Bài văn Nghị Luận So Sánh hai đoạn thơ: Tương Tư của Nguyễn Bính và Nhớ của Nguyễn Đình Thi

Viết bài văn nghị luận ( 600 chữ) phân tích, đánh giá 2 đoạn thơ:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Nắng mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

   ( Nguyễn Bính , trích “Tương tư”- in trong tập “ Lỡ bước sang ngang”-1940)
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương sớm tối vô ngần
 Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn. 

                                   (Nguyễn Đình Thi- trích” Nhớ”-1954)

GỢI Ý: 

* MB:
– Giới thiệu đoạn trích trong bài thơ “Tương tư”
– Giới thiệu đoạn trích trong bài thơ “ Nhớ”.

*TB:
** Phân tích đoạn thơ trong bài Tương tư.

– Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành nỗi nhớ mong da diết, trĩu nặng…

– Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cho cả không gian như nhuốm đầy nỗi tương tư.

– Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, chất liệu ngôn từ chân quê, các biện pháp tu từ…

* *Phân tích đoạn thơ trong bài Nhớ.

- Là một lời tuyên bố táo bạo và mạnh mẽ : Em được trang trọng đặt ngang hàng với đất nước, được ví với đất nước. Tình yêu riêng ( thường được coi là nhỏ bé) đặt ngang hàng với lí tưởng chung.

– Nhân vật trữ tình “Anh” có hai người yêu : Em và Đất nước. Em vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Đất nước cũng vất vả đau

thương tươi thắm vô ngần. Em gắn chặt với Đất nước, em hòa trong Đất nước. Anh yêu Em là anh yêu Đất nước, anh nhớ Em cũng là

anh nhớ Đất nước, nhớ đến nhiệm vụ giải phóng Đất nước.

- Những câu thơ bộc lộ hết sức đẹp đẽ sự hài hòa, thống nhất, gắn bó giữa tình yêu và lí tưởng, giữa tình riêng và tình chung, thống nhất.

Nghệ thuật: thể thơ tám chữ, hình ảnh gợi cảm, sử dụng so sánh, điệp từ, điệp ngữ...

** So sánh hai đoạn thơ.

– Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng;.

– Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, gắn với làng quê Bắc Bộ…; thể thơ lục bát mềm mại

+ Đoạn thơ trong Nhớ là nỗi nhớ người yêu của một chàng trai có một lý tưởng cao đẹp, biết đặt mình vào bối cảnh chung của đất

nước, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của tổ quốc; sử dụng thể thơ 8 chữ chắc nịch.

* KB:đánh giá chung về nét đặc sắc của hai đoạn thơ

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee