Banner cho bài viết: ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐỒNG DAO CỦA ĐẤT - VI THÙY LINH

ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐỒNG DAO CỦA ĐẤT - VI THÙY LINH

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đồng dao của đất

Tôi ngửi thấy mùi quê hương trong không gian

Ngai ngái rạ rơm

Nồng hương lúa mới

Dọc theo nỗi nhớ

Bài đồng dao gọi bước chân về...

 

... Là lời kể của Bà đau đáu hồn quê

Ngày xưa tháng ba ngày tám

Những đôi chân lấm bùn vào lam lũ

Những đôi vai gánh oằn mưa nắng;

Tơi bời rụng xuống

Dường như hoa gạo bớt đỏ

Chuồn chuồn thót bụng bay

 

Bầy sáo tan tác

    dáng chiều

tức tưởi...

Tôi gặp quê trong mùa trảy hội

Bồng bềnh quan họ ngọt ngào lời ru

Những câu đồng dao ngấm vào hạt lúa

Thổi thành no ấm

Nồi cơm Thạch Sanh gọi bầy trẻ lớn lên

Những hoàng hôn cong cánh diều bay

Ngất ngưởng lưng trâu sáo diều cao vút

Quên lũ khoai nhông nhốc ngủ trên đồng...

 

Đổ bên trời kỷ niệm chảy dòng sông

Hội làng rộn ràng bến đợi

Nỗi nhớ cất lời: Người ơi, người ở...

Phù sa thời gian nở ra...

1997

(Vi Thuỳ Linh, Khát, NXB Phụ nữ, 2007)

Câu 1: Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình của bài thơ trên.

Câu 2: Hai câu thơ “Những đôi chân lấm bùn vào lam lũ/ Những đôi vai gánh oằn mưa nắng” gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi thôn quê.

Câu 3: Liệt kê các từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 4: Hai câu thơ “Tôi gặp quê trong mùa trảy hội, Hội làng rộn ràng bến đợi” gợi lên những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Theo em, thế hệ trẻ hôm nay cần làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị đó?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1: Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình của bài thơ trên.

- Thể thơ tự do

- Chủ thể trữ tình trực tiếp xuất hiện qua đại từ nhân xưng “tôi”

Câu 2: Hai câu thơ “Những đôi chân lấm bùn vào lam lũ/ Những đôi vai gánh oằn mưa nắnggợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi thôn quê.

- Hai câu thơ gợi lên một cuộc sống mưu sinh vất vả, lam lũ.

Câu 3: Liệt kê các từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc: ngửi thấy mùi quê, ngai ngái, nồng, nỗi nhớ, đau đáu...

- Cảm hứng chủ đạo: Tình yêu và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.

Câu 4: Hai câu thơ “Tôi gặp quê trong mùa trảy hội, Hội làng rộn ràng bến đợi” gợi lên những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Theo em, thế hệ trẻ hôm nay cần làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị đó?

- Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống

- Chia sẻ hình ảnh, video, hoặc viết bài về hội làng trên mạng xã hội, giới trẻ có thể giúp nhiều người biết đến những nét đẹp của văn hóa truyền thống.

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee