Văn bản Ngõ Tràng An
Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Trong bài thơ có một hay hai nhân vật “tôi”.
Gợi ý:
- Bài thơ thực chất có một nhân vật "tôi" nhưng phân thân thành "tôi" ngày bé và "tôi" bây giờ.
Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Hình ảnh nhân vật “tôi” ngày bé được gợi tả như thế nào trong bài thơ?
Gợi ý:
- Hình ảnh nhân vật “tôi” ngày bé hiện lên trong hồi ức của nhân vật “tôi” bây giờ rất sống động, thân thương và đầy cảm xúc, thể hiện qua hình ảnh cậu bé nghịch ngợm "luồn cột đèn đầu ngõ”, thả tàu bay giấy.
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Tìm những hình ảnh thể hiện sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Nhận xét về cách kết hợp đó.
Gợi ý:
Hình ảnh hiện tại
|
Hình ảnh quá khứ
|
Nhận xét
|
– Thả bước lơ ngơ
– Chùa – Vẫn ngôi chùa cổ
– Tôi (hôm nay)
– Chiếc tầu bay giấy (hôm nay)
– Chưa khô giọt lệ (của cô bạn nhỏ)
– Dãy nhà hai tầng/ ngõ đất
– Ngõ đất
– Ngôi chùa, bóng mít, bóng cau: Dường như nhỏ bé hơn so với trước kia
– Hoa đại
|
– Lên dấu chân ngày cũ
– Khói nhang xưa
– Tôi: luồn cột đèn đầu ngõ
– Chiếc tầu bay giấy (ngày xưa)
– Cô bạn nhỏ: khóc vì giận
– Ngõ gạch
– Ngôi chùa, bóng mít bóng cau
– Hoa đại
|
Toàn bài thơ là sự đan xen độc đáo giữa những hình ảnh của quá khứ và hiện tại, tạo ra hai khung cảnh: xưa, nay; hai hình ảnh của nhân vật “tôi”: tôi ngày bé và tôi bây giờ. Sự mờ nhoè của hiện tại và quá khứ, góp phần thể hiện sự tiếc nuối quá khứ, sự soi chiếu những giá trị của quá khứ từ hiện tại.
|
Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nét độc đáo của kết cấu bài thơ này là gì?
Gợi ý:
- Nét độc đáo của bài thơ là sự sự đan xen của hình ảnh tôi ngày trước và tôi hiện tại, ngõ ngày trước và ngõ hiện tại. Mạch cảm xúc hoài niệm và sự soi chiếu những giá trị của quá khứ được thể hiện xuyên suốt qua các khổ thơ, qua việc đan xen giữa các hình ảnh quá khứ – hiện tại trong từng dòng thơ.