BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG
LỖI CÂU MƠ HỒ
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích đặc điểm ngôn ngữ trong các trường hợp sau:
a. Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này – Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
b. Phong cách là một tập hợp những nét độc đáo tương đối ổn định có giá trị thẩm mĩ trong sáng tác của một tác giả (phong cách tác giả), một trường phái văn học (phong cách trường phái), một thời đại (phong cách thời đại), hay một nền văn học (phong cách dân tộc). Đặc trưng phong cách được tạo thành từ quan niệm (cái nhìn) riêng về thế giới, con người, thể hiện quan hệ thống đề tài; tư tưởng, cảm hứng; hình tượng nhân vật và các thủ pháp nghệ thuật được ưa chuộng.
c. Tuy nhiên, ngay trong sự tương đồng ấy, ta vẫn thấy giữa hai bài thơ trên có những điểm khác biệt rất rõ: “Giang tuyết” là một bài thơ mang phong vị cổ điển với đầy đủ ý nghĩa của phong cách thơ cổ điển Trung Hoa, còn “Mộ” là bài thơ kết hợp giữa phong vị cổ điển với tính hiện đại.
(Theo Hoàng Trung Thông, Phong vị cổ điển trong bài thơ “Giang tuyết”
(Liễu Tống Nguyên) và tính hiện đại trong bài thơ “Mộ” (Hồ Chí Minh))
d. Kính chào quý vị. Mời quý vị theo dõi bản tin cuối ngày của Đài Truyền hình Ciệt Nam.
(Bản tin thời sự 23h VTV1 ngày 21/10/2023)
Gợi ý:
a. Ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
Phân tích lỗi: Trong câu này, hiện tượng đồng âm (ba1 – “cha” và ba2 – “số ba (3)”) khiến câu mơ hồ về nghĩa. à Loại câu mơ hồ từ vựng.
Cách sửa: Thêm từ ngữ để câu rõ nghĩa: Ba của cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua./ Cả ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
b. Chị ấy đã gặp con.
Phân tích lỗi: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ con (cách hiểu 1: người thuộc thế hệ sau trong quan hệ với người trực tiếp sinh ra (“chị ấy”), trường hợp này được hiểu là “con của chị ấy”; cách hiểu 2: từ “con” dùng để xưng hô khi giao tiếp với người trực tiếp sinh ra mình là “cha/ mẹ”, trường hợp này được hiểu là “con” đang thông báo với “cha/ mẹ” về việc chị ấy đã gặp mình) khiến câu mơ hồ về nghĩa à Loại câu mơ hồ từ vựng.
Cách sửa: Thêm/ thay thế từ ngữ để câu rõ nghĩa: Chị ấy đã gặp con của mình./ Mẹ ơi, chị ấy đã gặp con.
c. Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
Phân tích lỗi: Trong câu trên, hát có thể là thành phần phụ bổ nghĩa cho từ nhà, làm thành từ nhà hát (công trình kiến trúc chuyên dùng làm nơi trình diễn các tiết mục nghệ thuật sân khấu cho công chúng xem); cũng có thể được hiểu là thành phần chính của cụm động từ “hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm”. Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu. à Loại câu mơ hồ cấu trúc.
Cách sửa: Thêm từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn: Cả nhà hát đang say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm./ Cả nhà đang hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
d. Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua hôm qua.
Phân tích lỗi: Trong câu trên, mới có thể được hiểu tính từ, bổ nghĩa cho danh từ xe đạp; cũng có thể hiểu là phụ từ, bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ mua. Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu. à Loại câu mơ hồ cấu trúc.
Cách sửa: Thêm từ ngữ, điều chỉnh trật tự từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn: Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mà nó mua hôm qua/ Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mà nó mới mua hôm qua/ Hôm qua, nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua,…
đ. Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.
Phân tích lỗi: Trong câu trên, không rõ là “tôi nhìn thấy anh ấy trên đường tôi đến thư viện” hay là “tôi nhìn thấy anh ấy trên đường anh ấy đến thư viện”. Đây là lỗi câu mơ hồ logic.
Cách sửa: Thêm từ ngữ để câu rõ nghĩa: Tôi nhìn thấy anh ấy trên đường tôi đến thư viện./ Tôi nhìn thấy anh ấy trên đường anh ấy đến thư viện.
e. Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy.
Phân tích lỗi: Trong câu trên, có thể hiểu món quà ấy là của cô ấy, cô ấy là người nhận quà, nhưng cũng có thể hiểu món quà ấy là của cô ấy tặng cho “tôi”. Đây là lỗi câu mơ hồ logic.
Cách sửa: Thay đổi một số từ ngữ để câu rõ nghĩa: Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà cô ấy tặng tôi./ Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà cô ấy được tặng.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét về ngôn ngữ của hai nhân vật Tuấn và Quỳnh trong đoạn trích sau:
Tuấn và Quỳnh đợi cụ Phan vào trước và theo sau cụ. Sau khi ngồi, cụ hỏi:
- Hai cậu học ở Trường Quốc học?
Tuấn đáp:
- Dạ thưa cụ, con ở xâ mới tới Huế lần đầu tiên, đến hầu thăm cụ. Thấy cụ được khỏe mạnh con rất mừng.
Cụ hỏi Quỳnh:
- Còn cậu nì?
- Thưa cụ, con học trường Pe-lơ-ranh.
(Nguyễn Vỹ, Tuấn – chàng trai nước Việt)
Gợi ý:
Điểm chung về lỗi câu mơ hồ: Cả hai trường hợp a và b đều là những câu mơ hồ từ vựng. Nguyên nhân gây nên sự mơ hồ về nghĩa cho cả hai câu là do hiện tượng đồng âm của một số từ ngữ trong câu. Chẳng hạn như:
a. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời. à độc trong kết hợp độc nhất có thể được hiểu theo hai nghĩa: 1) có tác dụng làm hại sức khoẻ hoặc làm cho chết, 2) chỉ có một mà thôi.
b. Cây khế đầu hè đã chết rồi. à hè trong kết hợp đầu hè có thể được hiểu theo hai nghĩa: 1) mùa hạ, 2) dải nền ở trước hoặc quanh nhà.
Cách sửa: Thêm hoặc thay từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn:
a. Đây là phương thuốc duy nhất trên đời./ Đây là phương thuốc độc hại nhất trên đời.
b. Cây khế đầu mùa hè đã chết rồi./ Cây khế đầu hè nhà mình đã chết rồi.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong các trường hợp sau, ngôn ngữ người nói/ người viết sử dụng có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
a. Chào thầy cô và các bạn. Mình rất vui khi được đại diện cho các bạn học sinh khối 12 phát biểu ý kiến trong buổi lễ tổng kết ngày hôm nay.
(Hoàn cảnh giao tiếp: Học sinh phát biểu trong Lễ Tổng kết năm học)
b. Mình thấy Thúy Kiều là một người con gái đa tài và đẹp ơi là đẹp nhưng lại bị xã hội phong kiến vùi dập, đọa đày.
(Hoàn cảnh giao tiếp: Bài làm của học sinh trong một kì thi, kiểu văn bản nghị luận văn học)
Gợi ý:
a. Ngôn ngữ người nói không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, đây là bài phát biểu trong Lễ Tổng kết năm học nên cần phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng, tuy nhiên, bạn học sinh lại xưng là mình.
b. Ngôn ngữ người nói không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, đây là bài văn nghị luận văn học cần phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng, tuy nhiên bạn học sinh lại viết mình thấy, đẹp ơi là đẹp.
Câu 4:
Gợi ý:
a. Dòng thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều có thể được hiểu là:
– Cách 1: “Không có cả tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Từ đâu trong trường hợp này được hiểu là từ phủ định (từ biểu thị ý phủ định về điều mà người nói muốn khẳng định dứt khoát là không hề có, không hề xảy ra). Ngay cả chút âm thanh ít ỏi của tiếng chợ chiều đã vãn ở làng xa cũng không tồn tại trong không gian ấy. Cách hiểu này càng tô đậm sự vắng vẻ, tĩnh lặng đến buồn bã của không gian.
– Cách 2: “Ở đâu đó có tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Từ đâu trong trường hợp này là đại từ phiếm định. Không gian xung quanh vắng vẻ đến mức âm thanh ít ỏi của tiếng chợ chiều đã vãn ở làng xa cũng có thể nghe được. Vì thế có thể hiểu đây là thủ pháp quen thuộc của thơ ca truyền thống: lấy cái động để tả cái tĩnh. Từ phiếm định đâu giúp người đọc hình dung được nỗi khao khát được giao hoà của chủ thể trữ tình qua cái quay quắt tìm kiếm khắp không gian chút dấu hiệu cuộc sống sinh hoạt của con người dù bốn bề vắng vẻ, tĩnh lặng đến khôn cùng.
b. Đây không phải là lỗi câu mơ hồ mà là biểu hiện của tính đa nghĩa trong ngôn ngữ văn học. Đoạn trích trong bài tập là một khổ thơ của VB Tràng giang (Huy Cận). Vì vậy, việc dòng thơ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều có thể được hiểu theo nhiều cách là biểu hiện của tính đa nghĩa. Chính đặc điểm ấy giúp người đọc phát huy sự liên tưởng, tưởng tượng nhiều hơn trong khi đọc, đồng thời tạo nên một vẻ đẹp riêng của VB văn học.