Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
( Trần Trung Đạo, Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười, https://www.thivien.net)
Ngày xưa chào mẹ, ta đi
Mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
Mười năm rồi lại thêm mười
Ta về thì khóc, mẹ cười lạ không?
( Đỗ Trung Quân, Mẹ ta trả nhớ về không, https://www.thivien.net)
GỢI Ý:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình mẹ con là đề tài, nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác thi ca. Viết về tình cảm của người con dành cho mẹ, mỗi nhà thơ đều có cách thể hiện riêng nhưng vẫn có những điểm gặp gỡ nhất định.
* Phân tích những điểm giống nhau:
- Cùng thể hiện tình cảm, tấm lòng của người con đối với mẹ.
- Cùng lấy hình tượng mẹ làm nguồn cảm hứng để bộc lộ tâm tư của chủ thể trữ tình- người con
* Phân tích sự khác nhau giữa hai đoạn thơ:
- Về mạch cảm xúc:
+ Trong Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười (Trần Trung Đạo): Từ một tình huống hiện tại (nhận cuộc điện thoại), nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn, trong lòng người con đã dấy lên một niềm ao ước: đổi cả thiên thu để có được tiếng cười (niềm vui) của mẹ. Người con sẵn sàng đánh đổi tất cả, mong sao mẹ được hạnh phúc.
+ Trong Mẹ ta trả nhớ về không (Đỗ Trung Quân): Nhấn mạnh sự trái ngược trong tâm trạng của mẹ và ta ngày ra đi và ngày trở về. Ngày ra đi ta vui vẻ, phấn khởi, háo hức, còn mẹ khóc vì phải xa con. Ngày trở về, ta khóc vì xót thương mẹ đã già, không còn minh mẫn, còn mẹ thì cười vì tuổi già lẫn lộn vui buồn không thể phân biệt được…
- Về hình ảnh “tiếng cười của mẹ”:
+ “Tiếng mẹ cười” ở đoạn 1 biểu tượng cho niềm vui, niềm hạnh phúc của mẹ trong niềm mơ ước của người con.
+ Tiếng cười của mẹ trong đoạn 2 được tả thực, thể hiện rõ tình cảnh của mẹ lúc về già, không còn sự minh mẫn, sáng suốt.
- Về thể thơ: Thể thơ bảy chữ trong Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười (Trần Trung Đạo); thể thơ lục bát trong Mẹ ta trả nhớ về không (Đỗ Trung Quân)
- Về biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ (đoạn 1): Tiếng mẹ cười
+ Đối lập (đoạn 2): Khóc- Cười
* Khẳng định nét chung và giá trị độc đáo của mỗi đoạn thơ:
- Hai đoạn thơ của Trần Trung Đạo và Đỗ Trung Quân là những cảm xúc chân thực của người con dành cho mẹ; qua đó thức tỉnh người đọc về lòng hiếu thảo, biết ơn đối với công lao của mẹ.
- Với sự đa dạng, độc đáo trong cách thể hiện hình tượng, mỗi đoạn thơ đem đến cho người đọc những suy ngẫm, những nỗi niềm riêng trong cảm thức về mẹ.
Để lại bình luận