BÀI 2: ĐĂM SĂN CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
Gợi ý:
+ Biết tin Hơ Nhị bị tù trưởng Mtao Mxây bắt cóc, Đăm săn cùng với tôi tớ đến tận nhà Mtao Mxây tuyên chiến.
+ Đăm Săn múa khiên, dũng mãnh giao chiến với Mtao Mxây. Chàng tỏ ra là một tù trưởng có tài múa khiên, sức mạnh phi thường.
+ Nhờ ông Trời trợ giúp, Đăm Săn hạ gục Mtao Mxây và giết chết hắn.
+ Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo Đăm Săn rất đông.
+ Đăm Săn mở tiệc ăn mừng chiến thắng rất lớn. Uy danh chàng càng thêm lẫy lừng.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?
Gợi ý:
- Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải là không thể triệt hạ Mtao Mxây. Chàng dùng cây giáo thiêng đâm vào người địch thủ nhưng “không thủng”; người chàng lại thấm mệt, phải vừa chạy vừa ngủ,…
- Ông Trời bày mẹo cho Đăm Săn: dùng một cái chày cùn ném vào vành tai Mtao Mxây. Vì sao mẹo này lại hiệu nghiệm? Theo quan niệm của người Ê-đê: Đôi tai là chỗ hiểm, là cơ quan cảm giác cực kì quan trọng, thiêng liêng; ném chày cùn vào vành tai là triệt hạ sự sống của đối phương,...
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đăm Săn mà Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.
Gợi ý:
+ Trong sử thi Đăm Săn, có hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây, nhưng nhân vật được xem là anh hùng để tôn vinh trong sử thi Tây Nguyên thường là “duy nhất”, tức là chỉ có một. Do đó, người kể chuyện trong sử thi Đăm Săn đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật (tương phản, nói quá, trùng điệp,…) để tô đậm những phẩm chất anh hùng của Đăm Săn. Có thể thấy rõ dụng ý này qua sự tương phản giữa hai nhân vật trong khi múa khiên, hoặc các đoạn văn miêu tả ngoại hình, phong thái của họ trong VB.
+ Kết luận: Trong hai tù trưởng, chỉ có Đăm Săn mới được miêu tả, thể hiện như một người anh hùng. Qua đó, VB cũng cho thấy tình cảm, cảm xúc,… và giá trị đạo đức, văn hoá của tác phẩm.
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường được góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.
Gợi ý:
Đối tượng giao tiếp |
Những câu nói của Đăm Săn |
Thái độ, tình cảm của người kể chuyện |
|
– Xuống, diêng … cho mà xem! |
|
(Với) Mtao Mxây trước và trong khi giao chiến |
– Thế ư? Ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi ta xem nào! |
Sự dõng dạc, tự tin thách thức đối thủ của người anh hùng. |
|
|
|
(Với) ông Trời lúc gặp khó khăn |
Ôi chao! Chết mất thôi, ông ơi! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn! |
Sự chân thành, thân mật, gần gũi với thần linh. |
(Với) dân làng và tôi tớ trong tiệc mừng chiến thắng |
Hãy đánh lên các chiêng ... mùa khô năm mới của ta vậy. |
Cảm phục quyền uy của vị tù trưởng. |
Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cho biết:
a. Tác dụng của nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
b. Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
Gợi ý:
Câu a. Lối nói quá (khoa trương) dày đặc trong VB (liệt kê một số dẫn chứng). Ngôn ngữ của sử thi thường sử dụng lối nói quá nhằm tô đậm tính cách người anh hùng tài giỏi, giàu mạnh, vô địch.
Câu b.
+ Một buổi kể sử thi Ê-đê (GV có thể sử dụng hình ảnh hoặc video ngắn để giới thiệu cho HS): Đây là một cuộc giao tiếp giữa người kể sử thi (nghệ nhân, già làng) và người nghe sử thi thông qua câu chuyện, nhân vật sử thi; theo sơ đồ: Người kể/ hát sử thi – Nhân vật anh hùng sử thi – Khán/ thính giả.
+ Cụm từ “bà con xem…” cho thấy kể sử thi là diễn xướng trước người nghe, người xem, một hình thức giao tiếp trực tiếp trong sinh hoạt văn hoá.
+ Cách nói “bà con xem…” lặp lại nhiều lần (lần đầu giới thiệu bộ dạng của Mtao Mxây; ba lần sau ngợi ca Đăm Săn chiến thắng hùng cường) cho thấy nét đặc thù của sáng tác – tiếp nhận sử thi: người kể sử thi luôn luôn có ý thức giao tiếp với người nghe sử thi. Hình ảnh người nghe hiện diện trong lời kể, tạo nên một cộng đồng kể, hát và thưởng thức sử thi, giao tiếp tự sự trong sử thi. Tác dụng của lời kể hướng đến người xem, người nghe là tạo không khí chia sẻ giữa người trình diễn và người thưởng thức sử thi, chia sẻ tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ người anh hùng của cộng đồng.
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
Gợi ý:
- Góp phần tô đậm sự vẻ vang của chiến công, sự giàu có thịnh vượng vang đến thần linh của người anh hùng Đăm Săn (ý quan trọng).
- Cho thấy một cuộc sống đầy đủ, thịnh vượng của cộng đồng Ê-đê trong thời đại sử thi. Đó cũng là mong ước của người trình diễn và thưởng thức sử thi ở các thời đại sau.
- Cho thấy sự kết nối cộng đồng đông đảo, thân thiện giữa chủ và tớ, giữa tù trưởng chủ nhà và các tù trưởng lân bang, giữa con người và loài vật, thiên nhiên nơi rừng xanh núi thẳm.
Câu 7 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Gợi ý:
- Sử thi Đăm Săn thuộc thể loại tự sự kết hợp văn xuôi với văn vần lời trong lời của người kể chuyện cũng như lời của nhân vật. Tự sự (truyện), kể là chính nhưng có sự kết hợp nhiều yếu tố khác tạo hiệu quả nghệ thuật cho VB. Ví dụ:
+ Kể chuyện có kết hợp yếu tố kịch: Xung đột và cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây (qua lời đối đáp và hành động) tạo nên kịch tính cho câu chuyện.
+ Kể chuyện có kết hợp với yếu tố trữ tình, chất thơ đặc sắc của VB: chất thơ trong những lời thoại giàu cảm xúc của nhân vật Đăm Săn; chất thơ trong cảm xúc tôn vinh người anh hùng một cách nồng nhiệt của người kể chuyện; chất thơ trong bức tranh sinh hoạt của con người giữa thiên nhiên; chất thơ từ lời kể, lời tả, cách sử dụng các biện pháp tu từ;…