BÀI 8: HAI TAY XÂY DỰNG MỘT SƠN HÀ
(Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
VIẾT BÀI PHÁT BIỂU TRONG LỄ PHÁT ĐỘNG MỘT PHONG TRÀO HOẶC MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài phát biểu được viết nhằm mục đích gì? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã đưa ra luận điểm, lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
Gợi ý:
Bài phát biểu viết ra nhằm thuyết phục người nghe hưởng ứng Tết trồng cây năm Quý Mão, hiểu được ý nghĩa, thông điệp tích cực của phong trào Tết trồng cây và có những hành động thiết thực, cụ thể. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
Luận điểm
|
Lí lẽ
|
Bằng chứng
|
Luận điểm 1: Việc hưởng ứng Tết trồng cây có vai trò rất thiết thực trong bối cảnh hiện nay.
|
Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta; trồng rừng là mục tiêu mà nước ta và các quốc gia trên thế giới phải thực hiện để ứng phó với sự biến đổi khí hậu.
|
Các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu; vai trò của cây xanh; các chương trình trồng rừng; phục hồi sinh thái do Đảng và Nhà nước chỉ đạo, triển khai,…
|
Luận điểm 2: Đối với trường chúng ta hiện nay, hoạt động hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ có ý nghĩa hết sức sâu sắc.
|
– Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
– Tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên có cơ hội thể hiện tình cảm, có trách nhiệm với nhà trường.
– Mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên là một tấm gương về xây dựng môi trường sư phạm cho người học noi theo.
|
– Truyền thống xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
– Niềm hạnh phúc khi được lao động, được chăm sóc cây xanh.
|
Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định đối tượng mà bài phát biểu hướng đến. Ngôn ngữ trong bài phát biểu có phù hợp với đối tượng này không? Vì sao?
Gợi ý:
Bài phát biểu hướng tới đối tượng cán bộ, công nhân viên chức, giảng viên trong nhà trường. Do đó, bài phát biểu đã chọn ngôn ngữ phù hợp với đối tượng này: nghiêm túc, trang trọng nhưng không kém phần thân tình, chân thành (cách xưng hô, lời chúc, cách chọn kiểu câu, giọng điệu,…).
Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định một số yếu tố thuyết minh, biểu cảm được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của các yếu tố đó.
Gợi ý:
- Yếu tố thuyết minh: Phần giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của lễ trồng cây; tình hình khí hậu trong bối cảnh hiện tại,… => Giúp người nghe có thêm tri thức để hiểu rõ hơn về hoạt động phong trào, về tính cấp bách của việc thực hiện hoạt động, từ đó tăng tính thuyết phục và khơi gợi hành động.
- Yếu tố biểu cảm: lời chúc, những từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của người viết (Tết trồng cây đã thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong ngày vui xuân mới, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi được lao động, trong không khí hân hoan mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới xuân Quý Mão năm 2023,…),… => Tạo ra giọng điệu chân thành, thân tình cho bài phát biểu, khơi gợi sự đồng cảm nơi người nghe, từ đó thuyết phục họ hưởng ứng phong trào.