Banner cho bài viết:ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KÌ - TRUYỆN HAI THẦN HIẾU ĐỂ - THÁNH TÔNG DI THẢO
Ôn tập Ngữ Văn 12

ĐỀ ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KÌ - TRUYỆN HAI THẦN HIẾU ĐỂ - THÁNH TÔNG DI THẢO

Đọc văn bản sau:

TRUYỆN HAI THẦN HIẾU ĐỂ

(Thánh Tông di thảo)

     Ở Sơn Bắc có Nguyễn Tử Khanh, cha mẹ mất sớm, chỉ có một người anh. Khi lớn tuổi, anh và chị dâu đều mất cả, để lại một cháu. Tử Khanh coi như con. Nhà tuy túng thiếu mà gia đình vẫn hòa mục như thường. Ba đời theo nghiệp học, chưa có thành tựu đỗ đạt gì.

     Khi ấy Tử Khanh đã bốn mươi bảy tuổi. Một hôm, đi ra có việc buổi chiều mới về. Giữa đường gặp mưa to gió lớn, bất đắc dĩ phải trú ở một ngôi miếu giữa đồng. Lại sợ đồng không mông quạnh, trộm cướp qua lại, mới cuốn chiếc chiếu vào mình, lẻn nằm im dưới gầm sàn trong miếu. Mưa ướt người rét, không thể chợp mắt được. Đến nửa đêm, mưa tạnh gió yên, bóng trăng lờ mờ, Tử Khanh bỗng thấy trong miếu đèn lửa sáng trưng, có bầy bánh trái, hoa quả, lại có năm người đội mũ vàng đi hia thêu từ ngoài cửa bước vào, lần lượt ngồi có thứ tự. Tử Khanh ở gầm sàn nhìn trộm, thấy rõ ràng có anh mình ở đấy. Bụng hiểu là thần, mới ngồi yên để xem ra sao. Trong tiệc rượu phải làm thơ cho vui. Uống rượu theo thứ tự. Ai không làm được, chúng ta cũng bắt phạt. Mọi người đều bằng lòng. Một người ngâm trước rằng: Một tung, lại một hoành Chữ “thập” rất phân minh. Cuối chữ thêm một nét, Chữ “thổ” đâu hiện hình2. Một người ngâm theo:

  Một tung lại một hoành, Đầu chữ thêm một nét, Chữ “chủ” đâu hiện hình(3)

  Sau cùng, một người ngâm theo Một tung lại bốn hoành,

  Chữ “chủ” rất phân minh.

   Đọc hai câu rồi, không đọc tiếp được nữa. Bốn người cả cười, xúm lại rót rượu phạt. Tử Khanh ở gầm sàn, không ngờ nghe cũng ngứa nghề, đọc tiếp hộ người ấy rằng:

Bên chữ hạ một nét,

Chữ “ngọc” đâu hiện hình?(4)

Người anh nghe đọc rồi ngẫm nghĩ rằng: “Quái lạ, tiếng ai sao giống tiếng em ta vậy?” Vội gọi:

– Tử Khanh em ta đấy ư?

Tử Khanh ở gầm sàn, tức thì chạy ra ôm anh khóc òa lên rằng:

– Ôi! Anh đi đâu, để em cô đơn hơn hai chục năm nay, chỉ những khóc thầm,

May sao đêm nay lại được trông thấy anh. Cháu hiện đã trưởng thành, theo anh đi.

Bốn thần kia thấy thế, lần lần biến đi hết.

Anh mới bảo em rằng:

– Đây là chỗ ngẫu nhiên đến chơi thôi. Nên về chỗ anh ở để nói chuyện.

Em xin

   Rồi dắt tay nhau ra cửa miếu, cưỡi xe máy đi chừng nửa khắc, tới một nơi, thấy mấy tòa lâu đài, xuống xe cùng vào. Khi đã ngồi yên, anh bảo em: Sau khi anh chết, Thượng Đế thương tình anh trong đời sống thờ cha mẹ không phạm lỗi gì, mà tiền thân lại không có lộc vị, nên phong làm thần ở Sơn Âm. Chỗ này là đền thờ anh đó. Anh lại thường được xem sổ đỏ ở Nam Tào, thấy em thờ anh như cha, nuôi cháu như con, tình hữu ái do tấm lòng thành thật, nên cũng được phong làm sơn thần Sơn Dương, ngàn thu khói hương, muôn năm cúng tế vậy.

Tử Khanh nhân hỏi rằng:

– Các thần hội họp làm gì?

Anh nói: Năm nay gặp khoa thi Hương. Hôm qua Thiên Đình treo bảng. Các thần lên xem, ngẫu nhiên gặp nhau thôi.

Em lại hỏi: Khoa này em và cháu, có ai đỗ không?

Anh nói:

- Người hầu hạ ở ngay bên cạnh, tai mắt rất nhiều, thiên cơ sao dám tiết lộ. Vả lại, anh em mình dẫu là chí thân, nhưng âm dương cách biệt. Chỉ nên tạm ngồi với nhau trong chốc lát, không nên ở lâu. Em phải về ngay. Mười năm sau tháng Giêng đúng ngày Thượng nguyên), hai miếu thờ đối nhau, thì giờ đi lại chuyện trò còn nhiều

    Đoạn, bảo quân hầu lánh ra ngoài, cởi cẩm nang lấy ra hai phong thư trao cho Tử Khanh, dặn rằng: Cung mệnh em vất vả, anh cũng không làm thế nào được. Ba tháng nay, hết sức mưu toan, chỉ có thể giúp cho cháu thành danh thôi. Hai phong thư này em nên giấu kỹ. Đợi đến ba ngày trước khi vào trường thi, xem chữ ghi ở trên, bắt cháu học thuộc lòng, và có thể đỗ nhỏ đấy. Luật trời rất nghiêm, nếu để lộ cho người ngoài biết, thì hai bên đều bị tội nặng.

    Dặn xong liền gọi: Nguyên Anh! Nguyên Anh! Thắng xe vân bình, cưỡi gió nhẹ tênh, tiễn chân Tử Khanh! Tử Khanh khóc lạy từ biệt

    Khi trời sắp sáng, không thấy Nguyên Anh đâu, mà mình đã đứng trước cửa nhà cũ rồi. Tử Khanh gõ cửa vào nhà, không tiết lộ việc ấy với ai. Đến kỳ thi, nhất nhất làm theo lời anh dặn. Quả nhiên khoa ấy, người con của anh đỗ Tú Tài. Gia tư từ đấy cũng dần dần trở nên giàu có. Đúng mười năm sau, vào hôm trước ngày Thượng nguyên, gọi cháu tới nói rõ việc ấy. Nói xong thì tắt nghỉ.

   Đến nay ở núi Vũ Ninh hai đền thờ người họ Nguyễn sinh vẫn còn linh ứng.

(Nguyễn Bích Ngô dịch, Thánh Tông di thảo, NXB Hồng Đức, 2017)

(1)Tung: nét sổ; hoành: nét ngang; hợp lại thành chữ thập.

(2)Chữ thập thêm một nét ngang ở dưới thành chữ thổ.

(3) Chữ vương thêm một nét ở trên đầu thành chữ chủ.

(4) Lấy nét trên đầu chữ chủ (,) hạ xuống cạnh chữ vương thành chữ ngọc.

(5)Thượng nguyên tức là rằm tháng Giêng Âm lịch.

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 5

Câu 1: Tóm tắt sự kiện chính trong văn bản.

Câu 2: Tại sao nói văn bản Truyện hai thần hiếu đễ thuộc thể loại truyền kì.

Câu 3: Nhân vật Nguyễn Tử Khanh được miêu tả trong những hoàn cảnh nào, trong mối tương quan với những nhân vật nào? Qua đó, em thấy Nguyễn Tử Khanh hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của một sự việc có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm.

Câu 5: Em có đồng tình với cách ứng xử của người anh Đợi đến ba ngày trước khi vào trường thi, xem chữ ghi ở trên, bắt cháu học thuộc lòng, và có thể đỗ nhỏ đấy. Luật trời rất nghiêm, nếu để lộ cho người ngoài biết, thì hai bên đều bị tội nặng. không? Vì sao?