Banner cho bài viết: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 10 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - ĐỌC HIỂU BÀI THƠ HỒN QUÊ - HẢO TRẦN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 10 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - ĐỌC HIỂU BÀI THƠ HỒN QUÊ - HẢO TRẦN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 10 CHƯƠNG TRÌNH MỚI

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau:

Ta về nương gió đồng xanh
Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê..

 

Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn
Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang
Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun..

 

Lấm lem chân mẹ lội bùn
Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng
Tạc vào giữa chốn mênh mông
Hao gầy dáng mẹ lưng còng liêu xiêu

 

Ta về tìm thủa dấu yêu
Bến sông bờ bãi những chiều xa xưa
Cánh diều no gió tuổi thơ
Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào

 

Đêm trăng lòng dạ nôn nao
Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung
Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn..
Bờ môi hé nụ.. Nhịp tim chòng chành..

 

Bao nhiêu năm sống thị thành

Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…!

(Trích Hồn quê - Hảo Trần, https://bimson.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/thu-vien/chuyen-muc-van-tho/hon-que.html)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình của văn bản.

Câu 2: Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn

Câu 4: Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Câu 5: Câu thơ “Bao nhiêu năm sống thị thành / Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi” cho thấy dù xa quê, tác giả vẫn luôn nhớ về quê hương. Em có đồng tình với quan điểm “Dù đi đâu, quê hương vẫn là nơi ta luôn hướng về” không? Vì sao?

II. VIẾT

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya ở lứa tuổi học sinh.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM:

Câu 1: Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình của văn bản.

- Thể thơ lục bát

- Chủ thể trữ tình trực tiếp qua đại từ nhân xưng “tôi”, “ta”

Câu 2: Liệt kê các từ ngữ, hình ảnh, âm thanh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả.

- Từ ngữ: nương gió, nghe hồn cây cỏ, lắng nghe, ta tìm về, nôn nao, nhớ nhung

- Hình ảnh: đồng xanh, cây cỏ, đồng hoang, bến sông, cánh diều, lưng trâu, câu hò

- Âm thanh: đất thở, cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun, câu hò

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa ..hương quê nồng nàn

- Biện pháp tu từ nhân hóa “lắng nghe đất thở”

- Tác dụng: Diễn tả được tình yêu quê hương, lắng nghe hơi thở của đất trời, sự gắn kế ,giao cảm giữa tác giả và quê hương. Giúp cho thiên nhiên trở nên sống động, có hồn, tạo sự liên tưởng cho người đọc.

Câu 4: Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.

- Nỗi nhớ da diết và tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

Câu 5: Câu thơ “Bao nhiêu năm sống thị thành / Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi” cho thấy dù xa quê, tác giả vẫn luôn nhớ về quê hương. Em có đồng tình với quan điểm “Dù đi đâu, quê hương vẫn là nơi ta luôn hướng về” không? Vì sao?

- Em đồng tình với quan điểm “Dù đi đâu, quê hương vẫn là nơi ta luôn hướng về.” Vì:

+ Câu thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với quê hương, dù ở chốn thị thành vẫn luôn nhớ về nguồn cội.

+ Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm gia đình.

+ Dù sống xa, con người vẫn nhớ về quê hương như một điểm tựa tinh thần.

+ Mỗi người cần trân trọng, giữ gìn giá trị quê hương và luôn hướng về cội nguồn dù đi bất cứ đâu.

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee