Banner cho bài viết:CẤU TỨ BÀI THƠ TRÀNG GIANG - HUY CẬN
Ôn tập Ngữ Văn 11

CẤU TỨ BÀI THƠ TRÀNG GIANG - HUY CẬN

TRÀNG GIANG - HUY CẬN

                                           Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.


Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Nhận xét cấu tứ của văn bản: 

- Cách triển khai mạch cảm xúc: Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ nỗi buồn, cô đơn của chủ thể trữ tình trước khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn đến nỗi khát khao được giao hòa gắn kết với con người, với cuộc đời. Khép lại bài thơ là tình yêu quê hương, đất nước.

- Cách tổ chức hình tượng: Từ khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn nhưng hiu quạnh qua các hình ảnh “sóng”, “con thuyền”, củi một cành khô”, “cồn nhỏ”, “chợ chiều”, “sông dài”, ‘trời rộng”, “bèo nối hàng”... đến hình ảnh thể hiện sự thiếu vắng hình bóng con người “chuyến đò ngang”, “cây cầu” để gửi gắm nỗi lòng buồn, sầu, cô đơn của thi nhân. Khép lại bài thơ là hình ảnh “không khói hoàng hôn” mang đầy dụng ý, khẳng định nỗi nhớ quê luôn thường trực trong tâm trí, không cần chịu sự tác động bởi yếu tố ngoại cản