Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12 BÀI  3- VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 3- VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hình ảnh của người nghĩa sĩ đã được thể hiện khái quát trong hai câu đầu của văn bản như thế nào?

Gợi ý:

– Hai câu mở đầu ghi lại hình ảnh của người nghĩa sĩ trong hoàn cảnh quê hương, đất nước đang lâm nguy (súng giặc đất rền). Hình ảnh ấy hợp với “lòng dân” và có đất trời chứng giám, cảm thông (trời tỏ).

– Sự đối lập giữa cuộc sống của người nông dân thường ngày chăm chỉ lặng lẽ, dài lâu (mười năm công vỡ ruộng) với hành động anh hùng xả thân cứu nước trong thời điểm lịch sử (một trận nghĩa đánh Tây). Tình nguyện xả thân cứu nước, tuy phải trả bằng cả sinh mạng của mình, nhưng danh thơm còn mãi: như tiếng mõ “vang” mãi trong lòng dân, “vang” mãi với đất trời.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được miêu tả từ câu 3 đến câu 15 và làm rõ:

a. Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ (ví dụ: hoàn cảnh xuất thân, điều kiện chiến đấu, hành động và tinh thần chiến đấu,…).

b. Những đặc điểm đặc sắc trong cách miêu tả, thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ.

Gợi ý:

a. Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ:

– Hoàn cảnh xuất thân: Những người nông dân vô danh vốn xa lạ với trận mạc, binh đao dân ấp, dân lân;

– Điều kiện chiến đấu: Trang bị rất thô sơ, thiếu thốn (một manh áo vải, một ngọn tầm vông, rơm con cúi,...), hoàn toàn không cân sức với kẻ thù; xa lạ với việc binh đao (chỉ biết...; mắt chưa từng ngó,... chẳng đợi tập rèn, không chờ bày bố,…).

– Động lực, động cơ chiến đấu: đánh giặc bởi sự thôi thúc của tình cảm yêu nước giản dị, chân thành (nào đợi ai đòi, ai bắt,... chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi,).

– Hành động xung trận và tinh thần chiến đấu: chiến đấu dũng mãnh, quên mình: đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau,...

b. Hình tượng người nghĩa sĩ trong VB được thể hiện qua nhiều yếu tố:

– Hệ thống chi tiết nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ, vần điệu,...): gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay; liều mình như chẳng có,...

– Các hình thức cấu trúc câu văn: cấu trúc câu: phủ định – khẳng định: vốn chẳng phải ... chẳng qua là,...

– Các biện pháp tu từ (đối, điệp; hình thức đối lập – tương phản,...): Chưa quen cung ngựa/ chỉ biết ruộng trâu; bữa thấy bòng bong che chắn lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ông khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ,...

– Sự bộc lộ thái độ trân trọng của chủ thể miêu tả, trần thuật: hai vầng nhật nguyệt chói lòa; mến nghĩa làm quân chiêu mộ;…

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích một đoạn hoặc một số câu trong bài mà theo bạn là đã thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Gợi ý:

- Câu 5-6: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ.”

- Khẳng định ý nghĩa của cái chết bất tử.

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích tác dụng của ngôn ngữ, giọng điệu trong việc thể hiện tình cảm. cảm xúc của tác giả trước hành động chiến đấu và hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Gợi ý:

- Ngôn ngữ:

+ Cụm từ Khá thương thay mở đầu phần Thích thực;

+ Các hình thức cấu trúc câu văn: cấu trúc câu: phủ định – khẳng định: vốn chẳng phải ... chẳng qua là,...

+Các biện pháp tu từ (đối, điệp; hình thức đối lập – tương phản,...): Chưa quen cung ngựa/ chỉ biết ruộng trâu; bữa thấy bòng bong che chắn lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ông khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ,...

+ Giọng điệu vừa bi thương vừa hùng tráng.

Tác dụng: Vừa thể hiện chân dung người nghĩa sĩ anh hùng vừa thể hiện tình cảm chân thành, trân trọng đối với người đã hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài văn tế.

Gợi ý:

- Chủ đề: thể hiện hình tượng bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc và tình cảm thương xót, kính phục của tác giả, của nhân dân đối với sự hi sinh của họ.

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bình dị, chất phác và tinh thần xả thân cứu nước của những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, đồng thời bộc lộ niềm tiếc thương vô hạn đối với sự hi sinh quên mình của người nông dân – nghĩa sĩ.