Banner cho bài viết:SOẠN VĂN BÀI 4: CHỢ NỔI – NÉT VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY  - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

SOẠN VĂN BÀI 4: CHỢ NỔI – NÉT VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY  - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

SOẠN VĂN BÀI 4: CHỢ NỔI – NÉT VĂN HOÁ SÔNG NƯỚC MIỀN TÂY  - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Điền vào bảng tổng hợp dưới đây những đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện qua văn bản trên (làm vào vở):

Yếu tố so sánh

Có/ không

 

Một vài bằng chứng

 

Tác dụng

 

 

 

Nhan đề

 

 

Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây.

Sử dụng dấu gạch ngang, bổ sung thông tin về giá trị văn hoá của hình thức “chợ nổi”à phù hợp với

nội dung thuyết minh.

 

 

 

Đề mục

 

 

3 đề mục:

1. Những khu chợ sầm uất trên sông

2. Những cách rao mời độc đáo

3. Dư âm chợ nổi

Thông tin ở 3 đề mục bổ sung cho nhau, góp phần làm rõ nét độc đáo, thú vị của chợ nổi

miền Tây.

 

Trích

dẫn

Không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yếu tố miêu tả, biểu cảm

 

Lồng ghép trong nhiều đoạn:

– Yếu tố miêu tả:

Những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.

Buổi sáng, đến chợ nổi thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng- ten” kì lạ di động giữa sông: “cây bẹo” này treo vài ba trái khóm; “cây bẹo” kia treo lủng lẳng những củ sắn, củ khoai; những cây bẹo khác lại treo dính chùm các loại trái cây vườn: chôm chôm, nhãn, bòn bon, vú sữa,...

– Yếu tố biểu cảm:

Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng (còn gọi là “bẹo hàng”) dân dã, giản tiện mà thú vị.

Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!

Tăng tính hấp dẫn, sinh động, thể hiện cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi.

 

Địa danh

 

Liệt kê rất nhiều các chợ nổi ở các tỉnh miền Tây.

Tăng độ tin cậy, tính cụ thể, xác thực.

 

 

 

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

 

 

 

 

 

2 hình ảnh:

Hình 1. Hoa trái chợ nổi Phong Điền

Hình 2. Các mặt hàng trên “cây bẹo”, khách mua nhận thấy từ xa

– Hình ảnh được chú thích đầy đủ: ý nghĩa của hình, nguồn.

– Người đọc hình dung rõ hơn thông tin đề cập trong VB: mặt hàng phong phú về trái cây, rau củ; lối rao hàng bằng “cây bẹo”.

 

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Nêu một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi.

Trả lời:

- Một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi: lối rao hàng bằng những “cây bẹo” độc đáo, vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten” kì lạ di động giữa sông, “cây bẹo” treo tấm lá lợp nhà, cách “bẹo” hàng bằng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn, “bẹo hàng” bằng lời rao,…

 

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Nhận xét về tác dụng minh họa của các tấm ảnh (Hình 1, Hình 2) trong văn bản.

Trả lời:

- Tác dụng minh hoạ của các tấm ảnh (hình 1 và 2) trong VB: tăng tính trực quan, sinh động, hỗ trợ làm rõ thêm cho nội dung thông tin được trình bày trong VB.

Câu 4 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Sau khi đọc văn bản trên, bạn suy nghĩ như thế nào về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây?

Trả lời:

- Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người miền Tây là:

+ Chợ nổi là một nét văn hóa không thể thiếu với cuộc sống của người dân vùng sông nước.

+ Chợ nổi giúp cho việc giao thương buôn bán của những người dân nơi đây thuận lợi và sầm uất hơn.

+ Chợ nổi còn giúp thu hút khách du lịch đến với nơi đây.

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
Giảm giá - 50% Tết 2025