Banner cho bài viết:BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ TIẾNG VIỆT MẾN YÊU CỦA NGUYỄN PHAN HÁCH

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ TIẾNG VIỆT MẾN YÊU CỦA NGUYỄN PHAN HÁCH

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:

Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Những người con ngồi đúc trống đồng

Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

 

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

Người Giao Chỉ(1) lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi

Bật ra thành tiếng Việt trên môi…

       (Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách – Báo Nhân Dân số Tết 2011)

Nguyễn Phan Hách (1944–2019) quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Ông là một gương mặt nổi bật của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác không nhiều nhưng tác phẩm lại được các nhà nghiên cứu và bạn đọc đánh giá cao và đón nhận nồng nhiệt. Ông được nhận giải thưởng do tuần báo Văn nghệ tổ chức thi các năm 1969 và 1974; giải thưởng truyện rất ngắn của tạp chí Thế giới mới năm 1994. Phong cách thơ ông độc đáo và mới lạ, thu hút sự quan tâm của độc giả yêu thơ ca. 

1.Người Giao Chỉ: là người Việt cổ.

GỢI Ý: 

Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu vấn đề nghị luận: Bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, nhà thơ đã thể hiện tình yêu đối với tiếng Việt, niềm tự hào về nguồn gốc và sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

- Lược trích thơ

Thân bài:  

* Giới thiệu những thông tin chung về tác giả, tác phẩm

Xuất xứ, thể loại, nhân vật trữ tình…

* Đặc sắc về nội dung của bài thơ:

- Đoạn 1 nhắc lại truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” nhằm dẫn dắt và thể hiện niềm tự hào về nguyên nhân ra đời, hình thành nên tiếng Việt: Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, do chính tổ tiên người Việt sáng tạo nên. (Năm mươi người con… phổ vào giọng nói)   

- Tiếng Việt gắn bó máu thịt với mỗi con người từ lúc mới sinh ra, giúp ta thể hiện và đón nhận những tình cảm thiêng liêng nhất: Tình mẫu tử, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước… (Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi… Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm)

- Tiếng Việt bắt nguồn từ những âm thanh tha thiết, thân thương của thiên nhiên và cuộc sống con người (tiếng gió, tiếng dòng sông, tiếng trời xanh, tiếng dế…), vì vậy, tiếng Việt gần gũi, phong phú, sinh động, đẹp đẽ, muôn hình muôn vẻ (thánh thót, chắc nịch, ngạt ngào hương thơm, rì rào, lồng lộng, xôn xao…)

-> Tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào, trân trọng tiếng Việt.

* Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

- Thể thơ tự do góp phần giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được những vẻ đẹp đa dạng của tiếng Việt và tình cảm của nhà thơ.

- Nhan đề: Thể hiện tình yêu và niềm tự hào về tiếng Việt.

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, chất liệu văn hóa dân gian: Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, hình ảnh trống đồng, người Giao Chỉ…

- Giọng điệu ngọt ngào, tha thiết – rất phù hợp cho việc thể hiện cảm xúc.

- Kết hợp các biện pháp nghệ thuật đa dạng, linh hoạt: Điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp, liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…

=> Sự sáng tạo, độc đáo của tác giả.

Kết bài: Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
Giảm giá - 50% Tết 2025