Hoạt động sáng tạo và tiếp nhận trong Văn Học

TIẾP NHẬN VĂN HỌC

I. KHÁI NIỆM - TÍNH CHẤT TIẾP NHẬN VĂN HỌC

1. Khái niệm:

Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, “Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể,..”

Thực chất, tiếp nhận văn học là toàn bộ quá trình người đọc chạm tay tới tác phẩm, tiến hành giải mã những lớp kí hiệu mà nhà văn kí thác vào trang viết… Trong quá trình ấy, người đọc dường như được khai mở khả năng tưởng tượng phong phú, nhờ được tri giác, liên tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng mà tác phẩm trở nên đầy đặn, sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác phẩm mà được mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy.

 Vai trò của người đọc trong hoạt động văn học:

- Tác phẩm nếu không có người đọc sẽ giống như bức thư gửi không có địa chỉ cho dù dồn nén bao tâm tư tình cảm tư tưởng cũng không có giá trị.

- Bạn đọc là người giải mã những tín hiệu từ hình tượng trong tác phẩm và còn làm phong phú ý nghĩa, tư tưởng mà vẫn dựa trên cơ sở hình ảnh, ngôn từ của văn bản.

- Họ còn là những thước đo công bằng nhất với đứa con tinh thần của tác giả.

- Thúc đẩy hoạt động sáng tác, sản xuất, tiêu thụ tác phẩm.

Vai trò của người đọc với chủ thể sáng tác:

- Bạn đọc là người tri âm, tri kỷ, đồng cảm với tác giả đặc biệt đây là “mối quan hệ” có tính vượt thời gian, không gian, định kiến.

- Bạn đọc là người tiếp nối công việc lao động chữ nghĩa khi từ những điều gợi ra trong tác phẩm, nhiều người trong số họ sẽ có cảm hứng dấn thân vào con đường sáng tạo.

- Bạn đọc còn có năng lực đối thoại, không bị động hay tiếp nhận tác phẩm một chiều mà dám phê bình, nghiên cứu những điều “chưa hay” hoặc khác biệt tư tưởng do yếu tố thời đại.

QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN

1. Khởi điểm:

- Năng lực tiếp nhận: tổng hợp từ nhiều yếu tố như thế giới quan, nhân sinh quan, tình cảm,…

- Động cơ: Muốn được thưởng thức bồi đắp tình cảm thẩm mỹ, mở mang về trí tuệ, học hỏi kinh nghiệm,…

2. Diễn biến quá trình:

- Tái tạo: thông qua lớp ngôn từ trong tác phẩm, người đọc tái tạo lại nội dung trong suy nghĩ, tiềm thức.

- Lí giải: người đọc giả thích những dụng ý của tác giả trong tác phẩm và ngộ ra những tư tưởng, hàm ý.

- Nâng cao tầm đón nhận: sau khi đọc, thế giới quan, nhân sinh quan,.. của bản thân được thay đổi: cao hơn, sâu hơn, tốt đẹp hơn so với bản thân ban đầu.

3. Hiệu quả tiếp nhận:

- Đồng cảm: độc giả đồng cảm, thấy mình có người đồng tư tưởng, tâm tư như được sẻ chia

- Thanh lọc: gạt bỏ những tức giận, vẩn đục, tối tăm,… để lại những gì thanh khiết nhất trong tâm hồn

- Bừng tỉnh: nhận ra một điều gì mình chưa biết, còn mơ hồ hoặc đã quên

- Ghi tạc: ghi nhận điều gì đến nỗi không thể quên, xoá nhoà thậm chí thay đổi, tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời

- “Tạo áp lực”: với nhiều tác phẩm, tác giả đặt ra những vấn đề, câu hỏi không phải để giải đáp mà cho người đọc cơ hội suy nghĩ, tư duy,… đến nỗi khiến bản thân trăn trở, “áp lực” phải soi chiếu lại bản thân - đời sống để có câu trả lời.

 Một vài nhận định:

+ Nguyễn Du (trích “Độc tiểu thanh ký”)

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Dịch thơ: “Ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. “Độc Tiểu Thanh ký” là tác phẩm thể hiện sâu sắc sự đồng cảm của Nguyễn Du với Tiểu Thanh - người nghệ sĩ tài sắc mà bạc mệnh. Từ những chiêm nghiệm về số phận nàng, Nguyễn Du được khơi nguồn cảm hứng, trăn trở về chính cuộc đời mình bởi liệu sau ba trăm năm nữa người đời có ai thấu hiểu, tri âm với ông như cách thi nhân trân trọng, xót thương Tiểu Thanh?)

+ Nhà văn Khái Hưng: “Nền văn học ở một nước cao hay thấp không phải ở nhà văn mà chính là ở độc giả”

+ M. Gorki: “Người sáng tác là nhà văn và người sáng tạo nên số phận của tác phẩm là độc giả”

+ Aimatop: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của bạn đọc, tiếp tục sống và hoạt động như một lực lượng sống nội tâm, như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm”

NHÀ VĂN TRONG QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

1. Phẩm chất và năng lực nhà văn

“Làm văn nghệ phải có khiếu, có tài, … Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà không có tài, có khiếu, thì khó khăn lắm. Nếu không có tài gì khác thì anh nên đi làm việc khác, chứ làm văn nghệ khổ lắm” (Phạm Văn Đồng)

 Bản chất giàu cảm xúc

- Người nghệ sĩ trước hết là người vui trước niềm vui, buồn trước nỗi buồn của người khác, đau khổ phẫn uất trước những gì ngang trái và hân hoan trước những gì tốt đẹp của cuộc đời.

- Tình cảm là một trong những động lực thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, chuyển hóa nhuần nhuyễn tư tưởng của người nghệ sĩ vào tác phẩm.

- Cảm hứng làm nên linh hồn của hình tượng, làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sinh động, dễ tiếp cận với người thưởng thức.

- Xúc cảm giúp nhà văn chuyển hóa hiện thực khách quan thành thế giới chủ quan trong tác phẩm, vừa phản ánh được cuộc đời vừa thể hiện được góc nhìn bản thân.

Óc quan sát

- Trong đời sống đa dạng, nhà văn phải có óc quan sát tinh tế và kỹ lưỡng để thu thập hiện tượng đời sống và nhìn ra được điều hàm ẩn bên trong, lấy làm chất liệu cho sáng tác.

- Óc quan sát không những để tìm hiểu bản chất hiện thực, mà còn giúp nhà văn tích lũy vốn sống cho bản thân mình.

- Năng lực quan sát của nhà văn vừa là tìm hiểu tái hiện đời sống khách quan vừa là lắng nghe rung cảm tâm hồn mình.

Trí tưởng tượng sáng tạo

- Là cơ sở nhào nặn ra hình tượng nghệ thuật.

- Trí tưởng tượng giúp nhà văn hình dung ra đối tượng một cách sinh động, sống cùng hiện thực trong tác phẩm và hóa thân vào nhân vật.

- Tưởng tượng là quá trình nhào nặn lại hiện thực đời sống, vừa bù đắp và gia tăng những phần không thể quan sát được trên thực tế; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm.

Trí tuệ sắc bén

- Nhà văn không làm nhiệm vụ phát hiện mà còn lý giải hiện tượng đời sống, chỉ ra cho ta con đường tới chân lí, đòi hỏi một trí tuệ sắc bén.

- Trí tuệ giúp nhà văn dàn dựng các chi tiết trong tác phẩm một cách có hệ thống, kông mâu thuẫn, đạt tới độ thể hiện tối ưu nhất.

2. Tài năng nhà văn

“Nghệ thuật không phải là một năng khiếu có thể phát triển mà không cần mở rộng kiến thức về mọi mặt. Cần phải sống, phải tìm tòi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời không ngừng kiên trì làm việc” (Gorki)

Trau dồi tư tưởng, tình cảm, nhân cách

- Hiện thực cuộc sống không ngừng xoay chuyển, người nghệ sĩ muốn viết một tác phẩm có giá trị cần lập trường tư tưởng tiến bộ.

- Nhà văn luôn luôn phải “sáng mắt, sáng lòng” trước hiện thực và con người để nhìn ra cái đẹp cái xấu; để hình thành tư tưởng đấu tranh, khoan nhượng cái ác hay phát huy cái đẹp trong tác phẩm.

- Tích lũy vốn sống không ngừng, nâng cao trình độ văn hóa.

- Tăng cường tài liệu nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo từ đời sống hiện thực và kho tàng văn hóa nhân loại.

- Để tác phẩm luôn giàu chất sống và mang hơi thở cuộc đời, không quá xa vời hay lỗi thời với bạn đọc.

Trau dồi nghệ thuật viết văn

- Đặc thù sáng tác văn chương, nhà văn cần có khả năng vận dụng các phương tiện và kĩ thuật để xây dựng tác phẩm.

- Luôn trau dồi, tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm đi trước để mở con đường cho riêng mình.

 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC

1.“Một người nghệ sĩ, nếu không thực sự băn khoăn, tha thiết một điều gì thuộc về giá trị sống, người đó sẽ không có những sáng tạo lớn, độc đáo.” (Chu Văn Sơn)

2. "Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài” (Nguyễn Thành Long)

3. “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng 6 lần xích đạo trong 1 năm 3 tháng và đậu trên 7 triệu bông hoa để làm nên 1 gam mật” (P. Povlenko) 

 

 

Nhận xét từ người dùng

Chatbot Icon
Trợ Lý Văn Học ×
SALE - 70% Shopee