Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người – biết mấy yêu thương.
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.”
("Nhớ cơn mưa quê hương", Lê Anh Xuân,
Tập Trường Sơn - đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.
Câuu 2: Hình ảnh “cơn mưa quê hương” được gợi tả qua các chi tiết:
Câu 3: Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả?
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người – biết mấy yêu thương.”
Câu 6: Anh (chị) hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau : “Ơi cơn mưa quê hương – Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé”. Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng
GỢI Ý:
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.
- Thể thơ tự do
Câuu 2: Hình ảnh “cơn mưa quê hương” được gợi tả qua các chi tiết:
- “Tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa”
- “Mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa”
- “Ta dầm mưa, ta tắm... ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông”.
Câu 3: Những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả?
– Những hình ảnh thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà thơ: tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,, tre, làng xóm, những con người nơi quê hương tác giả.
Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản.
– Nội dung của đoạn thơ: nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
“Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người – biết mấy yêu thương.”
Biện pháp tu từ: So sánh: Ta yêu mưa như: yêu gì thân thiết; Như tre, dừa; như làng xóm quê hương; Như những con người;
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh: Tình yêu của tác giả đối với cơn mưa ở quê hương. Đó là tình cảm chân thật, giản dị, gần gũi, thân thương nhưng những gì quen thuộc ở quê hương. Qua đó thể hiện sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương và tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.
+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo hiệu quả cho sự diễn đạt.
Câu 6: Anh (chị) hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau : “Ơi cơn mưa quê hương – Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé”. Trả lời trong khoảng 5- 7 dòng