Banner cho bài viết:NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TẠO NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT KẺ TRỘM SÁCH
ĐẠI HỌC

NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TẠO NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT KẺ TRỘM SÁCH

NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT KIẾN TẠO NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT KẺ TRỘM SÁCH

1.Nhân vật

1.1. Lý thuyết về nhân vật.

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “nói” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi mang chở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Bởi thế, phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó.

Nhà văn M.Gorki có lần từng khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy bỏ nghề viết đi. Đấy không phải là việc của anh. Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu”.

Nhân vật trong tiểu thuyết nói chung đều có một vị trí, vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong tác phẩm. Hạt nhân của sự sáng tạo, trọng điểm để nhà văn lí giải các vấn đề của cuộc sống đều nằm trong nhân vật. Nhân vật có thể thể hiện bằng nội tâm, cũng có khi chỉ được thể hiện bằng hành động… Đã là văn học thì không thể thiếu nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết có sự phát triển đa dạng và phong phú, có tính cách thống nhất, lối tư duy sắc bén và được bộc lộ qua hoàn cảnh cụ thể. Nó là kết quả của một quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Nó là sản phẩm từ sự tổng hợp, nhào nặn từ hiện thực cuộc sống. Cũng do thế, nhân vật mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó.

1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết “ Kẻ trộm sách”

Nhân vật trong “ Kẻ trộm sách” rất phong phú đa dạng, nó không chỉ một vài nhân vật như các tiểu thuyết khác, mà đây là một nơi tập hợp vô số người, từ người sống đến thần chết, từ nhân vật trẻ thơ đến nhân vật già, từ tầng lớp thấp kém đến có địa vị trong xã hội. Nó như là một bức tranh thu nhỏ của nước Đức.

Nhân vật của Markus Zusak không hấp dẫn người đọc bởi những ý niệm lạ lẫm hay tính đột phá trong nghệ thuật biểu hiện mà có sức lôi cuốn riêng từ chính những nét vẻ đời thường, nhân vật vừa thật như từ cuộc sống bước vào, vừa đậm đà cái bản sắc mà ta biết chỉ có văn chương mới dệt nên.

1.2.1 .Nhân vật kẻ trộm sách trên con đường kiếm tìm tri thức.

Lần ăn cắp thứ nhất

Liesel xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm là một cô bé chín tuổi sắp sửa lên mười, phải chứng kiến cảnh em trai của mình chết trên chuyến tàu đi đến phố Thiên Đàng nhận bố mẹ nuôi mới. Trong lúc mọi người chôn cất em trai nó xong thì nó chợt thấy một cuốn sách “ Hướng dẫn đào phu huyệt” của một anh thanh niên đang học nghề đào phu huyệt đem đi theo.

“Đâu đó trong đám tuyết phủ dày đặc ấy, nó có thể nhìn thấy trái tim tan vỡ của mình, trái tim ấy đã vỡ thành hai mảnh. Mỗi mảnh đều đang bừng sáng và đập thình thịch dưới đám tuyết trắng xóa. Nó chỉ nhận thức được việc mẹ nó quay lại đón khi thấy có một bàn tay gầy guộc chộp lấy vai mình. Nó bị lôi đi, một tiếng thét tức tưởi thoát ra cổ họng nó.

Khi trò lôi kéo đã chấm dứt người mẹ và đứa con gái của bà đứng đó và thở hồng hộc. Có cái gì đó hình chữ nhật màu đen đang ngập trong tuyết. Chỉ có đứa bé gái nhìn thấy. Con bé quý xuống và nhặt nó lên, rồi giữ chặt nó trong những ngón tay của mình. Một quyển sách có in chữ màu bạc.”[31]

        Mặc dù biết họ tìm kiếm cuốn sách nhưng con bé lại lấy cất trong vali, và đó cũng là lần ăn cắp đầu tiên của con bé. Nó đánh dấu cho sự nghiệp trộm sách sau này. “ Kẻ trộm sách đã thực hiện phi vụ đầu tiên của mình – và đó là khởi đầu của một sự nghiệp lẫy lừng.”[36].

      Lần ăn cắp thứ hai

Markus Zusak, cha đẻ của quyển tiểu thuyết ăn khách The Book Thief chia sẻ nguồn cảm hứng đã giúp anh viết nên quyển sách này: “ Toàn bộ ý tưởng của The Book Thief được bắt đầu từ một câu chuyện mà ba mẹ đã kể cho tôi nghe khi lớn lên ở Đức trong thời chiến tranh…”. Trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt năm 1933, nước Đức đã mở ra một chiến dịch đốt sách rầm rộ và có quy mô bậc nhất trong lịch sử, nhằm xóa đi tất cả những tư tưởng tân tiến của nhân loại, và hướng người dân Đức đi theo con đường do chính quyền đặt ra. Đó là một trong những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử của nhân dân Đức. Và đó cũng là khoảng thời gian mà tác giả để cho con bé tiến hành hành vi trộm cắp của mình. Nếu lần trước cuốn sách nằm trong tuyết và lần ăn cắp đó hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên, nó chỉ tình cờ nhặt được cuốn sách, nhưng vì tò mò về những thứ bên trong cuốn sách mà nó đã cất vào trong vali và nói cháu không nhìn thấy cuốn sách đó, thì cuốn sách lần này lại nằm trong lửa, nó hoàn toàn chủ động và có sự nguy hiểm hơn rất nhiều, có rất nhiều người quan sát đống sách đang cháy đó, “Dưới ánh lửa, gương mặt Liesel bừng lên sự ngây thơ thánh thiện khi trước mắt cô bé là cả một thế giới rộng lớn của ngôn từ đang bị thiêu đốt. 

“Nhiệt độ vẫn còn nóng để làm con bé ấm lên khi nó đứng dưới chân đông tro. Khi nó thò tay vào, tay nó bị lửa táp, nhưng trong lần thứ hai, nó đã chắc rằng mình phải ra tay đủ nhanh. Nó vơ lấy quyển sách gần nhất. Quyển sách ấy có màu xanh, phần rìa đã bị cháy xém, nhưng phần còn lại thì không sao cả.[129]

Nếu lần trước cuốn sách được cất trong vali, thì lần này lại được cất sau lưng của kẻ trộm sách, sức nóng của quyển sách đang đốt cháy lưng con bé, kết hợp với cảm giác tội lỗi, cảm giác mình đang bị phát hiện, bị theo dõi, các cảm giác ấy bao trùm lên con bé kiến nó không thể chịu nổi. “Khói bốc lên từ bìa sách trong lúc con bé tung tẩy nó cho khỏi nóng và chạy biến đi. Đầu nó cúi gằm, và vẻ bệnh hoạn của lòng can đảm, ngày càng tỏ ra rùng rợn sau mỗi bước chân…. Khi nó quay lại chỗ bố  wolfang  Edel quyển sách bắt đầu làm bỏng nó. Cứ như quyển sách đang bốc cháy vậy”. [130]

     Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả để cho hành trình trộm sách của kẻ trộm sách ngày càng khó hơn, phức tạp hơn. Lần này con bé đến thư phòng của nhà thị trưởng để trộm sách. Con bé trèo qua cánh cửa sổ để vào bên trong, nó đã vào rất nhiều lần, không để nghi ngờ thì khi đọc xong kẻ trộm sách lại đem trả lại chỗ cũ. Và cho đến khi lá thư cuối cùng Liesel đã viết cho vợ ông thị trưởng thì đó cũng là lúc kết thúc hành trình trộm sách.

Gửi bà Herman

Như bà có thể thấy, cháu đã ở lại trong thư phòng bà và đã phá hỏng một trong những cuốn sách của bà. Cháu đã giận giữ cũng như sợ hãi và cháu muốn giết những từ ngữ. Cháu đã ăn cắp đồ của bà và bây giờ cháu lại còn phá hỏng tài sản của bà nữa. Cháu xin lỗi, để tự trừng phạt mình, cháu nghĩ rằng cháu không thể đến đây nữa.” [543]

 Nhận thấy được sự đam mê cũng như khát khao chiếm lĩnh những cuốn sách thì người đàn bà Hermann – đây là vợ Thị Trưởng, đã giúp kẻ trộm sách tự viết nên cuốn sách của mình. Bà cho tay vào giỏ và lôi một cuốn sách nhỏ màu đen. Bên trong nó không phải là một câu chuyện, mà là một tập giấy kẻ. “ Ta nghĩ rằng nếu cháu không đọc những cuốn sách của ta nữa, thì có thể cháu muốn viết ra một quyển sách. Lá thư của cháu, nó thật…” Bà đưa quyển sách cho Liesel bằng cả hai tay. “Chắc chắn cháu có thể viết. Cháu viết rất hay.” [544] Nhờ có cuốn sổ của bà Hermann mà Liesel đã viết nên câu chuyện về cuộc đời mình, và cũng chính lúc nó đang ngồi viết dưới tầng hầm mà đã thoát chết trong vụ đánh bom của quân Đồng Minh trên phố Thiên Đàng.

       Và điều đặc biệt ở chỗ, con bé trộm sách nhưng nó lại không biết đọc được chữ nào trong khi nó đã 10 tuổi, bởi mẹ đẻ của Liesel không có tiền cho hai chị em đi học, buộc phải cho hai chị em Liesel đến nhận bố mẹ nuôi để có cuộc sống tốt hơn. Khi lên phố Thiên Đàng con bé được đi học, nhưng trường học là “ một nỗi khốn khổ, khốn nạn không gì tả được. Dù được nhà nước quản lý, ngôi trường con bé theo học lại chịu ảnh hưởng năng nề của Thiên Chúa Giáo, mà Liesel lại là người theo giáo Lu-ti. Một khởi đầu chẳng có chút nào được gọi là hứa hẹn. Sau đó người ta phát hiện nó không biết đọc mà cũng chẳng biết viết. Nhục nhã thay, nó bị xếp vào lớp với đám con nít nhỏ tuổi hơn, những đứa mới chỉ bắt đầu bảng chữ cái.”[46]. Đến lớp thì thường xuyên bị bạn bè xem thường, bị bà xơ đuổi ra khỏi hành lang vì tình trạng học hành của nó. Về nhà thì nó không thể nào cải thiện được gì cả bởi bố nuôi của nó bỏ học từ lớp bốn, mẹ chỉ học đến lớp ba, trong nhà không có một cuốn sách nào để cho nó đọc, gia đình mới của Liesel cũng khá nghèo, nên không có tiền mua sách cho nó. Mãi đến sau này, khi một vụ tè dầm xảy ra trong cơn ác mộng, con bé bị phát hiện dấu một cuốn sách dưới ga dường, và cũng chính nhờ đó mà chương trình tập đọc thêm ấy mới được bắt đầu, nó được gọi là lớp học lúc nửa đêm.. Và cũng chính tình thương, sự dạy dỗ của ông Hans – Bố nuôi của kẻ trộm sách mà nó đã đọc và viết được. “ Con bé thở hổn hển cho đến khi đã sẵn sàng, sau đó họ bắt đầu đọc từ chương mười một của quyển sách hướng dẫn của đào phu huyệt. Đến hơn ba giờ sáng, họ đọc xong, và chỉ còn lại chương cuối cùng của quyển sách, chương “ Hãy tỏ lòng tôn kính với nghĩa trang”. Bố, với cặp mắt màu bạc lồi ra vì mệt mỏi, gấp sách và mong có phần còn lại của giấc ngủ. Nhưng ông ấy đã không có được nó. Đèn vừa mới được tắt chỉ một phút thì Liesel đã nói với ông trong bóng tối.

“Bố ơi?”

Ông chỉ ậm ừ một tiếng, âm thanh phát ra đâu đó từ trong cổ họng.

“ Bố còn thức không vậy, Bố ơi?”

“Ja”

Con bé chống khủy tay nhổm dậy, “ Chúng ta hãy đọc nốt quyển sách được không bố, đi mà?”[95]

Con bé yêu sách hơn tất cả, nó ao ước chiếm lĩnh được những từ ngữ, đó cũng là lý do, động cơ để nó ăn trộm những cuốn sách tiếp theo và viết nên một cuốn sách kể về chính cuộc đời mình và những người thân. Hành động trộm sách của Lisel nó không chỉ nói lên cái khát khao được đọc sách mà còn tố cáo xã hội nước Đức lúc bấy giờ, một xã hội sa vào chiến tranh, người dân khốn khổ, nghèo nàn. Để có một được hai cuốn sách “ Chú chó Faust” và “ Ngọn hải đăng” để tặng cho con gái của mình trong ngày Giáng sinh mà bố của Liesel đã phải bán hết 16 điếu thuốc, thứ mà ông thích nhất. Bởi lẽ ông không có tiền để mua cho nó.  “ Mày có biết lão đã làm gì không? Lão vấn ra một đống thuốc lá hôi hám như thế, rồi ra phiên chợ họp trên phố và bán chúng cho mấy thằng ma cà bông. Tám điếu thuốc lá đổi lấy một cuốn sách. [99]. Phải chăng đó là lý do mà khi bất kì ai đọc tác phẩm này cũng đều cảm thông cho hành động trộm sách của Liesel mặc dù đó là hành vi vi phạm đạo đức.

 

1.2.2. Nhân vật tạo đòn bẩy

Trong văn học Trung đại, tác phẩm “ Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du cũng đã sử dụng nghệ thuật đòn bẫy, miêu tả vẻ đẹp về tài, sắc của Thúy Kiều bằng cách lấy vẻ đẹp Thúy Vân  để tô đậm thêm vẻ  đẹp của Kiều

“Vân xem trang trọng khác vời 
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Kiều càng sắc sảo mặn mà 
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Trong tiểu thuyết “ Kẻ trộm sách”, Zusak cũng đã lấy các nhân vật phụ để làm đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính. Nếu Nguyễn Du lấy Thúy Vân để làm nên vẻ đẹp bề ngoài của Kiều, thì Zusak lại lấy các nhân vật phụ để tô đậm nên tính cách của các nhân vật chính, làm cho tính cách nhân vật phong phú, đa dạng hơn.

NV Pfifikus, đây là một ông lão có tài năng văng tục kiến cho thần chết phải khen “ Thật là có cái miệng ra trò… Lão văng tục với một sự dữ tợn mà chỉ có thể miêu tả như một tài năng bẩm sinh” [59].  Nhân vật chỉ xuất hiện có mấy dòng chữ  và vài câu nói kinh điển “Đồ điếm con”  nhưng nó lại có tác dụng tô đậm nhân vật khác lên. “ Một gã chỉ biết với cái tên Pfiffkus, mà thói văng tục của lão đã khiến Rosa Hubermann giống như một vị thánh chỉ nói toàn lời hay ý đẹp.” [53]. Rosa, xuyên suốt tác phẩm bà đều văng ra những câu thô lỗ, mắng nhiếc chồng con và những người xung quanh bà “ Đồ lợn! Liếm mông tôi đi này! Tôi rống to như thế nào mặc xác tôi!”[47], trong tác phẩm từ “ Đồ con lợn ”, những từ chửi tục khác  được bà sử dụng rất nhiều ngay cả những lúc vui, lúc buồn, vậy mà được xem là một vị thánh khi Pfifikus xuất hiện.

Khi liesel đứng lên đọc trước lớp chương 3 của quyển “ Sách hướng dẫn của đào phu huyệt”, thì bị bà xơ giật cuốn sách không cho đọc nữa, và đuổi ra hành lang, vì đó là cuốn sách không hợp với lứa tuổi của nó và nó cũng là đứa đọc kém nhất lớp so với bạn cùng trang lứa ( Liesel 10 tuổi mới đến trường, trong khi bạn bè của nó đã được học từ sớm ). Liesel trở thành trò cười cho cả lớp, lúc này một thằng bạn cùng lớp là Ludwig Schmeikl, đến chỗ Liesel với một cuốn sách trong tay, bắt liesel tự đọc nó với một tiếng cười tự mãn, “ Nó chọc quyển sách dưới mũi con bé”. Sau một hồi nhẫn nhịn, khi không chịu nổi với thái độ thằng bạn, kiến liesel hành động. “ Con bé đứng dậy, giật lấy quyển sách và trong lúc đó thằng kia đang cười cợt với những đứa sau lưng. Liesel vứt quyển sách đi và đá cho thằng bé một cú trời giáng vào ngay giữa háng… Nó bị tống một quả vào mang tai. Khi nó lăn ra đất, nó bị ngồi đè lên, nó bị tát và cào cấu, bị hủy hoại bởi một đứa con gái đang hoàn toàn mất trí vì phẫn nộ.”. Ngay cả giọng nói của Liesel cũng làm thằng bé tổn thương, “ Đồ lỗ đít, mày thử đánh vẫn từ lỗ đít cho tao xem nào.”Qua nhân vật Ludwig Schmeikl  thì Liesel hiện lên là một cô gái không dễ bắt nạt, mạnh mẽ. Chính nhân vật Ludwig đã làm nổi bật lên tính cách của Liesel, nó khác hoàn toàn với một cô bé Liese ngoan ngoãn, hiền lành như lời cha nuôi của nó kể.

Trong lúc Liesel và bố đang chuẩn bị rời khỏ chỗ đốt sách thì đột nhiên một gã thợ mộc luốn tuổi tên là wofal Edel đến trò chuyện với ông Hans- bố của Liesel, trong lúc hai người trò chuyện thì Liesel tiến hành cuộc trộm sách của mình. Nếu như không có nhân vật này thì Liesel không thể đi ăn trộm được, bởi vì Liesel không thể ăn trộm khi có ba nó kế bên.

Các nhân vật phụ này chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất trong tác phẩm nhằm để hỗ trợ cho các sự kiện, hành động, tính cách của nhân vật chính, giúp các nhân vật chính bộc lộ rõ nét về tính cách, ngoại hình, hành động.

1.2.3 Nhân vật mang bi kịch

Theo lý luận về bi kịch của Aristote thì bi kịch không hẳn là những sự kiện ghê gớm, “kinh thiên động địa” mà là khi ta thấy được nỗi bất hạnh của chính những con người bình thường như chúng ta có thể gặp phải. Cho nên những chủ đề về bi kịch, cái chết, nỗi đau mà ta bắt gặp trong tác phẩm của Zusak không hẳn đã hoàn toàn là sản phẩm của hư cấu, óc sáng tạo của nhà văn mà bắt rễ từ hiện thực. Điều này giúp ta lý giải và thấu hiểu vì sao những câu chuyện có vẻ ảm đạm quá mức về bi kịch gia đình và nhân sinh như thế vẫn có thể đi vào lòng người đọc và khơi gợi niềm đồng cảm sâu xa. Trong “ Kẻ trộm sách” mỗi nhân vật đều mang những bi kịch riêng, tạo nên một tác phẩm bi thương mang đậm màu sắc bi kịch, đó vừa là bi kịch cá nhân vừa là bi kịch xã hội.

Đó là bi kịch của một đứa bé gái chưa tròn 10 tuổi và em trai Werner  6 tuổi của nó đang trên tàu hỏa đến Munich, nơi cả hai được bàn giao cho bố mẹ nuôi của chúng, thì em trai của nó bị chết sau  một cơn ho giữ dội vọt ra. “ Với một mắt mở, mắt kia vẫn mơ màng, kẻ trộm sách còn biết với cái tên Liesel  Meminger – có thể thấy rõ rằng đứa em trai Werner của nó đang nằm nghiêng sang một bên và đã chết. Đôi mắt xanh của thằng bé nhìn trừng trừng xuống nhà. Nhìn vào cõi vô định.”[27] Liesel mới chín tuổi đã phải chứng kiến cảnh em trai mình phải chết trong cảnh bện tật, không có thuốc chữa trị, cảnh người ta chôn cất em trai nó nơi đám đất trống bên cạnh đường ray phủ đầy tuyết trắng, phải sống với ba mẹ nuôi trên phố Thiên Đàng vì mẹ con bé không đủ tiền nuôi chị em nó.

Nếu như Liesel mang những tổn thương tâm hồn khi còn nhỏ, nhưng con bé nó vẫn được sống xứng đáng với danh hiệu là một con người được tự do, được sống, thì Max – Một tên Do Thái phải sống một cuộc đời đầy đau khổ, một con người có một quá khứ đáng buồn “ Bố anh mất, anh mới chưa đầy hai tuổi. Ông đã bị bắn nát ra thành nhiều mảnh trên một ngọn đồi cỏ mọc đầy. Khi anh lên chín tuổi, mẹ anh hoàn toàn phá sản. Bà đành phải bán phòng thu nhạc đồng thời là căn hộ của hai mẹ con, rồi sau đó chuyển đến sống nhờ nhà cậu anh ….ở tuổi mười ba, bi kịch lại một lần nữa ập tới khi người cậu của Max qua đời”[199]. Lớn lên thì bị truy đổi bởi bọn Đức Quốc Xã, anh bị ngay chính quê hương nước Đức của mình tước đoạt quyền làm người là nạn nhân của cuộc diệt chủng người Do Thái. Anh không có nơi nào để đi, chỉ còn cách đến nhà Hans người mà cha mình đã cứu sống lúc chiến tranh. Khi đến nhà Hans thì Max phải sống dưới một căn hầm nhỏ, lạnh lẽo của nhà ông Hans “Max Vandenburg không thể chịu đựng căn hầm thêm được nữa. Anh không hề phàn nàn – anh không có quyền – nhưng anh có thể cảm thấy mình đang chết một cách chậm chạp trong căn hầm giá buốt ấy” [227]. Với một mùa đông lạnh lẽo, tuyết rơi đầy mà Max phải sống dưới tầng hầm quả là một cực hình, nhưng Max phải chấp nhận điều đó, bởi lẽ anh không có nơi nào để đi, vì sự truy lùng của Đức Quốc Xã khắp nơi nên gia đình ông Hans không thể nào cho Max lên sống trên nhà, nhà ông Hans lại quá nghèo khổ. Trong cuộc sống khổ cực đó, đối chọi với cái chết, cái rét từng ngày nhưng Max vẫn không bao giờ tuyệt vọng, anh luôn sống có ước mơ, ước mơ về một ngày trên đất nước Đức không còn nạn phân biệt chủng tộc, người Do Thái được sống tự do. Lúc nào anh cũng tìm cách, suy nghĩ, trên tay Max lúc nào cũng cầm cuốn “ Mein Kampf – cuộc đấu tranh của tôi, tác giả Adolf Hitler” với hi vọng sẽ tìm ra một con đường mới cho người Do Thái. Sau một thời gian ở nhà gia đình Hans, Max nhận ra vì mình mà gia đình Hans rất khổ cực, họ phải sống trong sợ hãi - sợ anh chết vì rét, sợ bọn Đức Quốc Xã phát hiện che giấu một người Do Thái, thì Max đã quyết định ra đi. Không lâu sau Max cũng bị Đức Quốc Xã bắt, bị đọa đày.

 Cũng giống như Max những người Do Thái cũng sống một cuộc sống, khốn khổ như anh, đều là nạn nhân của cuộc bài trừ Do Thái. Qua lời của thần chết “ Từng người bọn họ sẽ chào đón tôi như một người bạn thực sự cuối cùng của họ. Với những bộ xương nhẹ như khói, và linh hồn họ đang lê lết đàng sau” [414]

Zusak đã rất tài tình khi so sánh xác chết của những người Do Thái nhẹ như khói, nhằm phản ánh rõ sự tàn khốc của sự phân biệt chủng tộc, họ phải sống một cuộc sống đói khổ, không có quyền được sống.“ Liesel  chắc rằng đây là những linh hồn đáng thương nhất tồn tại trên cõi đời. Điều đó mà con bé đã viết về họ. Những khuôn mặt hốc hác của họ như bị chảy dài ra vì bị  tra tấn. Cơn đói ăn thịt họ, khi họ cứ bước đi về phía trước. Một vài người trong số họ thì ngó chằm chằm xuống đất để tránh cái nhìn của những người đang đứng trên phố. Có những người thì có cái nhìn đầy vẻ van lơn vào những người đến để quan sát sự nhục nhã của họ, khúc dạo đầu cho cái chết của họ. Những người khác thì van nài ai đó, bất kỳ ai cũng được, bước đến và ôm họ trong vòng tay.” [414]

Họ bị đem đi diễu hành trên các con phố “ Người lính đầu tiên không thấy mẫu bánh mì – anh ta không đói – nhưng người Do Thái đầu tiên thì thấy. Bàn tay nhếch nhác của người này  thò xuống rồi nhặt một miếng bánh lên  và nhét vào mồm, nhai ngấu ngiến”[462].

Không chỉ những người Do Thái phải sống một cuộc sống đói khổ, bị tra tấn bởi bọn Phát Xít Đức, mà tất cả mọi người dân của nước Đức đều phải sống trong cảnh bom đạn, phải chạy trốn xuống hầm khi tiếng còi báo hiệu bị đánh bom vang lên, họ phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ “Bên ngoài, tiếng còi hú lên với những ngôi nhà và người ta bắt đầu chạy túa ra, tập tễnh và chùn bước lại khi bước ra khỏi nhà mình. Màn đêm chỉ việc đứng đó và quan sát. Có vài người quan sát ngược lại nó, cố gắng tìm kiếm dấu vết của những chiếc máy bay pháo hạm khi chúng lướt ngang dọc trên bầu trời. Phố Thiên Đàng là một đám rước của những con người lộn xộn, tất cả đều đánh vật với những món đồ quý giá của mình”[393]

Nỗi đau xót hơn khi trừ kẻ trộm sách ra thì tất cả đều chết, chết vì tiếng còi báo động vang lên đã quá trễ, họ không kịp chạy xuống hầm “ Còi báo động bắt đầu rú lên. Bây giờ thì quá trễ rồi, tôi thì thầm cho cái hành động nhỏ bé ấy, bởi vì tất cả đã bị lừa, và bị lừa một lần nữa. Ban đầu quân Đồng Minh đã giả vờ oanh kích Munich nhằm tấn công vào Stuttgart. Nhưng rồi mười chiếc máy bay đã ở lại”[550]. Họ là những con người vô tội, là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa.

2. Ngôn ngữ trần thuật

2.1. Lý thuyết về ngôn ngữ trần thuật

Đã nói đến trần thuật thì không thể không nói đến ngôn ngữ. Bởi lẽ nó là vỏ vật chất của tác phẩm tự sự. M. Gorki khẳng định “ Ngôn ngữ là yếu tố thứ yếu của văn học”

Theo từ điển thuật ngữ văn học thì “Ngôn ngữ người trần thuật là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ.” [2,184 ]

Ngôn ngữ trần thuật có thể có một giọng ( chỉ nhằm gọi ra sự vật ) hoặc có hai giọng ( như lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp …) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác nhau về cùng một đối tượng miêu tả [2,185]

         Ngôn ngữ của người kể chuyện chính là ngôn ngữ trần thuật, là ngôn ngữ mà nhà văn dùng để miêu tả bối cảnh, nhân vật, tổ chức cốt truyện, xây dựng kết cấu tác phẩm. Đó là ngôn ngữ của vai kể, là lời kể.

        Trong truyện, người kể chuyện có thể là một nhân vật có tên tuổi, chứng kiến hoặc tham gia các biến cố của câu chuyện, cũng có thể là nhân vật vô nhân xưng không có tên tuổi, không được miêu tả trong tác phẩm nhưng sự tồn tại của nó hoàn toàn có thể cảm nhận được thông qua ngôn ngữ kể chuyện.

        Ngôn ngữ kể chuyện chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nó có nhiệm vụ thuật lại những diễn biến của câu chuyện cho người đọc, dẫn dắt người đọc vào tình huống cụ thể và xem xét đánh giá các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm tự sự. Nó cũng đóng vai trò tổ chức tất cả các yếu tố từ vựng khác nhau trong tác phẩm, hợp thành một cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất. Là phương tiện bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, khắc họa tính cách nhân vật, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, thực hiện nhiệm vụ kết cấu tác phẩm. Do vậy nó có tác động rõ rệt đến thái độ của người đọc đối với đối tượng miêu tả trong tác phẩm.  Đặc biệt thông qua ngôn ngữ kể chuyện, người đọc có thể nhận biết phong cách, cá tính sáng tạo của tác giả. Lời người kể chuyện thường mang tính khách quan hơn so với lời nhân vật.

2.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết “ Kẻ trộm sách”

2.2.1 Ngôn ngữ kể chuyện đơn giản

Lời kể trong “kẻ trộm sách” hầu như xuyên suốt chiều dài tác phẩm. Ở đó người trần thuật trong vai người kể chuyện kể về quá khứ, hiện tại, của mình cũng như là các nhân vật khác, trong lời kể của người trần thuật hết sức tự nhiên, đơn giản, không mang dấu vết của sự bí ẩn cầu kỳ, cực kỳ hay khó hiểu. Người trần thuật kể lại những câu chuyện nhưng cũng chính là đang phơi bày những cung bậc cảm xúc rất thật, rất người: “ Căn phòng cứ đều đặn co rút lại, cho tới khi kẻ trộm sách có thể những chiếc kệ chỉ với vài bước ngắn. Nó lướt mu bàn tay của mình theo dọc hàng kệ đầu tiên, lắng nghe tiếng móng tay quẹt lạo xạo trên gáy của từng quyển sách. Âm thanh ấy nghe như một thứ nhạc cụ, hay như một thứ công cụ để ghi chép lại những bước chân đang chạy. Nó dùng hai tay. Nó đua chúng. Kệ này nối tiếp kệ khác. Nó cười. Giọng cười của con bé lan rộng ra, vút cao trong cổ họng nó và cuối cùng, khi nó dừng lại và đứng ngay giữa căn phòng, con bé đã dành ra nhiều phút đồng hồ để nhìn từ những chiếc kệ cho đến những ngón tay của nó rồi lại nhìn trở lại những hàng kệ, cứ thế.

Nó đã chạm vào bao nhiêu quyển sách?

Nó đã cảm thấy bao nhiêu quyển sách?”[145]

Bằng những lời kể đơn giản, tác giả cũng đã làm nổi bật lên sự vui mừng, sung sướng của cô bé Liesel khi bước tới căn phòng đầy sách của Thị Trưởng “Giọng cười của con bé lan rộng ra, vút cao trong cổ họng nó”. Một tiếng cười của sự hạnh phúc, bỡi lẽ Liesel là một cô bé khát khao đọc sách, nó phải vất vả biết bao nhiêu mới có thể ăn trộm được một cuốn sách, thì giờ đây ngay trước mắt nó lại là một kệ rất nhiều sách, nó chưa bao giờ thấy nhiều sách đến như vậy.  Với lối kể đơn giản nhưng Zusak cũng để cho chúng ta thấy được cảm xúc rất thật của Liesel.

2.2.2 Ngôn ngữ đối thoại đậm chất thô tục

Mạc Ngôn một nhà văn Trung Quốc đạt  giải Nobel văn chương 2012, Là nhà văn chân đất lưng trần, chất liệu mà Mạc Ngôn sử dụng để viết nên tiểu thuyết rất giản dị. Đọc tác phẩm của ông, ta thấy cả một thế giới đời thường đang cựa quậy từ những lớp ngôn ngữ thông tục vốn chỉ được sử dụng một cách hạn chế trong khẩu ngữ và dường như tối kỵ trong ngôn ngữ sách vở. Thuyết minh cho loại ngôn ngữ này của mình, Mạc Ngôn nói: ―Tôi là người xuất thân từ tầng lớp hèn kém cho nên tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục, nên ai đó định tìm những điều tao nhã trong tác phẩm của tôi chắc chắn sẽ phải thấy thất vọng. Đó là chuyện không thể khác hơn được, người thế nào thì nói thế ấy, chim nào thì hót tiếng ấy. Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn, tôi từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công trên đời, trong lòng tôi tràn đầy cảm thông đối với nhân loại và phẫn nộ đối với sự bất công. Do đó tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy. Trong kẻ trộm sách, Zusak cũng không ngần ngại khi đưa những ngôn ngữ thô tục vào tác phẩm của mình. Chính những ngôn ngữ thô tục này đã làm cho tác phẩm của ông trở nên bình thường, giản dị,  phản ánh đậm chất hiện thực cuộc sống đời thường, tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo.

Trong “ Kẻ trộm sách”  những lời mắng mỏ tục tĩu thật mãnh liệt và liên tục sáng tác ra.

  1. “Khi ông đã sải bước trên phố Thiên Đàng, mẹ hay mở cửa sổ và gào vọng theo “ Đừng có thò mặt về nhà quá muộn đấy !”

“ Đừng có rống lên thế”. Ông quay lại đáp.

Đồ lợn! Liếm mông tôi đi này! Tôi rống to như thế nào mặc xác tôi!”[47]

  1. Mẹ thậm chí còn không thèm nhìn lên khỏi túy đựng đồ giặt. “ Ai hỏi đến ông mà lắm mồm thế hử, đồ lỗ đít? Đi nào, Liesel.”

Con bé đi được vài bước thì lại nghe: “ Liesel, mày vẫn mặc đủ ấm chứ?!”

“ Mẹ nói gì cơ ?”

Cái đồ con lợn hôi hám bẩn thỉu này, mày chẳng bao giờ nghe thủng được câu nào à! Mày vẫn mặc đủ ấm chứ? Trời có thể lạnh đấy!”[77]

  1. Giờ thì Rosa đang lục lọi mấy cái ngăn kéo. Những từ ngữ của bà được trả lại phía bố cùng đám rác  rưởi trong đó.
  • Cái kéo chết tiệt ấy đâu rồi kia chứ?
  • Không có trong ngăn kéo dưới à ?
  • Tôi đã kiểm tra ngăn đó rồi
  • Có phải bà đã không nhìn thấy nó chăng.
  • Trông tôi có giống một con mụ mù lòa không?
  •  Bà nghểnh cổ lên và cất tiếng rống : “ Liesel!”
  • Con ở đây.
  • Hans co rúm người lại. “ Khốn kiếp thật, con mụ đàn bà này, sao khồn làm tôi điếc luôn đi cho rồi!”
  •  Im đi. Đồ  lợn!” Rosa tiếp tục lục lọi ngăn kéo và nói với đứa bé gái. “ Liesel cái kéo đâu mất rồi?” Nhưng Liesel cũng không biết “ Đồ con lợn, mày là đồ vô dụng, có biết không hả.” [259]

Có lẽ như xuyên suốt tác phẩm Rosa là người văng ra những câu thô lỗ tục tằn nhiều nhất – một người đàn bà đanh đá, vô duyên, ghê gớm, có thể cho bạn cái nhìn kinh khủng nhất về bà ấy, nhưng nếu chúng ta không quan sát kĩ thì không thể hiểu rõ tính cách bà ấy, bà ấy là người có trái tim lớn người ta tưởng, có rất nhiều thứ trong đó được cất giữ kín, bà ấy là người với cây đàn xếp ôm chặt người trong đêm, là người sẵn sàng cho một tên Do Thái ăn mà không hề đặt ra một câu hỏi . 

Đồ lợn” Liesel lẩm nhẩm trong miệng. Từ ngữ yêu thích trong gia đình mới của nó đã được nó lĩnh hội rất nhanh.

Đồ điếm con” lão gầm lên. Những từ ngữ tới tấp ném vào lưng con bé. Lời của Pfiffifkus[ 60]

“ Schweine! Ông gõ nhầm cửa rồi”. Bà ta đang nhồi nhét những từ ngữ qua ổ khóa.

- Nhà bên cạnh cơ, đồ con lợn ngu ngốc.

Cảm ơn bà Holtzafel

-Ông biết ông phải làm gì với mấy câu cảm ơn của mình mà, đồ lỗ đít.

-  Bà nói gì cơ

- Cút về nhà đi.

-Tôi vừa bảo ông hãy cút đi với cùng mấy câu cảm ơn phải gió của mình kia mà.”[442]

Hay là lời của những tên lính Đức Quốc Xã dành cho đám người Do Thái

“Đứng lên, đồ lỗ đít dơ bẩn, đồ chó má Do Thái, đứng lên, đứng lên ngay..” [534]

Những lời mắng mỏ thô tục này có những giá trị nghệ thuật rất lớn, nó vừa gần gũi với người đọc, giúp họ cảm nhận được hơi thở cuộc sống. Đồng thời chính những lời mắng mỏ này đã phản ánh rõ nét tình hình nước Đức trong chiến tranh thứ 2, một xã hội mà con người họ phải sống cuộc sống cái chết đang rình rập, họ hầu như không còn thời gian để mà giành cho nhau những lời yêu thương, quan tâm nhau.

2.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện quá trình tâm lý nội tâm , mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.[2,108]

Độc thoại nội tâm là một thủ pháp tâm lý, diễn tả đời sống nội tâm bên trong nhân vât, ý nghĩ thầm kín của nhân vật. Nó cho phép nhà văn đi sâu khám phá và miêu tả những suy nghĩ, tâm tư ,tình cảm, những bí ẩn riêng tư, trong suy nghĩ, nội tâm của con người. Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, nhà văn sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm nửa phần bí ẩn còn lại không thể diễn thành lời của con người, qua đó người đọc có thể hiểu những tâm tư, ý nghĩ sâu lắng bên trong nhân vật.  Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào  sâu  tính cách, tâm  hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi “mượn lời”(mượn lời nhân vật) để thể hiện ý đồ của tác giả; điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật được khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.

Độc thoại nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không phải là lời giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hướng đến ai đó, ở dạng này lời văn được đặt trong ngoặc kép, hoặc phân biệt bởi các dấu hiệu ngôn ngữ như “ Tôi thầm nghĩ”, “ nó nghĩ”, “tự nhủ”, “thầm nghĩ “tự hỏi rằng”, “nghĩ rằng” , “cho rằng như thế là…”

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong “ Kẻ trộm sách” là một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, đậm suy tư và chất chứa tâm trạng, nỗi buồn của nhân vật. Ngôn ngữ nội tâm được bố trí một cách đứt quãng, lộn xộn, tương ứng với dòng tâm tư của nhân vật, bộc lộ chiều sâu tâm hồn của nhân vật, những phép lặp, phép điệp như gieo thêm nỗi buồn, day dứt của nhân vật “ Lũ khốn kiếp, con bé thầm nghĩ. Chúng mày là một lũ khốn kiếp đáng yêu. Đừng làm tao thấy hạnh phúc. Làm ơn đi, đừng đổ ngập tràn con người tao và đừng để tao nghĩ có một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra đến bất kỳ cái gì trong số này. Hãy nhìn những vết bầm tím của tao mà xem. Hãy nhìn chỗ trầy xước này mà xem. Chúng mày có nhìn thấy vết trầy xước bên trong tao không? Chúng mày có nhìn thấy nó đang lớn lên ngay trước mắt chúng mày, đang ăn mòn tao hay không? Tao không muốn hy vọng  bất cứ điều gì thêm một chút nào nữa. Tao không giám cầu nguyện rằng Max vẫn còn sống hay được an toàn, hay cầu nguyện cho Alex Steiner nữa.” [542]

 “ Trong thâm tâm, con bé cố gắng rùng mình để rủ bỏ cái cảm giác vui mừng khi thấy cánh cửa sổ đã đóng. Con bé tự mắng mình. Tại sao vậy, Liesel? Nó hỏi. Tại sao mày lại nổi khùng lên khi bọn họ không thể mẹ mày làm nữa? Tại sao mày không thể câm mồm lại được vậy? Mày biết rồi đấy, vợ ông thị trưởng bây giờ đã hoàn toàn thay đổi, sau khi mày gào thét vào mặt bà ta. Có thể bà ta đã đứng thẳng người lên và gượng dậy được. Có thể bà ta sẽ không bao giờ để mình phải run lẩy bẩy vì cái lạnh trong căn nhà đó nữa và cái cửa sổ ấy sẽ bị đóng chặt mãi mãi… Mày đúng là đồ con lợn ngu ngốc. [303] Phần lớn những câu độc thoại nội tâm trong tác phẩm phần lớn là những câu hỏi. Mặc dù những câu hỏi này là lời độc thoại của nhân vật nhưng khi đọc nó lên dường như ta cảm nhận được có 2 người đang trò chuyện với nhau, một người lắng nghe, còn một người giải bày hết tâm sự của mình, tạo nên một bức phá nghệ thuật trong tác phẩm.

Tác giả không chỉ để cho các nhân vật độc thoại mà còn để cho người kể chuyện độc thoại để làm nổi bật tâm trạng của mình.“ Liệu họ, những con người này, có xứng đáng với bất cứ điều gì tốt đẹp hơn hay không? Có bao nhiêu người từng hành hạ, ngược đãi người khác, ngất ngây vì mùi thơm tỏa ra từ ánh nhìn trừng trừng của Hitler, lặp lại những câu nói của ông ta, những đoạn văn của ông ta, những tác phẩm của ông ta? Liệu Rosa Humbermann có chịu trách nhiệm hay không? Bà là người che giấu một người Do Thái? Hay đó là Hans? Liệu tất cả bọn họ có đáng chết không? Còn những đứa trẻ thì sao?. Hàng loạt các câu hỏi được đặt ra làm lộ rõ nỗi băn khoăn của người kể chuyện hay cũng chính là của tác giả. Tác giả băn khoăn không biết để các nhân vật sống hay chết, câu chuyện kết thúc như thế nào cho hợp với logic khách quan, với nguyện vọng của độc giả. Phải chăng đó là cũng là một khoảng trống mà tác giả đã tạo ra nhằm muốn người đọc đồng sáng tạo với nhà văn.

2.2.4. Ngôn ngữ bi thương, thảm thiết.

Đây là ngôn ngữ được sử dụng xuyên xuốt tác phẩm. Bởi lẽ đây là tác phẩm viết về chiến tranh thứ 2 cũng như là nạn diệt chủng Do Thái do Hitler khởi xướng, một tác phẩm mang đậm màu sắc của cái chết và màu của socola.  “ Dù vậy đứa bé gái vẫn nán lại. Hai đầu gối nó quỳ bệt xuống đất. Thời điểm của nó đã đến. Vẫn còn chưa tin được những điều gì đang xảy ra, nó bắt đầu đào xới. Em ấy không thể chết. Em ấy không thể chết được. Không thể thể được. Chỉ vài giây sau, da thịt nó đã bị cắt cho bật máu. Máu đông chạy chằng chịt trên đôi bàn tay nó.”[30]

Kết thúc câu chuyện là một cái chết bất ngờ sau một vụ đánh bom của quân đồng minh, Zusak đã lột tả những gì đau đớn nhất, xót xa nhất phơi bày trước cái nhìn của kẻ trộm sách, tất cả đều chết khiến con bé không còn nơi nương tựa, nó gào thét trước xác chết của thằng bạn thân, và bố mẹ của nó.

Đầu tiên con bé thấy đó là Rudy, thằng bạn thân nhất của nó “ Rudy, nó nức nở gọi “dậy đi…” nó lắm lấy áo của thằng bé và lay nhẹ một cách tuyệt vọng, vì vẫn không dám tin những gì trước mắt mình. “ Hãy dậy đi, Rudy” và lúc này đây, khi bầu trời tiếp tục nóng lên và tưới tro tàn xuống, Liesel đang nắm mặt trước chiếc áo của Rudy. “ Rudy làm ơn đi mà.” Những giọt nước mắt vật lộn trên gương mặt con bé.”[557]

Tiếp đến là mẹ của nó“Con bé nắm lấy bàn tay của mẹ và bắt đầu nói chuyện với bà. “ Mẹ có nhớ lúc con mới đến đây không? Con đã bám vào cánh cổng và khóc. Mẹ có nhớ mình đã nói gì với mọi người trên phố ngày hôm đó không?” Lúc này giọng con bé không còn rõ ràng nữa.“ Mẹ  nói là lũ khốn kiếp các ngươi đang nhìn cái chó gì thế?” Con bé nắm lấy bàn tay của mẹ và chạm vào cổ tay của bà. “ Mẹ, con biết là mẹ …. Con rất thích lúc mẹ đến trường và báo cho con biết là Max đã tỉnh dậy. Mẹ có biết là con đã nhìn thấy mẹ cùng cây đàn xếp của bố hay không?” Con bé nắm chặt lấy bàn tay đang cứng dần. “ Con đã đến và đã nhìn và ,Mẹ thật là đẹp. Khốn kiếp thật, Mẹ rất đẹp mẹ à”[558]

Và cuối cùng người nó yêu thương nhất cũng là người quan tâm che chở, ở bên dỗ dành khi nó gặp ác mộng, đó chính là bố nuôi của nó.“Vĩnh biệt Bố, Bố đã cứu sống con. Bố đã dạy con đọc. Không ai có thể chơi đàn được như bố cả, con sẽ không bao giờ uống rượu champagne nữa. Không ai có thể chơi đàn được như bố cả.”Vòng tay của con bé ôm lấy ông. Nó hôn lên vai ông- con bé không thể nhìn vào gương mặt ông được nữa- và nó lại đặt ông xuống. Kẻ trộm sách khóc cho đến khi nó được nhẹ nhàng mang đi.”[560].

Tác giả đã sử dụng kết hợp ngôn ngữ người kể chuyện với ngôn ngữ nhân vật vì thế cả lời nói cũng như là hành động, cảm xúc của nhân vật nó hòa trộn vào nhau, càng thấy rõ sự khốc liệt của chiến tranh. Tạo nên một âm hưởng bi đát, một khúc nhạc bi thương giữa phố Thiên Đàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hà Minh Đức ( Chủ Biên) (1999), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
  2. Lê Bá Hán ( Chủ biên)  (2010), Từ điển văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
  3. Nguyễn Văn Thuấn (2014) “ Bài giảng tác phẩm và thể loại văn học” ,Trường ĐHSP Huế.
  4. Trần Đình Sử (1998), Những công trình lý luận và phê bình văn học (tập 2), NXB Giao dục.
  5. Trần Đình Sử , Lý luận văn học (tập 2) – Tác phẩm và thể loại văn bản, NXB ĐHSP.
  6. Markus Zusak ( Cao Xuân Việt Khương dịch) (2015), Kẻ trộm sách, NXB Trẻ.