Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12 BÀI 7 HAI QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 7 HAI QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 7 : TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

Văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đoạn đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ với ông bà Văn Minh, ông Typn về công việc trong tiệm may diễn ra vào lúc nào và có vai trò gì đối với câu chuyện được kể trong văn bản?

Gợi ý: 

- Thời điểm: buổi trưa.

- Ý nghĩa: Với ông bà Văn Minh, đây là lúc giao cho Xuân một công việc thực chất chỉ là dọn dẹp, lau chùi nhưng được khoác lên cái vỏ mĩ miều giúp xã hội trong việc Âu hoá”. Với ông Typn, đây là lúc giao cho Xuân làm “văng-đơ bán hàng nhưng được khoác lên cái vỏ mĩ miều chỉ bảo cho khách có một cái gu à Đoạn đối thoại này chuẩn bị cho Xuân không chỉ kiến thức về các mốt thời trang, mà còn giúp hắn nhận thấy sự hai mặt của tiệm may Âu hoá và công việc cải cách thời trang này, giúp hắn phát huy triệt để sự hai mặt ấy trong đoạn tiếp theo.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trước khi đến tiệm may Âu hóa làm việc, Xuân chỉ mới trải qua các công việc như bán báo dạo, bán thuốc lậu, nhặt bóng ở sân quần vợt,... chứ chưa từng bán hàng thời trang. Trong văn bản trên, "thế mạnh" nào của Xuân đã khiến cho nhân vật chiếm được lòng tin của vợ ông Typn? Chi tiết, từ ngữ nào thể hiện "thế mạnh" đó của Xuân?

Gợi ý:

-  Tôi?... Là... là... một người dự phần trong việc Âu hoá); quan sát giỏi (Xuân Tóc Đỏ nhìn qua cái áo dài giản dị, cổ áo không thuộc mốt lá sen cũng như không thuộc mốt bánh bẻ, cái quần trắng giản dị, kín đáo, đôi giầy nhung đen không cầu kì mấy, thì chỉ thấy nó có vẻ đứng đắn thôi);

- Phản ứng nhanh nhạy, nắm bắt tâm lí không hài lòng về chồng của bà Typn để bán hàng (Bà là vợ ông Típ-phờ-nờ mà ăn vận thế, e còn là hủ lậu đấythế là một sự trở ngại trên đường tiến hoá! Mà muốn phản đối lại việc ấy, bà chỉ còn có một cách là chiếu cố đến bản hiệu mà may ngay một bộ quần áo…);

- Phéo nói và khéo nịnh nọt (nói như một cái kèn hát, tôi xin che chở phái đẹp trong cuộc Âu hoá,…).

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Công việc ở tiệm may Âu hóa có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc tiến thân của Xuân sau này? Chi tiết nào giúp bạn nhận ra ý nghĩa đó?

Gợi ý:

- Công việc ở tiệm may dạy cho Xuân về những giá trị ảo, loè loẹt nhưng rỗng tuếch của xã hội thượng lưu Hà Nội thời thuộc địa và sự mánh khoé, giả dối, hai mặt của xã hội đó. Điều này thể hiện cả ở vợ chồng Văn Minh, ông Typn và ông nhà báo.  Đồng thời, Xuân cũng hiểu rất nhanh cái gọi là giá trị “văn minh”, đó chỉ là cái vỏ giả dối che đậy sự ích kỉ, bảo thủ bên trong. Tất cả điều đó được Xuân vận dụng triệt để trong hành trình tiến thân sau này, khi hắn ta dùng mánh khoé và sự giả dối của giai cấp thượng lưu để lừa gạt chính họ, leo lên vị trí rể nhà Văn Minh và “anh hùng cứu quốc”.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Liệt kê vào bảng sau các hành động, lời nói của ông Typn; từ đó nêu nhận xét về tính cách cũng như quan niệm của nhân vật này đối với việc "cải cách trang phục" nói riêng và "cải cách xã hội" nói chung:

Gợi ý:

Ứng xử của ông Typn

Lời nói

Hành động

Với Xuân

– “... anh phải biết tên các đồ hàng, các mốt y phục, để cho khách vào hàng thì có thểchỉ bảo cho khách có một cái gu!”

– “Mỗi khi có một người bằng lòng may một bộ y phục tân thời, thế là nước nhà lạicó thêm một người tiến bộ.”

– “Lạm quyền! Đấy là công việc của tay-ơ, là của tôi! Là của một mình tôi!”

– Trợn mắt, so vai, trỏ mặt Xuân.

– Lôi đến trước một chiếc ma-nơ-canh.

Với bà Typn

– “Câm đi! Thối chưa?”

– “Khi người ta nói phụ nữ ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta!”

– “Đàn bà cứ nhốt trong buồng.”

Lôi lấy tay vợ ông, kéo xềnh xệch ra cửa, hầm hầm gắt mắng.

- Tính cách của ông Typn: Thô bạo, lỗ mãng với người yếu thế hơn mình (như Xuân và vợ mình), nhưng lại tỏ ra kẻ cả, cao ngạo, đạo đức giả.

- Quan niệm của ông Typn về việc “cải cách trang phục” và “cải cách xã hội”: Phụ nữ cần thay đổi trang phục tân thời, nhưng vợ ông thì không; xã hội cần Tây hoá, nhưng gia đình ông vẫn phải theo lối cổ (điều đó thể hiện cả trong lời nói lẫn trong cách hành xử thô bạo, áp đặt của ông đối với vợ). Như vậy, có thể thấy lời kêu gọi cải cách của ông chỉ là giả dối, sáo rỗng, là một cách để ông khoe khoang cái danh xưng nhà mĩ thuật “tiến bộ”.

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nêu chủ đề của văn bản. Những hành động, lời nói của vợ chồng Văn Minh và ông nhà báo trong đoạn trích trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề đó?

Gợi ý:

Nhân vật

Hành động

Lời nói

Vợ chồng Văn Minh

Giao việc cho Xuân nhưng không cho Xuân ăn cơm trưa.

Trước khi có thể giúp chúng tôi về thể thao, anh hãy cố sức giúp xã hội trong cuộc Âu hoá. Anh phải nhớ kĩ rằng hôm nay trở đi thì anh đã dự một phần vào cuộc cải cách xã hội rồi. Từ đây mà đi xã hội văn minh hay dã man là trách nhiệm ở anh!; Thế nghĩa là lúc nào rỗi thì cầm cái chổi này... mà phủi bụi những súc lụa, những quần áo ở ma-nơ-canh.

Nhà báo

Hô hào cải cách trên báo nhưng ủng hộ ông Typn ghen tuông (chỉ vì bà Typn nói chuyện với Xuân) và ủng hộ ông Typn áp đặt bà Typn.

Thật không thể tha thứ được!; Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ…

 

Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, "nghĩa lí cái việc cải cách của ông cai thợ may" mà Xuân Tóc Đỏ băn khoăn không hiểu, thực chất là gì? Nghĩa lí đó cho thấy điều gì trong thái độ của người kể chuyện đối với công cuộc Âu hóa, phương Tây hóa ở đô thị Việt Nam vào thập niên 30 của thế kỷ XX ?

Gợi ý:

Xuân Tóc Đỏ không hiểu “nghĩa lí cái việc cải cách của ông cai thợ may” vì từ nhỏ đến lớn, hắn chỉ đi làm thuê lặt vặt, chưa từng tham gia vào guồng máy kiếm lợi bằng cách lừa dối cả xã hội như ông bà Văn Minh, ông Typn hay ông nhà báo (lợi ở đây bao gồm cả tiền bạc lẫn danh vọng). Ông bà Văn Minh và ông Typn cần khách đến cửa hàng may mặc để kiếm tiền, và cũng cần cái tiếng “cải cách xã hội” như chính cái tên hào nhoáng mà họ đặt cho mình. Ông nhà báo cần khách đặt viết bài quảng cáo hiệu may, cần bạn đọc mua báo và cũng cần cái danh “nhà báo tiến bộ”. Vì vậy, họ tâng bốc, tung hô những giá trị ảo như “văn minh”, “Âu hoá” để cả xã hội chạy theo như những con thiêu thân, từ đó kiếm lợi cho mình.

- Người kể chuyện thể hiện rõ thái độ mỉa mai và quan điểm coi cuộc cải cách Âu hoá chỉ là một sự lừa dối đối với xã hội.

Câu 7 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhận xét về ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích. So sánh với ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong một tác phẩm tự sự trung đại mà bạn đã học.

Gợi ý:

- Ngôn ngữ, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích cho thấy sự mâu thuẫn giữa hai kiểu ngôn ngữ khác nhau, một bên sang trọng, hào nhoáng, một bên tầm thường, thô thiển

Câu 8 (trang 33 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Theo bạn, (những) đặc điểm của phong cách hiện thực thể hiện như thế nào trong văn bản? Các thủ pháp trào phúng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện (những) đặc điểm ấy?

Gợi ý:

- Về đề tài và cảm hứng: Viết về cuộc sống đời thường chân thực, thường hàm chứa những mâu thuẫn xã hội gay gắt, với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt khuất tối của thực tại.

- Về nguyên tắc tổ chức hệ thống hình ảnh, từ ngữ, nhân vật: Tập trung xây dựng những tính cách và hoàn cảnh điển hình, vừa sống động, độc đáo lại vừa phổ quát, đại diện cho những hoàn cảnh, tính cách, số phận phổ biến trong xã hội.

- Các thủ pháp trào phúng góp phần tô đậm chủ đề này qua cái nhìn châm biếm, mỉa mai, và tiếng nói đả kích mạnh mẽ: thủ pháp tạo tình huống trào phúng, thủ pháp tương phản, thủ pháp sử dụng ngôn ngữ mỉa mai, giễu nhại