Banner cho bài viết:ĐỌC HIỂU TRUYỆN THƠ TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU (trích đoạn gia đình Kiều bị vu oan)
Ôn tập Ngữ Văn 11

ĐỌC HIỂU TRUYỆN THƠ TRUYỆN KIỀU - NGUYỄN DU (trích đoạn gia đình Kiều bị vu oan)

(Lược dẫn: Khi Kim Trọng trở về Liêu Dương chịu tang chú thì gia đình Kiều gặp tai họa do thằng bán  tơ vu oan. Đoạn này thuật lại sự thể gia đình Kiều gặp họa, dẫn đến việc Kiều bán mình sau đó.)

Đoạn trích dưới đây được trích từ dòng 575 đến dòng 598 trong Truyện Kiều (Nguyễn Du)

 

Hàn huyên chưa kịp giã giề2

Sai nha bỗng thấy bốn bề lao xao3

Người nách thước kẻ tay đao

Đầu trâu mặt ngựa 4ào ào như sôi

Già giang5 một lão một trai

Một dây vô lại6 buộc hai thâm tình

Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh

Rụng rời khung dệt tan tành gói may7

Đồ tế nhuyễn, của riêng tây

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham

Điều đâu bay buộc ai làm

Này ai đan giậm8 , giật giàm 9bỗng dưng

Hỏi ra sau mới biết rằng

Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ

Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ

Tiếng oan dậy đất án ngờ loà mây

Hạ từ van vỉ 1suốt ngày

Điếc tai lân tuất phũ tay tồi tàn2

Rường cao rút ngược dây oan

Dẫu mà đá cũng nát gan lọ 3người

Mặt trông đau đớn rụng rời

Oan này còn một kêu trời nhưng xa

Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Thuận Hoá - Huế, 2004, tr. 29-30)

Chú thích:

1. Ngọc, hương: Người xưa thường dùng hai chữ hương ngọc để chỉ phụ nữ.

2. giã giề: gần như “đôi hồi”, đều đã thành tiếng cổ.

3. lao xao: gần nghĩa với “xôn xao”

4. đầu trâu mặt ngựa: ý chỉ loại người ngoại hình dữ tợn, tính cách hung ác.

5.Già giang: đóng gông, trói cổ. Già là cái gông, còn giang có thể đọc là giằng, chằng... tức là trói buộc

6. vô lại: Chính âm phải đọc “vô loại”, ý nói làm chuyện mất tư cách, bất lương.

7. gói may: ý là gói đồ nữ công, dùng để đựng kim chỉ, dụng cụ may vá; ý đối với “khung dệt”.

8. đan giậm: “đan” là dập; giậm là thứ đồ tre đan sít để đánh vớt tôm cá nhỏ.

9. giật giàm: giàm là bẫy chim; “giật giàm” là giật sợi dây bẫy. Một nghĩa khác (theo tiếng địa phương), “giàm” hay “Dàm” dùng để gọi sợi dây buộc mũi trâu bò.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Xác định các sự kiện được kể trên đoạn trích?

Câu 2: Đoạn trích trên được thuật lại theo ngôi kể nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vây?

Câu 3: Kể tên các nhân vật xuất hiện trong đọan trích. Dấu hiệu nào cho em biết điều đó?

Câu 4: Liệt kê những chi tiết nói về tình trạng ác bức bóc lột của quan tham trong đoạn trích trên. Em có nhận xét gì về bức tranh hiện thực trong tác phẩm.

Câu 5: Nhận xét về thái độ của tác giả được bộc lộ trong đoạn trích trên.

Câu 6: Dấu hiệu nào trong đoạn trích cho biết đây là truyện thơ Nôm bác học.