MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Năng lực đọc |
Đọc hiểu văn bản thần thoại |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
2 |
60 |
Tiếng việt |
0 |
1 |
0 |
1 |
|
|
|||
2 |
Năng lực viết |
Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
2* |
40 |
Tỉ lệ % |
30.0% |
30.0% |
40% |
100 |
|||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá(1) |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1
|
Đọc hiểu |
Đọc hiểu văn bản thần thoại |
Nhận biết: - Nhận biết được không gian, thời gian trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đặc điểm của cốt truyện, câu chuyện, nhân vật trong truyện thần thoại. - Nhận biết được đề tài, các chi tiết tiêu biểu, đặc trưng của truyện thần thoại. - Nhận biết được bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong truyện thần thoại. |
1TL
|
|
|
|
Thông hiểu: - Tóm tắt được các sự kiện chính. - Hiểu và phân tích được nhân vật trong truyện thần thoại; lí giải được vị trí, vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Lí giải được tác dụng của việc chọn nhân vật người kể chuyện; lời người kể chuyện, lời nhân vật, ... trong truyện thần thoại. |
|
1TL
|
|
|
|||
Vận dụng: - Đồng ý hoặc không? Giải thích Hoặc hiểu thế nào? Có ý nghĩa gì? - Rút ra thông điệp ý nghĩa? |
|
|
2TL |
|
|||
Tiếng việt |
Lỗi về mạch lạc trong đoạn văn. |
Nhận biết: - Nhận biết được lỗi mạch lạc: Lạc chủ đề và thút hụt chủ đề) Thông hiểu: - Nêu được cách sửa lỗi mạch lạc thiếu hụt chủ đề và lỗi lạc chủ đề. |
1TL |
1TL |
|
|
|
2 |
Viết |
Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. |
Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận. - Mô tả được vấn đề xã hội và những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, … để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. |
1*
|
1*
|
1*
|
1*TL
|
Ghi chú: * Phần viết có 01 câu bao hàm cả 3 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ĐỀ BÀI
PHẦN 1: ĐỌC (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THẦN BATHALA TẠO RA GIỐNG NGƯỜI TRONG ỐNG TRE
Truyền thuyết của người Philippines kể rằng, thuở sơ khai, thế gian tồn tại ba vị thần hùng mạnh: thần Bathala cai quản bầu trời, nữ thần A man Sinaya cai quản đại dương, và Amihan là thần Gió Bấc.
[...]
Một ngày nọ, Bathala gieo một hạt giống xuống biển. Chắc thần chẳng có chủ đích gì khi gieo hạt giống đó, nhưng thật kì diệu, nó lớn thật nhanh thành cây măng khổng lồ, chẳng mấy chốc trở thành cây tre vươn cao đến trời. Các thần chẳng để ý gì đến cây tre này nếu như không có sự việc tiếp theo: một hôm, thần Gió Bấc Amihan đang bay qua biển trong hình hài một con chim khổng lồ thì bỗng nghe tiếng nói phát ra từ thân cây tre.
“Gió Bấc! Có phải tôi vừa nghe thấy Gió Bấc thổi qua không?” Một giọng sốt sắng hỏi.
“Đúng là Gió Bấc rồi. Chính là thần Amihan vĩ đại!”. Giọng khác tiếp lời. “Xin hãy cứu chúng tôi ra, trong đây tối quá, nóng quá, cầu xin ngài, hỡi thần Gió Bấc Amihan”.
Nghe thấy vậy, thần Amihan sà xuống, dùng mỏ mổ liên hồi vào thân tre. Cây tre này không phải tầm thường, Amihan phải dùng hết sức, mổ năm lần bảy lượt mới làm nứt được thân tre.
Từ trong một đốt tre, hai sinh vật có đủ tay chân mặt mũi nhảy ra, một đàn bà và một đàn ông, đó chính là hai con người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Người đàn ông tên Malakas, người phụ nữ tên Maganda. Các thần cho hai người lấy nhau, từ đó sinh con đẻ cái, khiến loài người đông đúc như hiện nay.
[...]
Cho dù vô tình hay có chủ đích khi gieo hạt giống xuống biển, thần Bathala đã trở thành vị thần tạo ra con người. Vì thế, ông cũng nên thể hiện chút trách nhiệm với giống loài còn non trẻ này chứ! Vậy là ông dựng cho hai vợ chồng Malakas và Maganda một ngôi nhà bằng gỗ dừa, lại chỉ cho họ cách lấy cùi dừa và nước dừa làm thực phẩm, lấy lá dừa làm quần áo. Ngày nay, cây dừa là sản vật đặc trưng của quần đảo Philippines.
Malakas và Maganda chung sống hòa thuận, đẻ rất nhiều con. Thế nhưng đám con cháu càng lớn càng khó bảo, khiến hai vợ chồng phiền lòng. Họ cầu xin thần Bathala chỉ cách dạy con.
Thần đáp: “Với đám con ngỗ ngược, cứ cho chúng ăn mấy roi là chuyện đâu vào đấy.”
Nghe lời thần Bathala, hai vợ chồng về lấy gáo dừa thay roi, đuổi đánh lũ con hư hỏng. Chúng sợ hãi, chạy tán loạn bốn phương tám hướng. Một số đứa chạy lên miền rừng núi rồi định cư, hình thành các bộ lạc sơn cước. Một số đứa chạy ra biển, sau này trở thành dân chài, sinh sống ven mép nước. Những đứa khôn ngoan không chạy xa mà trèo lên mái nhà nấp sau này trở thành tù trưởng, những đứa trốn dưới vại cơm thì là tầng lớp bình dân. Cũng kể từ đó, loài người phân tán khắp nơi, mỗi người có cuộc sống, số phận riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả cùng chung cái gốc là con của Malakas và Maganda chui ra từ ống tre.
(Trích Thần Bathala tạo ra giống người trong ống tre, Epic biên soạn, Các vị thần linh khắp thế gian, NXB Kim Đồng, tr.206 – 209)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định không gian và thời gian trong văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoạn văn dưới đây và nêu cách sửa: Qua truyện “Thần bathala tạo ra giống người trong ống tre”, Bathala là vị thần có sức mạnh phi thường (cai quản bầu trời), thực hiện công việc sáng tạo ra loài người. Thần có tinh thần trách nhiệm cao, sau khi tạo ra con người, thần Bathala không hề thờ ơ mà còn quan tâm, chăm sóc. Hoa hồng thường được trồng làm cảnh. Sau đó, nhờ hương thơm đặc biệt, cánh hoa hồng còn được sử dụng để làm nước hoa.
Câu 4 (1,5 điểm): Anh/chị có đồng tình với quan điểm “mỗi người có cuộc sống, số phận riêng, không ai giống ai” không? Vì sao?
Câu 5 (1,5 điểm): Anh/chị rút ra thông điệp từ văn bản trên?
PHẦN 2: VIẾT (4,0 điểm)
“Hiện tượng sử dụng lời lẽ khiếm nhã, miệt thị, xúc phạm, kỳ thị cá nhân có chiều hướng gia tăng trên mạng xã hội đang nguy cơ gây tâm lý tiêu cực trong cộng đồng, báo động về cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội, nhất là đối tượng trẻ. Thực trạng này đòi hỏi cần được chấn chỉnh, loại bỏ, góp phần xây dựng môi trường mạng phát triển lành mạnh, văn minh.”
(Trích Ứng xử văn minh trên mạng xã hội, Ngày 12/07/2024, https://nhandan.vn/ung-xu-van-minh-tren-mang-xa-hoi-post818689.html)
Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ hiện nay.
---HẾT---
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ............................................................................. Số báo danh: ....................……
Chữ ký của cán bộ coi thi: .....................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTĐK GIỮA HKI
NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Ngữ văn - Khối 10
Câu |
Nội dung |
Điểm |
PHẦN 1: ĐỌC (6,0 ĐIỂM) |
||
1 |
Xác định không gian và thời gian trong văn bản trên. Gợi ý: + Không gian “thế gian” à không xác định nơi chốn cụ thể. + Thời gian “thuở sơ khai” à thời gian cổ sơ, không xác định. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5 0,5 |
2 |
Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên. Gợi ý: Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau, đảm bảo các sự kiện xoay quanh văn bản. Ban đầu, thần Bathala đã vô tình tạo ra loài người từ một cây tre mọc lên từ biển. Tiếp đó, thần Gió Bấc đã giúp một người đàn ông và một người đàn bà bước ra từ cây tre. Hai người này được các vị thần ban phước, sinh con đẻ cái và trở thành tổ tiên của loài người. Tuy nhiên, con cái của họ lại rất nghịch ngợm nên đã bị cha mẹ đánh và chạy tán loạn ra khắp nơi, đứa thì lên rừng, đứa ra biển, đứa trèo lên mái nhà, đứa trốn dưới vại cơm. Cuối cùng, loài người phân tán khắp nơi, mỗi người một cuộc sống và trở thành tổ tiên của các dân tộc khác nhau. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được các sự kiện chính: 1,0 điểm. - Học sinh trả được nhưng còn thiếu sự kiện: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 |
3 |
Lỗi thiếu mạch lạc trong đoạn văn dưới đây dưới và nêu ra cách sửa: Gợi ý: - Lỗi thiếu mạch lạc trong đoạn văn: Lỗi lạc chủ đề. - Cách sửa lỗi thiếu mạch lạc: bỏ câu 3 và viết tiếp câu 3,4 cho cùng chủ đề. Qua truyện “Thần bathala tạo ra giống người trong ống tre”, Bathala là vị thần có sức mạnh phi thường (cai quản bầu trời), thực hiện công việc sáng tạo ra loài người. Thần có tinh thần trách nhiệm cao, sau khi tạo ra con người, thần Bathala không hề thờ ơ mà còn quan tâm, chăm sóc. Thần rất sáng tạo, gần gũi, thần bathala không chỉ tạo ra sự sống mà còn ban tặng cho con người những kiến thức cơ bản để sinh tồn và phát triển, đặt nền móng cho sự sống… Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được lỗi thiếu mạch lạc và sửa được: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
0,5
0,5 |
4 |
Anh/chị có đồng tình với quan điểm “mỗi người có cuộc sống, số phận riêng, không ai giống ai” không? Vì sao? Gợi ý: - Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn từ 5 đến 7 dòng. - Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình/không đồng tình. - Học sinh cần lí giải hợp lí, thuyết phục về quan điểm cá nhân. * Dưới đây là một số gợi ý theo hướng đồng tình: + Mỗi chúng ta đều là một cá thể độc lập, mang trong mình những đặc điểm riêng biệt về tính cách, hoàn cảnh, phong cách sống, trải nghiệm và ước mơ. Điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú cho cuộc sống. + Mỗi người đều phải đối mặt với những thử thách và cơ hội khác nhau, từ đó hình thành nên con đường sống của riêng mình. Nhờ có sự khác biệt, chúng ta mới có cơ hội học hỏi lẫn nhau, bổ sung cho nhau và cùng nhau tạo nên một cộng đồng đa dạng và phát triển. + … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày rõ ràng, thuyết phục: 1,5 điểm. - Học sinh trình bày rõ ràng nhưng chưa thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh trình bày không rõ ràng, không thuyết phục: 0,0 điểm. (Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật). |
0,5
0,5
0,5 |
5 |
Thông điệp từ văn bản. Gợi ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng bám sát vào văn bản để thực hiện. - Hãy biết ơn và trân trọng cội nguồn sinh ra của chúng ta. - Xã hội luôn có sự phân hóa về gia cấp vậy nên cần cố gắng nỗ lực, sống lương thiện. - Mỗi người đến với cuộc sống này đều có một vai trò riêng vì vậy cần sống có trách nhiệm. - … Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra thông điệp: 1,5 điểm. - Học sinh nêu được thông điệp, nhưng chưa thuyết phục: 0,75 điểm. - HS không nêu được thông điệp: 0,0 điểm. |
1,5 |
PHẦN II: VIẾT (4,0 ĐIỂM) |
||
“Hiện tượng sử dụng lời lẽ khiếm nhã, miệt thị, xúc phạm, kỳ thị cá nhân có chiều hướng gia tăng trên mạng xã hội đang nguy cơ gây tâm lý tiêu cực trong cộng đồng, báo động về cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội, nhất là đối tượng trẻ. Thực trạng này đòi hỏi cần được chấn chỉnh, loại bỏ, góp phần xây dựng môi trường mạng phát triển lành mạnh, văn minh.” (Trích Ứng xử văn minh trên mạng xã hội, Ngày 12/07/2024, https://nhandan.vn/ung-xu-van-minh-tren-mang-xa-hoi-post818689.html) Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa ứng xử trên không gian mạng của giới trẻ hiện nay. |
4,0 |
|
Mở bài |
Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận. |
0,25 |
Nêu khái quát được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. |
0,25 |
|
Thân bài |
Giải thích được vấn đề cần bàn luận. - Văn hóa ứng xử: là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội. Đồng thời, đã gọi là văn hóa ứng xử thì phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. - Văn hóa ứng xử trên không gian mạng có thể hiểu là: + hệ thống giá trị chi phối nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân khi tham gia mạng xã hội, phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng. + thể hiện trong mối quan hệ với chính bản thân, với các giá trị như sự khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, có chính kiến, lập trường, quan điểm rõ ràng; tinh thần cầu thị, học hỏi, không tự kiêu, tự đại hoặc tâm lý tự ti, thiếu tin vào bản thân,... |
0,25
0,25 |
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết. - Học sinh trình bày ít nhất 02 luận điểm; các luận điểm tạo thành một hệ thống, triển khai các phương diện của vấn đề. - Hệ thống luận điểm giúp thể hiện được quan điểm của người viết đã nêu ở mở bài. Luận điểm 1: Tại sao văn hóa ứng xử trên không gian mạng ngày càng trở nên đáng báo động? - Sự phát triển không ngừng của các nền tảng xã hội. - Cá nhân, tổ chức “lợi dụng” quyền tự do ngôn luận để cung cấp những thông tin sai trái, độc hại, không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mĩ tục. Thậm chí, có những thông tin xuyên tạc, gây hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây mâu thuẫn trong xã hội. - Do sự kiểm duyệt chưa thật sự chặt chẽ của nhà mạng, công ty chịu trách nhiệm với mạng xã hội, hành lang pháp lý còn thiếu sót, giáo dục chưa thật sự hiệu quả,... - Thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật, thiếu sự quan tâm và định hướng của gia đình, nhà trường… - … Luận điểm 2: Mọi người cần làm gì để ứng xử văn minh, nhân văn hơn trên các không gian mạng? - Hãy học cách sử dụng internet và mạng xã hội một cách thông minh. - Tự ý thức về lời lẽ phát ngôn và hành xử của bản thân, không nên có cách hành xử yếu kém, vô đạo đức, hống hách, thượng đẳng và thiếu lịch sự. - Khi tham gia thảo luận, chúng ta bày tỏ quan điểm bằng thiện chí và phải tôn trọng các cá nhân khác, không cố chấp, bảo thủ với cái tôi của bản thân. - Phải tỉnh táo để đánh giá thông tin này đúng hay sai, giả hay thật, từ đó không để bản thân kích động mà hành xử sai trái. Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ: + Học sinh có nêu được bằng chứng phù hợp với lí lẽ; + Học sinh có phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ lí lẽ; |
0,5
0,5
0,5 |
|
Luận điểm 3: Trao đổi ý kiến trái chiều. * Lợi ích từ việc ứng xử văn minh trên không gian mạng là gì? - Cải thiện văn hóa ứng xử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: “Một khi bạn ứng xử văn minh trên mạng xã hội, bạn sẽ khẳng định mình là người có trình độ, đạo đức, nhân cách, văn hóa” (TS. Lê Hoàng Việt Lâm). - Việc không tham gia vào những hành vi ứng xử kém văn minh sẽ giúp mỗi người tiết kiệm được thời gian, công sức và tránh những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lý. - Bên cạnh đó, việc ứng xử văn minh trên mạng xã hội sẽ giúp người trẻ tránh được nguy cơ vi phạm pháp luật, góp phần lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp đến những người xung quanh (Chia sẻ những video hay, ý nghĩa, những câu chuyện giúp đỡ nhau, chia sẻ khó khăn…) - Việc ứng xử văn minh trên không gian mạng là tiền đề để xây dựng một xã hội an toàn, bền vững, văn minh và hiện đại. |
0,5 |
|
Kết bài |
Khẳng định lại quan điểm của bản thân. |
0,25 |
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp. |
0,25 |
|
Kĩ năng trình bày, diễn đạt |
- Bài văn đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Có mở bài, kết bài gây ấn tượng. |
0,25 |
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp: + Diễn đạt rõ ràng, rành mạch; + Không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. |
0,25 |
|
Tổng điểm |
10 |
--- HẾT ---