Banner cho bài viết: ĐỌC HIỂU BÀI THƠ XUÂN VỀ CỦA CHU MINH KHÔI

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ XUÂN VỀ CỦA CHU MINH KHÔI

XUÂN VỀ - Chu Minh Khôi

 Tưởng nhớ Nguyễn Bính

Trời mới ửng lên nắng trạng nguyên

Tiếng chim thả chữ xuống vòm hiên

Tháng giêng khép mắt cười e ấp

Lộc biếc mọc răng khểnh nõn duyên. (1)
 

Chợ Tết gặp phiên đông thật đông

Đào phai chúm chím khóe môi hồng

Dăm ba thôn nữ về qua ngõ

Cười vỡ khoảng trời ngọc bích trong. (2)
 

Đã thấy hơi xuân trong gió may

Vương trên mái lá tiễn đông gầy

Nhà ai vừa quét tường vôi trắng

Thỏ thẻ bên thềm hoa cúc lay. (3)
 

Mòn đợi mưa xuân phơi phới bay

Dáng mơ thôn nữ ngấm men say

Văn nghệ chi đoàn xuân đã hẹn

Em có sang tìm ta tối nay? (4)
 

 (Nguồn: Tuyển tập thơ văn Ước mơ xanh, Tết Đinh Sửu 1997)

  Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ trên.

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ: "Trời mới ửng lên nắng trạng nguyên"

Tiếng chim thả chữ xuống vòm hiên

Tháng giêng khép mắt cười e ấp

Lộc biếc mọc răng khểnh nõn duyên. (1)

Câu 5: Cảnh sắc thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người khi xuân về được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ? Em có ấn tượng gì về cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên, cuộc sống con người của tác giả Chu Minh Khôi qua bài thơ “Xuân về”?

Câu 6: Nêu cảm hứng chủ đạo. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

II. VIẾT
  Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Xuân về” (Chu Minh Khôi).

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.

- Thể thơ 7 chữ

Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ.

- Chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “ta”

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ trên.

- Gieo vần chân: nguyên - hiên - duyên; đông - hồng - trong; may- gầy- lay - bay - sau - nay.

- Nhịp: 4/3

Tác dụng của cách ngắt nhịp và gieo vần: Tạo sự liên kết, hài hòa, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc cho bài thơ. Đồng thời tạo nên nhịp điệu khoan thai, chậm rãi cho bài thơ.

 

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

"Trời mới ửng lên nắng trạng nguyên"

Tiếng chim thả chữ xuống vòm hiên

Tháng giêng khép mắt cười e ấp

Lộc biếc mọc răng khểnh nõn duyên. (1)

- Biện pháp tu từ nhân hóa: tiếng chim thả chữ; tháng giêng khép mắt cười; lộc biếc mọc răng.

- Tác dụng: Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi vui, rộn ràng, tràn đầy sức sống. Đồng thời khiến cho sự vật trở nên gần gũi, tạo sự liên tưởng cho người đọc.

Câu 5: Cảnh sắc thiên nhiên cảnh sinh hoạt của con người khi xuân về được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ? Em có ấn tượng gì về cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên, cuộc sống con người của tác giả Chu Minh Khôi qua bài thơ “Xuân về”?

- Cảnh sắc thiên nhiên: trời mới ửng lên, tiếng chim thả chữ, tháng giêng khép mắt, lộc biếc, đào phai chúm chím, hoa cúc lay...

- Cảnh sinh hoạt của con người: chợ Tết đông thật đông, thôn nữ về qua ngõ, quét tường vôi trắng, thôn nữ ngấm men say, văn nghệ...

- Ấn tượng về cách miêu tả thiên nhiên và cuộc sống con người: Qua bài thơ Xuân về, em thật sự ấn tượng về cách tác giả miêu tả thiên nhiên và cuộc sống con người. Để khắc họa được khung cảnh mùa xuân, tác giả đã quan sát tỉ mỉ, tinh tế và đặc biệt là sự liên tưởng độc đáo “tiếng chim thả chữ, tháng giêng khép mắt, lộc biếc mọc răng”; cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ láy để tăng hiệu quả cho sự diễn đạt, tạo sự liên tưởng cho người đọc.

Câu 6: Nêu cảm hứng chủ đạo. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

- Cảm hứng chủ đạo: Sự mê say, thích thú, ngóng trông của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người lúc xuân về.

- Căn cứ vào:

+ Nhan đề: Xuân về

+ Cách tác giả bộc lộ gián tiếp tình cảm, cảm xúc của mình qua việc khắc họa bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của con người lúc xuân về.

+ Cách tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc qua từ “ mòn đợi”, câu hỏi tu từ “Em có sang tìm ta tối nay?”

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee