Đọc bài thơ:
Lục bát cho quê
Cuối con sông cái là quê
Cuối con đường đất là về nhà ta
Nhà ta bên gốc cây đa
Bà ta bán nước đi xa lâu rồi
Gốc đa cái chỗ bà ngồi
Mẹ ra bán nước như hồi bà ta
Một trời hoa gạo tháng ba
Đỏ như mắt nhớ người xa chưa về
Chị ta vẫn cái nón mê
Bàn chân lội giữa bộn bề nắng mưa
Vườn nhà rào giậu phên thưa
Ta về xào xạc ngày xưa vẫn còn
Xóm làng bên núi bên non
Lời thưa tiếng gọi cứ tròn nết quê
Ríu ran chùm nắng sang hè
Tiếng ai như gọi ta về gốc đa…
(Bình Nguyên, Trăng hẹn một lần thu, Nxb Văn học, 2018)
Thực hiện các yêu cầu/trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?
Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình của văn bản.
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ:
Một trời hoa gạo tháng ba
Đỏ như mắt nhớ người xa chưa về
Câu 4: Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Câu 5: Qua bài thơ, em rút ra được thông điệp gì cho bản thân.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Thực hiện các yêu cầu/trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?
- Thể thơ lục bát
- Căn cứ vào: đan xen câu 6 chữ và câu 8 chữ
Câu 2: Xác định chủ thể trữ tình của văn bản.
- Chủ thể trữ tình trực tiếp qua đại từ nhân xưng “ta”
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những câu thơ:
Một trời hoa gạo tháng ba
Đỏ như mắt nhớ người xa chưa về
Biện pháp tu từ so sánh: hoa gạo đỏ như mắt nhớ.
- Tác dụng
+ Mượn màu đỏ của hoa gạo tháng ba để chỉ màu đỏ của đôi mắt người con xa quê nhằm khắc họa nỗi nhớ nhung, khao quát trở về làng quê của nhân vật trữ tình.
Câu 4: Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.
- Cảm xúc như nhung, hoài niệm, khao khát được trở về với những kí ức tuổi thơ.
Câu 5: Qua bài thơ, em rút ra được thông điệp gì cho bản thân.
- Quê hương là cội nguồn sinh dưỡng của con người, vậy nên ta cần phải trân quý, tự hào về quê hương mình.