đồng tình với quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản không? Vì sao? 

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN: 

Câu 1 (0,5 điểm): Theo văn bản, quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất hội tụ hai yếu tố nào? 

- Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất hội tụ cả yếu tố văn hóa và thiên nhiên.

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

- Văn bản thông tin

- Phương thức thuyết minh 

Câu 3 (1,5 điểm): Nội dung chính của văn bản là gì? Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ như thế nào cho việc biểu đạt nội dung chính? Lí giải?

- Nội dung chính của văn bản:  Tràng An là nơi giao thoa, hội tụ nhiều giá trị văn hóa của người Việt. 

- Các yếu tố hình thức góp phần hỗ trợ biểu đạt nội dung chính của văn bản. 

- Lí giải: 

+ Nhan đề: "Tràng An, nơi hội tụ những giá trị văn hóa đặc biệt": giúp làm nổi bật nội dung chính, giúp người đọc có cơ sở định hướng, tiếp nhận nội dung của văn bản. 

 + Sapo "Trong các di sản của Việt Nam được UNESCO .... hùng vĩ của tự nhiên.": Khái quát nội dung chính của văn bản, định hướng cho người đọc, tạo sự tò mò, hấp dẫn. 

+ Phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh, chú thích hình ảnh "Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014.": Giúp minh họa trực quan, rõ ràng, hình dung rõ thông tin chính của văn bản. 

Câu 4 (1,5 điểm): Xác định cách trình bày dữ liệu, thông tin trong đoạn trích Xã hội càng hiện đại, con người càng có xu hướng tìm về với nguồn cội, khám phá những gì thuộc về truyền thống. Do đó, phát huy giá trị văn hóa của di sản Tràng An đã tạo nên thương hiệu cho du lịch Ninh Bình, khai thác hiệu quả ngành công nghiệp không khói giàu tiềm năng.. Chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy.

- Trình bày thông tin, dữ liệu theo cấu trúc nguyên nhân - kết quả. Căn cứ vào từ "Do đó"

-  Góp phần làm rõ nội dung của văn bản và quan điểm của người viết 

Câu 5 (1,5 điểm): Em có đồng tình với quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản không? Vì sao? 

- Em đồng tình với quan điểm của người viết "phát huy giá trị văn hóa của di sản Tràng An đã tạo nên thương hiệu cho du lịch Ninh Bình, khai thác hiệu quả ngành công nghiệp khôi khói giàu tiềm năng": Vì Tràng An là nơi giao thoa giữa 2 giá trị văn hóa và tự nhiên, hội tụ nhiều giá trị văn hóa của người Việt. Cho nên việc phát huy di sản này là cách để bảo tồn gìn giữ nét đẹp này cho dân tộc và thế giới, là cách để con người hiện đại tìm về nguồn cội, truyền thống của dân tộc. Tạo giá trị kinh tế cho Ninh Bình cũng như cho cả nước. 

II. VIẾT (4 điểm)

PHẠM CÔNG – CÚC HOA

Đọc đoạn trích sau:

(185) Bốn ngày rong ruổi dặm trường

Giữa trưa nắng gắt định dừng gốc đa

Mẹ con gặp một cụ già

Phơ phơ đầu bạc nước da đồi mồi

Phạm Công trông thấy ngùi ngùi:

(190) “Xin ông thư thả ta ngồi nghỉ ngơi”

Nghe thôi ông cụ mừng vui:

“Ba ngày chịu đói không người đoái thương

May thay có bậu qua đường

Hãy xin bớt miệng sẻ nhường cho ta

 

(195) Phạm Công nghe nói xót xa

Sẵn lưng cơm nắm mở ra tức thì

Miệng cười: “Ông hãy ăn đi

Giữa trưa ông có việc gì ra đây”

Cụ già thong thả giãi bày:

(200) “Hiếm hoi sinh được mụn trai đầu lòng

Thỏa niềm rày ước mai mong

Tìm thầy cho học, theo vòng nghĩa nhân

Theo thầy vừa được ba xuân

Về nhà cưới vợ thành thân vuông tròn

 

(205) Gia tài phá sạch chẳng còn

Hôm mai khốn đốn vì con vung tiền

Những tin con thảo dâu hiền

Ai ngờ hết của chúng liền đuổi đi

Dầu con sỉ nhục ê chề

 

(210) Cực lòng lão phải tính bề tha phương”

Phạm Công nước mắt rưng rưng:

“Công cha nghĩa mẹ như rừng như non

Thấy người con tưởng thân con

Chuyện người thảm thiết héo hon lòng này

 

(215) Thôi còn ba nắm cơm đây

Xin ông cầm lấy đường dài dùng qua

Ví dù con có lỡ ra

Con xin nơi khác mẹ già cũng no

Cụ già nghe nói nhỏ to:

 

(220) “Ơn chàng tốt bụng mà cho như vậy

Lòng chàng nhân hậu khôn tày

Cho nên lão lấy cơm này một viên”

Dứt lời cơm vẫn còn nguyên

Lão ông thôi đã biến liền vời xa

 

(225) Chẳng ngờ là Phật Di Đà

Thoắt về tâu với vua cha Ngọc hoàng

Cùng quan văn võ hai hàng:

“Chẳng ai ân nghĩa bằng chàng Phạm Công”

Tiếng đồn đã đến cửu trùng

Tóm tắt tác phẩm: Phạm Công là chàng trai con nhà nghèo, phải đi làm công để nuôi bố mẹ. Cha chết, Phạm Công phải đi ăn mày để tiếp tục phụng dưỡng mẹ đến khi mẹ chết. Là người hiếu học, Phạm Công xin thụ giáo Quỷ cốc tiên sinh. Ở đây, Phạm Công được Cúc Hoa là bạn đồng môn, cũng là con gái của tri phủ, yêu thương. Hai người cưới nhau, khi Cúc Hoa có thai thì Phạm Công lên kinh thành ứng thí. Phạm Công đã gặp nhiều gian truân khổ ải, bị quốc vương các nước khác ép gả công chúa nhưng Phạm Công đều từ chối. Nhưng nhờ công chúa nước Triệu nhân hậu, Phạm Công được trở về quê hương làm nguyên soái, đoàn tụ cùng Cúc Hoa, họ có hai con là Nghi Xuân (con gái) và Tấn Lực (con trai). Cúc Hoa lại không may qua đời ở tuổi 30. Phạm Công tái giá với Tào Thị và phải lên Cao Bằng làm trấn thủ. Tào Thị ở nhà ngoại tình, hành hạ, ngược đãi Nghi Xuân và Tấn Lực. Cao điểm, thị cùng người tình bàn mưu giết hại hai con chồng, khiến hai đứa phải trốn khỏi nhà đi ăn xin.

Trong một đêm, Cúc Hoa từ cõi âm ti hiện về gặp hai con và gửi thư tin cho Phạm Công biết. Sau ba năm trấn thủ, Phạm Công trở về đuổi Tào Thị đi. Tào Thị sau đó bị sét đánh chết. Được công chúa Xuân Dung nước Trịnh, Tề Thiên Đại Thánh và Diêm Vương giúp đỡ, Phạm Công xuống được âm ti và tìm được vợ. Cúc Hoa được tái sinh, trở lại dương thế, “vu quy” với Phạm Công. Phạm Công cũng được vua Trịnh gả công chúa Xuân Dung và nhường ngôi vua cho..

Đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm)

 

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee