Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12 BÀI 4 - TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 4 - TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Văn bản Trên những chặng đường hành quân…

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nêu những đặc điểm của thể loại nhật kí được thể hiện trong văn bản.

Gợi ý:

Đặc điểm của nhật kí

Thể hiện trong VB Trên những chặng đường hành quân

Tự thuật

Tác giả thuật lại các sự kiện mà bản thân chứng kiến, trải nghiệm: “Tôi” tạm biệt mái trường đại học bước vào đời quân ngũ; lần đầu tiên đứng gác; ở trọ nhà dân; tạm biệt Hà Nội lên đường vào chiến trường miền Nam,...

Ghi chép ngày, tháng, năm

Các nội dung được thể hiện dưới dạng ghi chép hằng ngày, có đánh số ngày, tháng, năm.

Phi hư cấu

Thể hiện những sự kiện mà bản thân chứng kiến, thể hiện những suy nghĩ rất thật của cá nhân (bởi tác giả viết cho chính mình)

Qua các chi tiết hiện thực, thể hiện suy ngẫm, cảm xúc của người viết

Thể hiện tình cảm yêu thương quê hương, đất nước tha thiết; thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về ý thức công dân, về lí tưởng sống.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nêu tên và phân tích tác dụng của các biện phá tu từ trong đoạn văn sau:

“Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí… Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi làng xóm yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành… Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín…”.

Gợi ý:

– So sánh:

+ “Buổi gác đầu tiên” được ví như: “đêm trăng”, “bài thơ”, “trang nhật kí” => Hình ảnh buổi gác đầu tiên trở nên độc đáo, trữ tình. Trong tâm hồn của người lính trẻ, “buổi gác đầu tiên” chất chứa bao cảm xúc đẹp đẽ, điều đó cho thấy người lính yêu thiết tha công việc bảo vệ quê hương, Tổ quốc của mình.

+ “Những mái nhà nghiêng” được tác giả ví “như mi mắt” => Tăng tính tạo hình, đầy trìu mến, thân thương. Câu văn, đoạn văn chan chứa tình cảm, dễ đi vào lòng người.

– Nhân hoá: “ơi xóm làng yêu quý…” => Hình ảnh vô tri trở nên có hồn, sinh động qua tiếng gọi của người lính trẻ.

– Điệp ngữ: “ngủ yên, ngủ yên” => Như một lời vỗ về, nhằm nhấn mạnh niềm mong mỏi làng quê bình yên.

– Điệp ngữ kết hợp liệt kê: “Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa…”  => Tăng tính biểu cảm cho câu văn. Thiên nhiên đang chuyển động, báo hiệu mùa quả ngọt đang về.

Câu 3 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực trong nhật kí ngày 10/4/1972 (địa danh, con người, thời gian, sự kiện,…) và cho biết tác dụng của chúng.

Gợi ý:

Một số chi tiết có tính xác thực

Tác dụng

– Địa danh: Ga Quán Hành, thành phố Vinh, Nghi Lộc, Nghệ An.

– Thời gian: 10/4/1972.

– Con người: Người lính Nguyễn Văn Thạc trên đường hành quân vào chiến trường miền Nam khói lửa.

– Sự kiện: Người lính ở trọ đúng vào nhà thầy dạy Toán của mình ở Đại học. Trước khi vào chiến trường, đoàn tàu  đi qua Cửa Nam, những người lính vội vã thả thư xuống đường nhờ chuyển về gia đình, vẫy chào tạm biệt người dân Hà Nội đứng bên đường,…

Tăng độ tin cậy cho sự việc, dựng lên được bức tranh chân thực của một giai đoạn lịch sử.

 

 

Câu 4 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Theo bạn, văn bản trên có sử dụng yếu tố hư cấu hay không? Nếu có, hãy nêu ví dụ; nếu không, cho biết vì sao.

Gợi ý:

- VB không sử dụng yếu tố hư cấu, mọi sự việc, con người đều được ghi chép lại hết sức chân thực, kèm với địa danh có thực, ngày, tháng xác định.

- Lí do: Nhật kí được viết là do nhu cầu ghi chép lại những sự việc vừa xảy ra, hoặc xảy ra chưa lâu và mục đích ban đầu chỉ viết cho riêng mình, vì thế, nhìn chung, hư cấu là không cần thiết.

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Gợi ý:

- Ngợi ca những tình cảm trong sáng, cao đẹp, ý chí vượt qua mọi gian khổ, thử thách và niềm hăm hở ra trận chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân của thế hệ trẻ Việt Nam đương thời.

Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về cái “tôi” của tác giả nhật kí qua văn bản?

Gợi ý:

- Cái “tôi” giàu cảm xúc, chan chứa yêu thương với xóm làng, quê hương, đất nước; cái “tôi” công dân luôn có ý thức trách nhiệm bảo vệ quê hương, Tổ quốc; cái “tôi” với lí tưởng sống cao đẹp: sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.