Đọc bài thơ:
Một con vẹt từ đâu lại
Hãy còn biết bay
Một con vẹt từ nhà ai lại
Hãy còn biết bay
Chân đeo hai cái vòng bạc
Bay vào phòng nhỏ của tôi
Đậu trên đầu ghế
Chắc hắn vừa bay một đoạn dài
Tôi tìm một sợi xích to hơn
Lần này hắn sẽ không bay đi nổi
Ngày ngày hắn đứng im nhìn tôi
Kêu lên một vài tiếng lanh lảnh
Trông mặt còn có vẻ hung dữ
Nhưng sợi xích thì khá to và nặng
Vài tháng sau tôi thả hắn
Vì nghĩ lẩn thẩn về cái nghĩa tự do
Nhưng hắn không bay nữa
Vẫn sống tha thẩn bên thóng gạo.
(Con vẹt, Văn Cao, in trong Lá, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1988)
Thực hiện các yêu cầu: con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Xác định chủ thể trữ tình của văn bản.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao khi được thả ra, con vẹt lại không bay nữa?
Câu 4. Chỉ ra các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản và tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của sự tự do đối với cuộc sống của mỗi con người?
Gợi ý:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
- Thể thơ tự do
Câu 2. Xác định chủ thể trữ tình của văn bản.
- Chủ thể trữ tình trực tiếp qua đại từ nhân xưng “tôi”
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao khi được thả ra, con vẹt lại không bay nữa?
- Khi được thả ra, con vẹt không bay nữa vì nó nghĩ nó vẫn đang bị sợi xích buộc chặt, tức việc bị xích lại đã trở thành một thói quen trong tâm trí của nó.
Câu 4. Chỉ ra các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản và tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản và tác dụng:
– Hình ảnh sợi xích: ẩn dụ cho sự trói buộc, giam hãm trong cuộc sống.
– Hình ảnh con vẹt: ẩn dụ cho con người.
– Hình ảnh con vẹt kể cả khi được tháo bỏ khỏi sợi xích vẫn không bay nữa là ẩn dụ cho những con người quen sống với tâm lí nô lệ, nên dù khi được tự do, nó vẫn tiếp tục sống với tâm lí nô lệ ấy.
– Hình ảnh con vẹt kể cả khi được tháo bỏ khỏi sợi xích vẫn không bay nữa là ẩn dụ cho những con người quen sống với tâm lí nô lệ, nên dù khi được tự do, nó vẫn tiếp tục sống với tâm lí nô lệ ấy.
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của sự tự do đối với cuộc sống của mỗi con người?
– Tự do giúp con người được sống đúng là chính mình.
– Tự do tạo điều kiện cho con người được thoả sức khám phá và cống hiến.
– Tự do làm cho cuộc sống con người trở nên phong phú và ý nghĩa hơn.
Để lại bình luận