Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12 BÀI 6:  SAN-VA-ĐO ĐA-LI VÀ "SỰ DAI DẲNG CỦA KÍ ỨC" - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 6: SAN-VA-ĐO ĐA-LI VÀ "SỰ DAI DẲNG CỦA KÍ ỨC" - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ

Văn bản San-va-đo Đa-li và “Sự dai dẳng của kí ức”

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Văn bản trên đề cập đến những chi tiết nào trong bức tranh Sự dai dẳng của kí ức? Đặc trưng và ý nghĩa của các chi tiết đó là gì?

Gợi ý: 

 - Những chi tiết trong bức tranh Sự dai dẳng của kí ức được đề cập đến trong VB và đặc trưng, ý nghĩa của những chi tiết đó:

+ Phong cảnh bờ biển đá và ngọn núi: gợi nhớ ngôi nhà tuổi thơ của hoạ sĩ Đa-li.

+ Một sinh vật kì quặc có đôi mắt nhắm nghiền: gợi nhớ về giấc mơ.

+ Ba chiếc đồng hồ tan chảy chỉ giờ khác nhau: gợi sự phi lí của thời gian trong những giấc mơ.

+ Cây ô-liu cằn cỗi, kiến bâu trên chiếc đồng hồ: biểu tượng của sự phân rã và cái chết.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Sự liên kết giữa những hình ảnh hoàn toàn khác biệt, cách xa với nhau trong cùng một không gian tranh cho thấy điều gì về những ám ảnh vô thức trong tâm hồn của tác giả? Liên hệ với tiêu đề bức tranh, bạn có suy nghĩ gì về thế giới tâm hồn của Đa-li?

Gợi ý: 

- Những sự vật vốn quen thuộc (hàng mi khép, cái cây, bầy kiến, những chiếc đồng hồ kim loại, cái bàn,…) nhưng được liên kết với nhau một cách kì lạ, khác thường trong cùng một không gian tranh gợi cho ta sự liên tưởng đến những ám ảnh đầy hãi hùng về sức mạnh huỷ diệt của thời gian, cái chết và sự tàn lụi của những gì tưởng là vĩnh hằng. Liên hệ với tiêu đề bức tranh, có thể thấy thế giới tâm hồn của Đa-li tràn ngập những lo lắng, sợ hãi.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm một bức tranh hoặc tác phẩm văn học cùng đề tài về kí ức, chẳng hạn bài Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm (Ngữ văn 10, bộ sách Chân trời sáng tạo) hoặc bài Thời gian của Văn Cao (Ngữ văn 11, bộ sách Chân trời sáng tạo). So sánh cách sử dụng các hình ảnh trong tác phẩm đó với bức tranh Sự dai dẳng của kí ức.

Gợi ý: 

- Trong bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm, các hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh cụ thể, rõ nét, có thực, mang vẻ đẹp trong sáng, tươi trẻ của tuổi thơ: hoa súng tím, chùm phượng hồng, con ve, lớp học, trái bàng,…

- Trong bài thơ Thời gian của Văn Cao, các hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh tuy vẫn cụ thể nhưng mang ý nghĩa tượng trưng, tượng trưng cho sự tàn phá của thời gian và sức sống trường tồn của nghệ thuật và tình yêu: chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, câu thơ còn xanh, bài hát còn xanh, đôi mắt, giếng nước,…

- Trong bức tranh Sự dai dẳng của kí ức của Đa-li, các hình ảnh được sử dụng là những hình ảnh kì lạ, siêu thực, nối kết những hiện tượng vốn dĩ không thể nối kết: chiếc đồng hồ và sự tan chảy, cây khô và chiếc bàn gỗ, đôi mắt và thân thể như tấm vải, bờ biển đá và chiếc bàn kim loại,… nhằm tạo liên tưởng về sự huỷ diệt của thời gian và những ám ảnh về cái chết.