Banner cho bài viết: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN, ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN, VIẾT BÀI THƠ

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN, ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN, VIẾT BÀI THƠ

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024 - 2025

NGỮ VĂN 10

 

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT                                           

1. Kiến thức:

- Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn lớp 10 học kì I.

- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học viết bài văn nghị luận văn học.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản /đoạn trích ngoài SGK.

- Biết cách đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng ý thức, thái độ nghiêm túc, tự chủ khi làm bài kiểm tra.

- Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương đất nước, tình yêu tiếng Việt. Nâng niu trân trọng vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người.

4. Năng lực:

- Các năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Các năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tiếp nhận văn bản thông qua đọc văn bản (đọc - hiểu, cảm thụ văn học).

+ Năng lực tạo lập văn bản (viết, trình bày văn bản).

+ Năng lực sử dụng tiếng Việt trong tạo lập văn bản.

II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN

1. Hình thức: Tự luận.

2. Thời gian: 90 phút.

3. Cách thức kiểm tra: Theo lịch tổ chức của nhà trường.


 

 

III. BẢNG ĐẶC TẢ

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

 

Đọc hiểu

Đọc hiểu văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được những phương thức biểu đạt trong văn bản thông tin.

- Nhận biết các yếu tố hình thức của văn bản thông tin. (Nhan đề, Sa-po, đề mục, trích dẫn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

- Nhận biết bố cục, mạch lạc của văn bản; cách trình bày dữ liệu và thông tin của người viết. - Nhận biết được các thông tin cơ bản mà văn bản trực tiếp đề cập.

- Nhận biết đề tài, mục đích và quan điểm của người viết.

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông hiểu:

- Tác dụng của cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết.

- Phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

- Phân tích cách đặt nhan đề của tác giả.

- Nêu được tác dụng của những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Đánh giá được quan điểm người viết ở một văn bản thông tin.

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vận dụng:

- Nêu và lý giải được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.

- Thể hiện được thái độ đồng ý và không đồng ý với nội dung của văn bản hay quan điểm của người viết và giải thích lý do.

 

 

 

1TL

 

2

Viết

Viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Nhận biết:

- Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

- Xác định được chủ đề của tác phẩm nghị luận.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

- Phân tích đánh giá được một số nét về đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ thể chủ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.

Vận dụng:

- Đánh giá được ý nghĩa của tác phẩm đối với cuộc sống con người, xã hội.

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm nghị luận.

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính, sự sáng tạo trong bài viết.

- Biết liên tưởng, so sánh với các tác phẩm khác.

1*

 

 

 

 

2*

 

 

 

 

1*

 

 

 

 

1*

 

 

 

 

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ %

 

30

40

20

10

Tỉ lệ chung

 

70%

30%

 

IV. THIẾT LẬP MA TRẬN:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

 

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

(Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

Vận dụng cao

(Số câu)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc

Văn bản thông tin

0

2

0

2

0

1

0

0

5,0

2

Viết

 

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

0

1*

0

2*

0

1*

0

1*

5,0

Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi

 

30%

 

40

%

 

20

%

 

10

%

100%

Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức

30%

40%

20%

10%

Tổng % điểm

65%

3

ĐỀ BÀI

PHẦN 1: ĐỌC (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

NGHỀ GỐM CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI CHĂM

         (ĐCSVN) – Sinh sống lâu đời trên vùng đất tỉnh Ninh Thuận đồng bào dân tộc Chăm hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú trong đó nghề làm gốm thủ công là một nét độc đáo trong bức tranh văn hoá Chăm.

      Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi làng này là một trong số những ngôi làng cổ bậc nhất ở Ninh Thuận, cũng là ngôi làng nổi tiếng với các sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo. Gốm Bàu Trúc được ngợi ca là sản phẩm thủ công mang nét đặc trưng không lẫn với gốm nơi khác của tỉnh Ninh Thuận.

      Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc là: đất sét, cát, nước ngọt trong đó đất sét ở làng Bàu Trúc với độ kết dính đặc biệt, một chất liệu đặc biệt để chế tác sản phẩm gốm Bàu Trúc.

     Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản như làm đất, tạo dáng, nung gốm nhưng để tạo hình gốm thì không thể bỏ qua khâu chọn nguyên liệu. Một yếu tố tạo nên chất nghệ thuật của gốm Bàu Trúc nằm công đoạn tạo dáng. Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

       Từ một khối đất người thợ gốm Bàu Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Hình tháp Chăm, tượng vũ nữ Apsara sinh động, những cô gái Chăm đội nước duyên dáng, hay những vật dụng trong cuộc sống thường nhật... Sau khâu tạo dáng là khâu trang trí những hoa văn, các hoa văn chính có hình sóng nước, hình tam giác, tứ giác, hình vuông hay tròn, hình trăng khuyết, hình xoắn, hình cây, hình que, hoa lá, hoa văn chữ S, vỏ sò, ốc, hoặc những hoa văn hình hoa lá cách điệu.

      Nghệ thuật rắc màu lên áo gốm là cách thức tự do và ngẫu nhiên nhất, bởi vậy gốm Bàu Trúc được trang trí bằng sắc màu rất lạ, rất sống động. 

 

 

Các nghệ nhân làng Gốm Bàu Trúc giới thiệu

 quy trình làm gốm thủ công. Ảnh: T Bình

      Bố cục trên các tác phẩm gốm thể hiện tự nhiên, phóng khoáng, tối giản. Hoa văn thường trang trí ở vai gốm, hoặc tạo đường viền ở vai và gần đáy gốm, hiếm khi họ trang trí toàn than gốm. Theo các nghệ nhân người Chăm làng Bàu Trúc là cộng đồng người Chăm Ahier, họ kiêng kỵ vẽ hoa văn hình động vật, hình người trên gốm bởi quan niệm hỏa táng (nghi thức trong lễ tang của người Chăm Bàlamôn). Gốm Bàu Trúc được nung lộ thiên nên trước khi xếp gốm, người thợ phải xếp các nguyên liệu nung (củi, rơm, trấu) thành những lớp nền nhất định. Những kỹ thuật này vừa quyết định chất lượng của sản phẩm gốm vừa khẳng định những giá nghệ thuật thể hiện trên gốm.

      Nghề gốm có vị trí quan trọng đối với người dân làng Bàu Trúc bởi các giá trị: lịch sử, kinh tế, khoa học, văn hóa - xã hội và nghệ thuật. Do vậy, việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn lại đến nay. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm Bàu Trúc là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa - xã hội, được cộng đồng người Chăm làng Bàu Trúc thừa nhận, bảo tồn và lưu giữ qua nhiều thế hệ, góp phần cho bức tranh văn hóa Chăm thêm đa dạng và lung linh sắc màu.

(Thanh Bình, Nghề gốm cổ truyền của người Chăm, Ngày 18/10/2021; https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sau-vung-xa-bien-gioi-hai-dao-vung-dan-toc-thieu-so/nghe-gom-co-truyen-cua-nguoi-cham-594342.html)/)

Câu 1. (1 điểm) Xác định đề tài của văn bản.

Câu 2. (1 điểm) Theo văn bản, để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản nào?

Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của sapo, phương tiện phi ngôn ngữ trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

Câu 4. (1 điểm) Xác định mục đích và quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản trên.  

Câu 5. (1 điểm) Em có đồng tình với quan điểm của người viết “Việc bảo tồn nghề gốm truyền thống vừa mang ý nghĩa kinh tế vừa là sự bảo tồn một trong những nghề thủ công truyền thống quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận còn lại đến nay.” không? Vì sao?  

PHẦN 2: VIẾT (5,0 điểm)

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và hình thức nghệ thuật trong bài thơ Thu của Nguyễn Trọng Hoàn.

THU

Trời trong xanh áo mới

Hương cốm gọi thu về

Vườn chín thơm hồng, bưởi

Hương dập dềnh bay xa.

 

Mùa thu về trong gió

Mùa thu về trong cây

Mật ngọt dâng sóng sánh

Ong, bướm mải mê say.

 

Đất ngỡ ngàng màu nắng

Sông ngỡ ngàng màu mây

Rộn ràng nghe tiếng trống

Bạn bè tay trong tay… 

(Nguyễn Trọng Hoàn để lại…  Nguyễn Trọng Hoàn, NXB Công an nhân dân, 2021, tr.310)

 

Chú thích:

Nhà giáo, nhà thơ, tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoàn, (1963 - 2020), quê ở tỉnh Hưng Yên. Tác giả của 12 tập thơ, với nhiều giải thưởng danh giá. Thơ Nguyễn Trọng Hoàn trữ tình, tinh tế và duy mỹ. Ông có nhiều bài thơ hay, gắn với những địa danh cụ thể, chứng tỏ sức đi, sức viết với ý thức nghề nghiệp cao.

---HẾT---

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:  ............................................................................. Số báo danh: ...........................................

Chữ ký của cán bộ coi thi: .................................................................................................................................

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG HKI

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Ngữ văn - Khối 10

 

Câu

Nội dung

Điểm

PHẦN 1: ĐỌC (5,0 ĐIỂM)

1

- Đề tài của văn bản: Nghề gốm cổ truyền của người Chăm/ Làng gốm bàu Trúc Ninh Thuận.

1,0

2

- Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản: làm đất, tạo dáng, nung gốm.

1,0

3

- Sapo: Sinh sống lâu đời trên vùng đất tỉnh Ninh Thuận đồng bào dân tộc Chăm hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú trong đó nghề làm gốm thủ công là một nét độc đáo trong bức tranh văn hoá Chăm.

- Tác dụng Sapo: Giới thiệu khái quát nội dung của văn bản. Tạo sự chú ý và giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung văn bản.

- Hình ảnh: Các nghệ nhân làng Gốm Bàu Trúc giới thiệu quy trình làm gốm thủ công.

- Tác dụng: Góp phần thể hiện rõ nội dung chính, giúp người đọc có cái nhìn cụ thể và trực quan, sinh động hơn về nghề gốm cổ truyền của người Chăm.

Lưu ý: Mỗi ý 0,5 điểm (chỉ ra 0,25; tác dụng 0,25)

1,0

4

- Mục đích: Giới thiệu, cung cấp thông tin về nghề gốm cổ truyền của người Chăm, từ đó tác động đến nhận thức của người đọc về đối tượng được đề cập đến.

- Quan điểm của người viết:  Vừa giới thiệu, cung cấp thông tin  một cách khách quan, vừa thể hiện niềm tự hào, trân trọng đối với di sản nghề gốm của người Chăm.

- Lưu ý: mỗi ý 0.5

1,0

5

-  Đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần 0,25; giải thích 0,75.

Gợi ý:

- Đồng tình với quan điểm trên. Vì:

+ Việc bảo tồn nghề gốm truyền thống góp phần tạo thu nhập, ổn định cuộc cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho người dân tỉnh Ninh Thuận.

+ Mặt khác hiện nay nhiều nghề thủ công truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, vậy nên việc bảo tồn nghề gốm truyền thống của người Chăm tỉnh Bình Thuận là cách đề gìn giữ lại nét văn hoá riêng của vùng đất này. Đồng thời giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về nét riêng của văn hóa truyền thống trước sự du nhập của ngành công nghiệp hiện đại.

 

1,0

PHẦN II: VIẾT (5,0 ĐIỂM)

Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ Thu của Nguyễn Trọng Hoàn.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Phân tích, đánh giá chủ đề và các hình thức nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Thu của Nguyễn Trọng Hoàn.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 

Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

- Trích thơ

0,5

Thân bài

Luận điểm 1: Phân tích, đánh giá chủ đề

- Chủ đề: Sự chuyển biến của đất trời và cảm xúc con người lúc thu sang.  

- Phân tích, đánh giá chủ đề:

+ Đây là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca.

+ Bức tranh thiên nhiên lúc thu sang mang một vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo, dịu ngọt qua những hình ảnh bình dị của làng quê, xen vào đó là sự háo hức đón chờ một năm học mới.

+ Thi nhân đã khéo léo tạo nên sự hài hòa trong bức tranh cảnh vật cũng như cuộc sống con người. Qua đó thấy được một tâm hồn lãng mạn, bay bổng, trân trọng thiên nhiên và những điều bình dị của thi sĩ.

 

Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá một số hình thức nghệ thuật

- Liên tưởng độc đáo: trời trong xanh áo mới

- Biện pháp tu từ:

+ Liệt kê: trời, hương cốm, hồng, bưởi, gió, cây, ong bướm, đất, sông, tiếng trống: sự quan sát, phát hiện những tín hiệu mùa thu của thi nhân.

+ Nhân hóa: hương cốm gọi thu về.

+ Điệp cấu trúc: mùa thu về...

+ Nhân hóa, điệp từ: ngỡ ngàng: diễn rả cảm xúc ngạc nhiên, thích thú của thi nhân trước cảnh sắc thiên nhiên đất trời lúc thu sang

- Từ láy: dập dềnh, sóng sánh, mê say, ngỡ ngàng, rộn ràng.

- Dấu chấm lửng khép lại bài thơ để diễn tả cảm xúc ngập ngừng.

Luận điểm 3: Đánh giá chung

- Nhịp thơ 3/2 đều đặn, gieo vần chân “cây - say, mây - tay” tạo sự hài hòa, nhịp nhàng cho bài thơ.

- Chủ thể trữ tình ẩn.

0,75

 

 

 

2,0

Kết bài

- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về chủ đề và  nghệ thuật đặc sắc.

-  Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nhận sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

0,5

d.Chính tả

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e.Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

0,5

--- HẾT ---

 

 

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee