Banner cho bài viết: ĐỌC HIỂU BÀI THƠ HẠ CUỐI CỦA DƯƠNG VIẾT CƯƠNG

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ HẠ CUỐI CỦA DƯƠNG VIẾT CƯƠNG

Đọc văn bản sau:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối

Ve râm ran xao xác cả khung trời

Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…

Cớ sao mình nước mắt lại rơi

 

Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi

Rơi ướt cả một bờ áo trắng

Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng?

Biết hay không hạ cuối đã về rồi?

Tháng 6 mùa thi

Ta bỏ lại một thời

Trong trắng như hoa

Hồn nhiên như cỏ

 

Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ

Cho những tháng ngày xanh biếc xanh.

Đôi mắt nào chiều ấy long lanh

Như muốn nói thật nhiều mà không thể

Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế

Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời.

 

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời

Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng

Ai bật khóc trong chiều không bình lặng

Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

(Hạ cuối, Dương Viết Cương)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Căn cứ để xác định

Câu 2. Mùa hạ cuối của tuổi học trò được gợi nhắc qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở khổ thơ:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối

Ve râm ran xao xác cả khung trời

Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…

Cớ sao mình nước mắt lại rơi

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của cách gieo vần trong bài thơ trên.

Câu 4. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh, câu thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 5. Viết một đoạn văn phân tích, đánh giá khổ thơ sau:

GỢI Ý:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Căn cứ để xác định

Thơ tự do. Số chữ ở các câu thơ không đều nhau.

Câu 2. Mùa hạ cuối của tuổi học trò được gợi nhắc qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở khổ thơ:

Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối

Ve râm ran xao xác cả khung trời

Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,…

Cớ sao mình nước mắt lại rơi

- Hình ảnh: ve, phượng, nước mắt

- Từ ngữ: râm ran, xao xác, ôi vẫn vậy, cớ sao mình, lại rơi

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của cách gieo vần trong bài thơ trên.

- Gieo vần chân: trắng - nắng, xanh - lanh, thể - thế, trắng - lặng

- Tác dụng của cách gieo vần: Tạo sự liên kết, hài hòa, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc cho bài thơ. Đồng thời tạo nên nhịp điệu khoan thai, chậm rãi cho bài thơ.

Câu 4. Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh, câu thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Hình ảnh: ve, phượng, nước mắt, trận mưa đầu, mùa thi, đôi mắt, lưu bút, áo trắng...

- Từ ngữ: ôi vẫn vậy, cớ sao mình, lại rơi, chia phôi, kỉ niệm, nỗi nhớ, muốn nói thật nhiều, trôi nhanh, bật khóc, xa thật rồi...

-  Câu thơ thể hiện cảm xúc, tình cảm

+ Cớ sao mình nước mắt lại rơi

+ Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ

+ Như muốn nói thật nhiều mà không thể

+ Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế

+ Ai bật khóc trong chiều không bình lặng

+ Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.

Câu 5. Viết một đoạn văn phân tích, đánh giá khổ thơ sau:

Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời

Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng

Ai bật khóc trong chiều không bình lặng

Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee