BÀI 6: TRONG THẾ GIỚI CỦA GIẤC MƠ
VĂN BẢN ĐÀN GI TA CỦA LOR-CA
Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài thơ này có gì khác thường về hình thức (dấu câu, độ dài ngắn của khổ thơ/ dòng thơ,…)? Xác định thể loại, bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả.
Gợi ý:
- Các dòng thơ không có dấu câu, dòng thơ, khổ thơ có độ dài, ngắn khác nhau.
- Bố cục:
+ Phần 1: (6 dòng đầu): Hình ảnh người nghệ sĩ tự do, cô độc trong bối cảnh không gian rộng lớn.
+ Phần 2: (16 dòng tiếp theo): Hình ảnh Lor-ca bị hạ sát và niềm xót xa, tiếc thương của tác giả.
+ Phần 3: (phần còn lại): Hình ảnh bất tử của Lor-ca.
-Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai từ sự cảm thương với người nghệ sĩ đơn độc đến sự xót xa, tiếc thương của tác giả đối với cái chết của Lor-ca và niềm tin vào sự bất tử của ông.
Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tác giả Thanh Thảo đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để gợi tả hình tượng nhà thơ Lorca trong hai khổ thơ đầu. Những từ ngữ, hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?
Gợi ý:
|
Từ ngữ, hình ảnh gợi tả hình tượng nhà thơ Lor-ca
|
Nét độc đáo của từ ngữ, hình ảnh
|
Khổ 1
|
áo choàng đỏ gắt
lang thang về miền đơn độc
trên yên ngựa mỏi mòn
|
Vừa gợi tả hình ảnh dũng mãnh của Lor-ca trong chiếc áo choàng đỏ của các dũng sĩ đấu bò, vừa gợi tả hình ảnh người nghệ sĩ tự do, cô độc trong không gian rộng lớn.
|
Khổ 2
|
áo choàng bê bết đỏ
chàng đi như người mộng
du
|
Gợi tả nỗi xót xa, tiếc thương của tác giả đối với cái chết của Lor-ca, đồng thời gợi lên hình ảnh bi tráng của người nghệ sĩ.
|
Điểm chung của những hình ảnh, từ ngữ trong hai khổ thơ là sự kết hợp của những từ ngữ, hình ảnh rất xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau (yếu tố siêu thực), đồng thời thể hiện sự tương giao giữa các giác quan thính giác – thị giác: tiếng đàn – bọt nước (yếu tố tượng trưng).
Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Tìm một số biểu tượng được sử dụng trong bài thơ. Lí giải ý nghĩa của những biểu tượng đó
Gợi ý:
- Áo choàng đỏ gắt: Biểu tượng cho người dũng sĩ đấu bò, cũng là biểu tượng cho người nghệ sĩ Lor-ca trong cuộc đấu tranh cho khát vọng dân chủ, cho những cách tân trong nghệ thuật.
- Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh lá, tiếng ghi ta tròn bọt nước, chiếc ghi ta màu bạc: Biểu tượng cho những cách tân trong nghệ thuật của Lor-ca.
- Hành động ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào lặng yên: Biểu tượng cho sự hi sinh vì nghệ thuật của người nghệ sĩ, đồng thời cũng có thể là biểu tượng của sự giải thoát cho Lor-ca khỏi những đau khổ của trần gian.
Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” có tác dụng gì?
Gợi ý:
Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” có tác dụng gợi tả âm thanh vang mãi, không dứt của chùm hợp âm tiếng đàn ghi ta, đồng thời gợi tả sự bất tử của Lor-ca và nghệ thuật của ông.
Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhạc điệu của khổ thơ thứ hai, thứ ba có gì đặc biệt và được tạo nên từ những yếu tố nào?
Gợi ý:
Các dòng thơ được viết theo lối vắt dòng, câu thơ dài, ngắn khác nhau. Khổ thơ thứ hai gần như không có vần (chỉ có 2/6 dòng dùng vần thông (ngao – hoang), nhạc điệu có phần trúc trắc, gợi tả sự kinh hoàng khi Lor-ca bị bắn). Khổ thơ thứ ba sử dụng điệp ngữ (tiếng ghi ta) và cách gieo vần chân (ấy – mấy), nhạc điệu có phần du dương, vang xa, gợi tả sự trường tồn của nghệ thuật của Lor-ca.
Câu 7 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Gợi ý:
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng xót thương, tiếc nuối cho cái chết của Lor-ca nói riêng, của người nghệ sĩ trên hành trình đấu tranh cho tự do, cho sự sáng tạo nghệ thuật, đồng thời là sự ngợi ca, tôn vinh sự bất tử của nghệ thuật.
Câu 8 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định chủ đềm tư tưởng và thông điệp của bài thơ. Chủ đề, tư tưởng và thông điệp đó được thể hiện thông qua những biện pháp tu từ nào?
Gợi ý:
- Chủ đề bài thơ: Niềm tiếc thương, xót xa của nhà thơ Thanh Thảo đối với cái chết của Lor-ca, niềm tin vào sự bất diệt của Lor-ca nói riêng, nghệ thuật nói chung.
- Tư tưởng của bài thơ: Sự nhận thức của Thanh Thảo về số phận bi kịch của người nghệ sĩ, về sự dâng hiến của người nghệ sĩ cho cuộc đời.
- Thông điệp: Sự bất tử của nghệ thuật.
- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp của VB được thể hiện qua biện pháp tu từ: điệp từ, ẩn dụ.