Banner cho bài viết: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 10  - Đọc hiểu bài thơ Chuyện của cha - Lê Việt Hùng

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 10  - Đọc hiểu bài thơ Chuyện của cha - Lê Việt Hùng

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 10 

I. ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chuyện của cha - Lê Việt Hùng

Bức ảnh treo trên tường
Bảy mươi năm vẹn nguyên nụ cười đó
Nụ cười bết quánh bụi đỏ
Ướt sũng nước mưa

Chuyện mẹ kể về cha năm xưa
Đi đánh giặc không người đưa tiễn
Trốn nhà lên huyện
Theo Vệ quốc quân

Cha ra đi vì Tổ quốc, vì dân
Khắp chiến trường Đông Bắc, Tây Bắc
Đền nợ nước lòng quyết tâm đánh giặc
Thà hi sinh, chẳng quản gian nan

Chiều ấy, Điện Biên nắng trong ngần
Mường Cúm, Him Lam im tiếng súng
Cha ngã xuống chưa kịp mừng chiến thắng
Đàn bồ câu vỗ cánh giữa trời xanh

Tây Bắc ngày nay xa đã hóa gần
Mùa xuân đến hoa ban nở rộ
Xa đồng đội con hiểu cha không nỡ
Vẫn bên nhau hát mãi khúc quân hành.

http://vannghequandoi.com.vn/tho/tho-cua-le-viet-hung_16770.html

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Những phẩm chất nào của người cha được thể hiện trong bài thơ?

Câu 3 (1 điểm): Hình ảnh "Đàn bồ câu vỗ cánh giữa trời xanh" có ý nghĩa gì trong bài thơ?

Câu 4 (1,5 điểm):  Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 5 (1,5 điểm): Nếu được gửi một lời nhắn đến thế hệ trẻ hôm nay dựa trên ý nghĩa bài thơ, em sẽ nói gì?

II. VIẾT

Viết bài văn nghị luận (400 – 600) từ thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình của bài thơ.

- Thể thơ tự do

- Chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “con”

Câu 2 (1 điểm): Những phẩm chất nào của người cha được thể hiện trong bài thơ?

+ Lòng yêu nước sâu sắc

+ Tinh thần dũng cảm, kiên cường 

+ Sự hy sinh cao cả 

+ Tình đồng đội sâu sắc 

Câu 3 (1 điểm): Hình ảnh "Đàn bồ câu vỗ cánh giữa trời xanh" có ý nghĩa gì trong bài thơ?

- Hình ảnh "Đàn bồ câu vỗ cánh giữa trời xanh" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự yên bình, hòa bình.

Câu 4 (1,5 điểm):  Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Xót thương, tự hào, biết ơn của người con dành cho người cha đã hy sinh cho Tổ quốc.

Câu 5 (1,5 điểm): Nếu được gửi một lời nhắn đến thế hệ trẻ hôm nay dựa trên ý nghĩa bài thơ, em sẽ nói gì?

- Hãy trân trọng những hy sinh của cha ông và cố gắng xây dựng đất nước.

- Tự hào về lịch sử dân tộc, không quên những người đã ngã xuống vì hòa bình hôm nay.

- Sống có trách nhiệm, noi gương thế hệ đi trước, tiếp tục bảo vệ và phát triển đất nước.

 

II. VIẾT

Viết bài văn nghị luận (400 – 600) từ thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp

Mở bài:

- Nêu vấn đề: “thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp ” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận.

Thân bài:

- Khái niệm về thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp: Thói quen gây bè phái là thói quen tập hợp gồm những người vì quyền lợi riêng hoặc quan điểm hẹp hòi mà gắn kết với nhau.

- Biểu hiện thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:

   + Ban đầu, một số HS tập hợp thành các nhóm có cùng cá tính, thói quen, sở thích hay hoàn cảnh. Các bè phái  này kết hợp vì lợi ích riêng. Do đó bè phái chỉ có tính ngắn hạn, nhất thời, không có lý tưởng, niềm tin, kế hoạch. Nó dễ dàng bị phá vỡ cấu trúc khi cảm xúc hoặc lợi ích thay đổi.

   + Vì một chuyện hiểu sai, một thành viên có lôi kéo tất cả những người mình quen biết, bằng cách kể một nửa sự thật, bịa đặt đủ điều để tạo thành phe ghét bỏ và cô lập một người nào đó. Cho dù ai có giải thích, nói đúng hoặc làm gì thì trong mắt phe này, người đó vẫn không ra gì. Ai lên tiếng nói lời phải trái đều bị phe này đánh giá đồng loại xấu xa như người đó và thù ghét, sỉ nhục…

   + Dần dần các bè phái xoay ra soi mói, nói xấu lẫn nhau. Người có tư duy độc lập, biết phân biệt đúng sai phải trái, biết khen ngợi và nhắc nhở đúng mực rất ít và thường bị các phe làm cho không thể mở miệng vì mở miệng là bị yêu, ghét, phán xét ngay lập tức.

   + Bề ngoài, cả lớp luôn tỏ ra đoàn kết, ngoan ngoãn, nhưng thực chất luôn có những cuộc chiến tranh ngầm bất phân thắng bại….

- Nguyên nhân dẫn đến thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:

   + Có chung mâu thuẫn về một cá nhân/ vấn đề trong tập thể

   + Có cùng sở thích, quan điểm, định kiến

   + Có chung lợi ích trước mắt

- Tác hại thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp

   + Làm cho tập thể lớp bị chia rẽ cùng cực, ghét bỏ, thù hằn nhau chỉ vì những điều nhỏ nhặt thay vì yêu thương, chia sẻ, thông cảm, giúp nhau tốt hơn lên mỗi ngày

   + Khi còn giữ thói chia bè kết phái thì không có hội nhóm nào bền vững, không một tập thể lớp nào nào có thể lớn mạnh được.

   + Lục đục nội bộ làm tổn thất ích lợi chung, làm xấu danh tiếng, và để các thế lực thù địch có cơ hội lấn át trong các hoạt động thi đua

- Giải pháp xoá bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp:

   + Bạn luôn ý thức trách nhiệm xây dựng tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau trong một tập thể.

   + Bạn cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khách quan, suy luận có logic, khoa học, trách cảm tính, áp đặt hay bị kích động bởi người khác.

   + Bạn cần có chính kiến trong suy nghĩ  khi tiếp nhận thông tin về một việc, một người nào đó. Trước khi phán xét ai đó, ta cần đặt câu hỏi cho bản thân có phải vì mình ghét họ nên mình vội nghĩ họ sai không? Hay trước khi bênh vực một ai ta cũng đặt câu hỏi người này đã nói, viết đúng chưa, đúng sai như thế nào?

   + Bạn có thể thương xuyên học hỏi để thu nạp kiến thức, làm cho bản thân có được sự hiểu biết nhất định để từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khách quan, suy luận có logic, khoa học.

   + Con người không thể gạt bỏ hoàn toàn cảm xúc, nhưng bạn không nên vì yêu ghét nhất thời mà cố ý bao che hoặc phủ nhận hoàn toàn một người khác.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Rút ra bài học cho bản thân

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee