Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
MÀU THỜI GIAN - ĐOÀN PHÚ TỨ
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi (1)
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát
(Trích trong tập Thi nhân Việt Nam)
Xuất xứ: Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian năm 1939 – 1940, lần đầu đến với độc giả trên báo Ngày nay (số Tết Canh Thìn 1940), sau đó tái xuất hiện trên Thi nhân Việt Nam (1942) rồi Xuân Thu nhã tập (tháng 6/1942).
1. Thi nhân mượn sự tích người xưa để giữ vẻ kín đáo cho câu chuyện. Xưa có người cung phi, nàng Lý phu nhân, lúc gần mất, nhất định không cho vua Hán Võ Đế xem mặt, sợ trông thấy nét mặt tiều tuỵ vua sẽ hết yêu. Cái tên Tần phi, thi nhân đặt ra vì một lẽ riêng. “Ngàn xưa không lạnh nữa”: Chuyện xưa đã hầu quên nay nhớ lại lòng lại thấy nôn nao.
Câu 1: Xác định thể thơ và chủ thể trữ tình trong bài thơ trên.
Câu 2: Xác định chủ đề của bài thơ
Câu 3: Nhận xét, phân tích yếu tố tượng trưng trong bài thơ
Câu 4: Nhận xét cấu tứ của bài thơ.
Câu 5: Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Đoàn Phú Tứ và Văn Cao.
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước." (Thời gian - Văn Cao)