Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12  BÀI 3 - TRÊN ĐỈNH NON TẢN - NGUYỄN TUÂN - BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 3 - TRÊN ĐỈNH NON TẢN - NGUYỄN TUÂN - BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

n bản Trên đỉnh non Tản - Nguyễn Tuân

Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.

Gợi ý:

– Đề tài của VB: Những chuyện kì lạ, bí ẩn, linh thiêng của sông núi nước Nam.

– Tóm tắt chuỗi sự kiện :

+ Làng Tràng Thôn với nghề thợ mộc nổi tiếng ở ngay dưới chân núi Tản Viên => Vài năm, Thần Non Tản hạ sơn một lần, tìm thợ mộc, thợ đẽo đá để trùng tu lại gia trang => Cụ Sần và toán thợ mộc lên Đền Thượng làm việc nhưng không một ai dám hé môi về những gì mình thấy, nếu không sẽ phạm lời thề và phải chết bất đắc kì tử như Nhiêu Tàm.

- Nhận xét: mối quan hệ giữa chuỗi hành động/ sự kiện trong VB có quan hệ nhân – quả và cả quan hệ nối tiếp.

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm một số chi tiết kì ảo trong văn bản và điền vào bảng sau (làm vào vở)

Gợi ý:

STT

Chi tiết về đồ vật, loài vật kì ảo

Chi tiết về nhân vật

kì ảo và phép thuật

Tác dụng của yếu tố kì ảo

1

Chi tiết vẽ “con trúc đao” với lời cảnh báo “Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy

Sự xuất hiện kì lạ, phép thuật thoắt đến thoắt đi của thần núi Tản Viên khi ngài đến nhà cụ phó Sần

Gia tăng tính chất bí ẩn, linh thiêng; tăng thêm sự hấp dẫn; thể hiện sự phù hợp giữa tính cách nhân vật và chủ đề của truyện

2

Các chi tiết về đồ vật thuộc về cõi tiên (phần sau VB): những viên đá cuội, quả hồ đào; các loài chim, cá, thú rừng; ... kì lạ

Nhân vật người dẫn đường và phép thuật đưa cụ phó Sần cùng hiệp thợ mộc “bay” lên đỉnh núi Tản Viên để trùng tu Đền Thượng

Gia tăng tính chất bí ẩn, linh thiêng; tăng thêm sự hấp dẫn; thể hiện sự phù hợp giữa tính cách nhân vật và chủ đề của truyện

Câu 3 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm? Theo bạn, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?

Gợi ý:

STT

Đồ vật

Chi tiết/ câu văn

Số lần xuất hiện

1

Cái lá trúc nhọn đầu

– Nặn nhọt ra, có một cái ngòi xanh lè lè, dài vừa đúng một cái lá trúc

– Con trúc đao! Sự trừng phạt của Thần Non Tản!

– Đem cắm cái ngòi mã đao đó vào chiếc chậu sứ

– Một cây trúc nhỏ bé khẳng khiu như trúc non bộ, cành và đốt rất nhiều, nhưng chỉ có mỗi một lá thôi.

– Một cái lá nhọn hoắt

– Cái lá trúc cô độc trên khóm trúc tí hon

– Cái lá trúc non bộ ấy vẫn xanh ngắt

– Cái khóm trúc non bộ có một chiếc lá

– Mân mê cái lá nhọn hoắt

– Cái lá trúc vẫn xanh tươi

– Cái lá trúc nhọn đầu

11

2

Cái nón cỏ

– Cái nón cỏ giống kiểu nón tu lờ

– Ồng cụ già đội nón tu lờ, phất mạnh cửa tay áo rộng, ra đi

2

3

Chiếc thuyền thoi

– Thấy chiếc thuyền thoi nào tới thì cứ xuống

1

4

Quả hổ đào

– Nhiều nhất hai bên suối là một giống hồ đào

– Thức ăn bốn mùa trên sơn thượng là giống đào rợ Hồ

2

5

Những viên đá cuội

– Cứ những hòn cuội kia đập vỡ ra là lúa gạo

– Bọn thợ mộc khuân rất nhiều đá cuội, cứ từng đống có ngọn một, mang về trước lều làm gạo nấu cơm và chế rượu uống

– Đá bừa bộn

– Những nhân đá xanh vàng kia, cứ đập rời ra, bốc bỏ mồm là đủ hương vị một hạt cơm, một hạt xôi rồi

– Nhân đá trắng, thả vào những gióng tre đằng ngà khổng lồ đựng nước suối, đem uống với nhau, thấy ngà ngà mà say.

6

- Chi tiết cái lá trúc nhọn đầu: xuất hiện 11 lần; ở trần gian: nhắc 10 lần gắn với cái chết của Nhiêu Tàm, với khóm trúc kì lạ, với sự mân mê đầy dụng ý của Thần Non Tản; ở “sơn gian”: 1 lần cuối đầy ám ảnh.

- Dụng ý của tác giả khi sử dụng với tần số cao hình ảnh đồ vật này: Sự răn đe và hình phạt khốc liệt đối với bất kì người nào vô tình hay cố ý để lộ bí mật của Đền Thượng và Thần Non Tản. Chính hình ảnh này cho thấy sự linh thiêng của ngôi đền và Thần Non Tản.

Câu 4 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

– Khái quát nội dung văn bản, khơi gợi sự tích làm nảy sinh câu chuyện được kể trong VB;

– Nhắc nhở thông điệp: dù là thần linh hay con người, muốn trường tồn thì phải học cách chung sống và thích nghi với hoàn cảnh.

Câu 5 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích nhân vật Thần Non Tản và chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa nhân vật này và nhân vật Sơn Tinh trong bài thơ Sơn Tinh, Thủy Tinh của Nguyễn Nhược Pháp.

Gợi ý:

– Nhân vật Thần Non Tản:

+ Là vị thần biết trọng dụng người tài chốn trần gian;

+ Là vị thần cao cả, uy nghi, nhưng không quá xa lạ;

+ Khi chăm lo việc lớn của mình không quên quyền lợi cụ thể của người dân (như quan tâm đến vợ con, người thân của hiệp thợ mộc);

+ Luôn tự tin, ung dung, tự tại, làm chủ các tình huống, sẵn sàng thích nghi với những cuộc phá hoại “năm năm”, “đời đời” của Thuỷ Tinh.

 

So sánh

Thần Sơn Tinh

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh – Nguyễn Nhược Pháp

Thần Non Tản

(Trên đỉnh non Tản – Nguyễn Tuân)

Điểm tương đồng

– Đều là những hình tượng nhân vật thần linh được sáng tạo lại từ hình tượng Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

– Đều miêu tả trong cuộc tranh chấp lâu dài với Thuỷ Tinh (trực tiếp hay gián tiếp).

– Đều được xây dựng, tôn vinh bằng yếu tố kì ảo.

Điểm khác nhau

Là vị thần cầu hôn, uy vũ, dũng mãnh

Là vị thần cao cả, uy nghi

Là chỗ dựa vững chắc cho nàng công chúa Mị Nương và vua Hùng

Ung dung, tự tại

Mang phong thái của một vị thần nhân tuổi trẻ tài cao

Mang phong thái của một tiên ông

Được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ

Được thể hiện bằng ngôn ngữ truyện

 

Câu 6 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định chủ đề, cảm hứng và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Gợi ý:

– Chủ đề: Thế giới bí ẩn, kì thú, linh thiêng của thần núi Tản Viên và những gì mà tốp thợ mộc Tràng Thôn từng trải nghiệm, chứng kiến trong chuyến trùng tu Đền Thượng trên đỉnh núi.

– Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca uy linh của Thần Non Tản, tài nghệ nghề mộc của cụ phó Sần và hiệp thợ mộc làng Tràng Thôn.

– Thông điệp: Hãy biết kính sợ, tri ân vị phúc thần trên đỉnh Non Tản – chỗ dựa vững chãi, linh thiêng cho sự bình yên của đất nước; biết ơn nhũng người đã xây đắp, điểm tô cho non sông, đất nước ngày thêm tươi đẹp, vững mạnh.