Banner cho bài viết: BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH HAI TÁC PHẨM THƠ: TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH HAI TÁC PHẨM THƠ: TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH VÀ VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Nắng mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

         (Trích Tương tư, Tuyển tập Nguyễn BínhNXB Văn học, Hà Nội, 1986)

- Mình về thành thị xa xôi

Nhà cao, còn thấy núi đồi nữa chăng?

Phố đông, còn nhớ bản làng

Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?

                                                              (Trích Việt Bắc - Thơ Tố Hữu – NXB Giáo dục 2003)

*Chú thích:

- Tác giả Tố Hữu: Tố Hữu là một nhà thơ lớn của dân tộc, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thi ca của ông hòa quyện vào nhau trong từng bước đi của lịch sử và thời đại.

- Bài thơ Việc Bắc: Việt Bắc được sáng tác trong buổi chia tay giữa người chiến sĩ Cách mạng và đồng bào Việt Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp; là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…

- Tác giả Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của tình quê” với giọng điệu thơ rất riêng, mang sắc thái quê mùa, dân dã khó trộn lẫn.

- Bài thơ Tương tư: Bài Tương tư rút ra trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.

* Giới thiệu hai áng thơ được xác định là đối tượng của sự so sánh, đánh giá; nêu mục đích và cơ sở của việc so sánh, đánh giá.

* Triển khai làm rõ vấn đề:

- Thông tin chung về từng đoạn thơ: hoàn cảnh ra đời, đề tài, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học,...

- So sánh hai đoạn thơ.

 + Tương đồng:

++ Về nội dung: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.

++ Về nghệ thuật: Cả hai đều sử dụng thể thơ lục bát tâm tình, hình ảnh bình dị gần gũi

 + Khác biệt:

++ Về nội dung:

+ + + Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, gắn với làng quê Bắc Bộ…

+ + + Đoạn thơ trong Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cảm cách mạng, gắn với không gian núi rừng Việt Bắc…

+ Về nghệ thuật:

+++ Bài tương tư đặc trưng cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính, mang đậm màu sắc Thơ mới

+++ Bài Việt Bắc mang đậm phong cách thơ của Tố Hữu với chất dân tộc đậm đà, mang đặc trưng của khuy hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học 1945-1975

- Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt:

- Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:

- Đánh giá:

+ Mỗi áng thơ mang vẻ đẹp vừa chung vừa riêng, đó chính là minh chứng cho những tài năng độc đáo của mỗi tác giả.

+ Mỗi áng thơ in dấu ấn một thời đại, một phong cách, một tâm hồn, cùng góp phần làm giàu thêm nền văn học dân tộc nói chung; đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt của thì ca về đề tài nỗi nhớ nói riêng.

* Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai áng thơ.

 

Nhận xét từ người dùng

SALE - 70% Shopee
-->