BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ
ÔN TẬP BÀI 6 TRANG 22
Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chỉ ra sự khác nhau giữa yếu tố tượng trưng và siêu thực trong thơ.
Sự khác nhau giữa yếu tố tượng trưng và siêu thực trong thơ:
- Yếu tố siêu thực: Những kết hợp hình ảnh, từ ngữ kì lạ, vốn dĩ khó liên kết với nhau, tạo nên một thế giới khác lạ, nhằm gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, ẩn ức sâu trong vô thức.
-Yếu tố tượng trưng: Những hình ảnh biểu đạt cho những triết lí sâu xa, những ý niệm trừu tượng.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): So sánh các văn bản Đây thôn Vĩ Dạ, Đàn ghi ta của Lor-ca, Tự do về những phương diện sau:
Văn bản
|
Hình ảnh, biểu tượng
|
Yếu tố siêu thực
|
Đặc sắc nghệ thuật
|
Chủ đề
|
Đây thôn Vĩ Dạ
|
Hình ảnh: nắng, vườn, lá trúc, mặt chữ điền; gió, mây chia lìa, dòng nước, hoa bắp, thuyền chở trăng; khách đường xa, áo trắng, sương khói;…
|
Sự kết hợp của những hình ảnh xa nhau tạo liên tưởng bất ngờ: Hình ảnh vườn buổi sớm, bến sông đêm khuya và một nơi chốn “ở đây” không xác định.
|
- Thể thơ thất ngôn mang màu sắc cổ điển, nhịp thơ chậm.
- Câu hỏi tu từ.
|
Niềm thương nhớ của tác giả về vùng đất, con người thôn Vĩ, dự cảm xót xa, lo âu về sự chia lìa trong tình yêu.
|
Đàn ghi ta của Lor-ca
|
- Hình ảnh: bọt nước, áo choàng đỏ, vầng trăng, yên ngựa, Lor-ca bị bắn, tiếng ghi-ta nâu,..
- Biểu tượng: tiếng đàn (đại diện cho sức sống bất diệt của nghệ thuật và những nỗi đau bất tận trong tâm hồn nghệ sĩ)
|
Sự kết hợp của những hình ảnh xa nhau tạo liên tưởng bất ngờ: buổi sáng – vỡ – bình yên; mũi tên – vô đích; hoàng hôn – thiếu vắng ban mai; hạt cát miền Nam bỏng rát – xót xa than lạnh giá sắc sơn trà,…
|
- Thể thơ tự do, câu ngắn, nhịp linh hoạt nhanh, chậm, mô phỏng cảm xúc của chủ thể từ bàng hoàng, đau xót đến bình tĩnh, chiêm nghiệm.
- Điệp thanh, mô phỏng tiếng đàn (li-la…).
|
Niềm tiếc thương, xót xa của nhà thơ Thanh Thảo đối với cái chết của Lor-ca, niềm tin vào sự bất diệt của Lor-ca nói riêng, nghệ thuật nói chung.
|
Tự do
|
- Hình ảnh: trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, trang đã đọc, trang chưa dùng, đá, máu, giấy
- Biểu tượng: cái tên, hành động viết tên (đại diện cho bản chất và khao khát kiếm tìm bản chất),..
|
Sự kết hợp của những hình ảnh xa nhau tạo liên tưởng bất ngờ: trang vở và bàn học, đất cát, tuyết; trang sách, đá, máu giấy, tro tàn,… (tất cả các khổ thơ).
|
- Thể thơ tự do, câu ngắn, nhịp mạnh.
- Điệp cấu trúc: “Trên … Tôi viết tên em” liên tục suốt bài thơ.
|
Sức mạnh và giá trị của tự do.
|
Câu 3: (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Yếu tố siêu thực có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của tác phẩm thơ trữ tình, đồng thời đặt ra thử thách gì đối với người đọc?
Yếu tố siêu thực đặt ra thử thách lớn đối với người đọc vì những chi tiết lạ lùng, bí ẩn xuất hiện trong tác phẩm vốn không dễ lí giải, rất khó tìm kiếm mối liên hệ giữa những hình ảnh vốn dĩ cách xa nhau trong đời sống thực. Tuy nhiên, yếu tố siêu thực có khả năng kích thích sự liên tưởng mạnh mẽ của người đọc, dẫn dắt họ từ những chi tiết lạ lùng, bí ẩn đó đến với những ám ảnh sâu xa trong tâm hồn chủ thể trữ tình.
Câu 4: (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm những từ ngữ mới xuất hiện gần đây được cấu tạo trên cơ sở các từ ngữ sau: ngân hàng, hút bụi, nhân tạo, thông minh, đồng hồ, rô-bốt, trực tuyến, đề thi, dạy học, trí tuệ, điện thoại. Giải thích nghĩa của các từ ngữ vừa tìm được.
- ngân hàng, hút bụi, nhân tạo, thông minh, đồng hồ, rô-bốt, trực tuyến, đề thi, dạy học, trí tuệ, điện thoại. Gợi ý: ngân hàng đề thi, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, trí tuệ nhân tạo, dạy học trực tuyến, rô-bốt hút bụi.