THÁNG BA NHỚ MẸ
Con đi giữa mùa lúa chín
Rong tìm tuổi thơ, tiếng chim
Vàng hươm bóng chiều lấp kín
Nghe cu gù phía đồi sim.
Sông đục mà nước xanh trong
Hàng tre ngược bóng xuôi dòng
Tắm mình trên thời quá khứ
Bời bời đồng gió mênh mông.
Một đời Mẹ dưới bờ tre
Con lên tháng ngày phố thị
Một đời Mẹ như lặng lẽ
Con vui trọn tuổi xuân thì.
Tháng ba nắng, gió nồm non
Rong chơi dài những lối mòn
Mạch sống chảy ngầm sông bể
Nhựa trào xanh một đời con.
(Phùng Tiết, trích Văn nghệ quân đội, số 648, tháng 6/2006, tr. 67- 68)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ trên.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Thể thơ sáu tiếng trải đều theo xúc cảm hoài niệm, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Nhan đề mộc mạc nhưng khái quát được cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình.
- Cấu tứ: Bài thơ được cấu tứ theo dòng hoài niệm của tác giả bắt đầu bằng tín hiệu thời gian “Tháng ba” với những âm thanh, hình ảnh quen thuộc của quê hương trên lối mòn nhặt tìm kỉ niệm. Hình tượng thơ được triển khai, phát triển theo hướng thống nhất từ nhan đề.
- Hình ảnh thiên nhiên thân thuộc gợi nỗi nhớ về quê hương (“mùa lúa chín”, “vàng ươm bóng chiều lấp kín”, “tiếng cu gù”, “đồi sim”, đồng gió”…); hình ảnh người mẹ hi sinh lặng thầm (“Một đời Mẹ dưới bờ tre”, “Một đời Mẹ như lặng lẽ”…). Đó là những hình ảnh thơ giản dị nhưng sâu sắc giàu tính tượng trưng, xúc cảm.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, lặp cấu trúc…
* Đánh giá chung
- Những nét đặc sắc nghệ thuật góp phần thể hiện vẻ đẹp của kí ức, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình đối với quê hương và hình ảnh người mẹ.
- “Tháng ba nhớ mẹ” gợi thông điệp có giá trị trong lòng độc giả.