Câu 1: Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.
a. Đề tài: Nhân cách của người trí thức Nho học.
b. Tóm tắt chuỗi hành động, sự kiện:
Gợi ý:
– Ngô Tử Văn đốt đền, sau đó đối mặt với tên giặc với thái độ “ngất ngưởng”, rồi đối thoại với vị Thổ Công à biết sự thật về tên giặc và chủ nhân thật sự của ngôi đền.
– Ngô Tử Văn bị áp giải xuống âm phủ, đấu khẩu với tên giặc trước Diêm Vương à Diêm Vương nghi ngờ, điều tra sự thật, phán xử công minh.
– Ngô Tử Văn trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên và qua đời.
c. Mối quan giữa các sự kiện trong chuỗi hành động: Kết hợp giữa quan hệ nhân quả và quan hệ tuyến tính. Quan hệ nhân – quả: việc Tử Văn đốt đền là nguyên nhân của việc xuống âm phủ, hành động đấu tranh và cốt cách cứng cỏi, lẫm liệt của Tử Văn là nguyên nhân chàng được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên. Quan hệ tuyến tính: các sự việc tiếp nối nhau theo thời gian.
Câu 2: Phân tích tính cách của nhân vật Tử Văn và cho biết:
a. Tử Văn tiêu biểu cho những người thuộc tầng lớp nào trong xã hội đương thời?
b. Tính cách của Tử Văn đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm như thế nào?
Gợi ý:
a.Tử Văn tiêu biểu cho những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội đương thời.
b. Tính cách nhân vật Tử Văn:
– Thể hiện niềm tin vào công lí: Cái ác sẽ bị trừng trị, cái thiện sẽ chiến thắng.
– Khẳng định giá trị con người: Con người cần có lòng dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái ác để bảo vệ cuộc sống tốt đẹp.
– Phê phán những tệ nạn xã hội: Tham nhũng, bất công, áp bức.
– Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người: cương trực, dũng cảm, công bằng, thương dân.
- Tính cách của Tử Văn góp phần thể hiện chủ đề truyện: Ca ngợi những người có nhân cách cứng cỏi, sẵn sàng đấu tranh cho chính nghĩa của người tri thức thời xưa. Chủ đề đó được thể hiện rõ qua cách xây dựng tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn.
Câu 3: Bình luận vè một trong hai chi tiết sau:
Gợi ý:
a. Hình phạt mà Diêm Vương dùng để trừng trị tội lừa dối của “người đội mũ trụ”;
b. Chức phán sự mà Tử Văn được Thổ Công tiến cử sau vụ kiện ở Minh Ti.
– Đối với chi tiết (a): kẻ gian dối, độc ác, ức hiếp dân lành phải bị trừng trị.
– Đối với chi tiết (b): người tốt sẽ nhận lại nhiều phần thưởng xứng đáng, công lí luôn đứng về người lương thiện.
Câu 4: Nhận xét về cách kết thúc truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối văn bản.
Gợi ý:
- Cách kết truyện: kết truyện hợp lí, có hậu, tôn vinh nhân cách cứng cỏi và hành động bảo vệ chính nghĩa đến cùng của nhân vật.
- Lời bình của tác giả: Lời văn cô đúc, giàu hình ảnh và tính triết lí “kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”, trực tiếp ca ngợi nhân vật Tử Văn. Lời bình cũng cho thấy nhân vật Tử Văn không chỉ là hiện thân cho cái Thiện nói chung trong truyện cổ tích mà còn hiện thân cho cốt cách “cứng cỏi, trung thực, nghĩa khí” được đặc biệt đề cao ở người trí thức Nho học (thường gọi là “kẻ sĩ”) ngày xưa.
Câu 5: Xác định chủ đề của truyện:
Gợi ý:
Chủ đề truyện: Ca ngợi những người có nhân cách cứng cỏi, sẵn sàng đấu tranh cho chính nghĩa của người tri thức thời xưa. Chủ đề đó được thể hiện rõ qua cách xây dựng tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn.
Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện truyền kì? Qua tác phẩm, bạn có suy nghĩ gì về hiện thực đời sống xã hội đương thời và thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy?
Gợi ý:
- Đề tài: Nhân cách của người trí thức Nho học
- Không gian/ thời gian
+ Thế giới con người và thế giới âm phủ có sự tương giao: đất Lạng Giang, đền Tản Viên và Minh Ti;
+ Có sự đan xen về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti: té ra mình đã chết được hai ngày rồi; một buổi sớm, năm Giáp Ngọ; Đến nay, con cháu Tử Văn hãy còn,...
- Nhân vật:
+ Người trần gian: Tử Văn, viên Bách hộ;
+ Cõi âm ti: Thổ Công, hồn Tử Văn, viên tướng bại trận Bắc triều, Diêm Vương, quỷ Dạ Xoa,...
- Yếu tố kì ảo/ cốt truyện
+ Nhiều yếu tố kì ảo được sử dụng qua các chi tiết: ngục Cửu U, ngôi mộ của tên tướng giặc kia tự dưng bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy; (...) trong sương có xe ngựa đi đến ầm ầm,...
+ Cốt truyện: sử dụng nhiều yếu tố kì ảo
Câu 7: Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt trong cách sử dụng yếu tố kì ảo ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với một truyện cổ tích thần kì mà bạn từng đọc.
Gợi ý:
Tác phẩm
|
Yếu tố kì ảo
|
Nhận xét cách sử dụng yếu tố kì ảo
|
Tương đồng
|
Khác biệt
|
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
|
- Nhân vật Thổ Công
- Nhân vật Diêm Vương
|
Sử dụng yếu tố kì ảo để giúp nhân vật giải quyết xung đột, thay đổi số phận. Và thể hiện tước mơ của ông cha “Ở hiền gặp lành”
|
Yếu tố kì ảo được sử dụng như là phương tiện nghệ thuật, qua đó đề cập đến những vấn đề của xã hội đương thời: cảnh báo việc ma, quỷ (hồn ma của tên giặc phương Bắc) lấn át, xua đuổi cả thần linh, tín ngưỡng bản địa (miếu thiêng của Thổ Thần,...), sự dũng cảm đấu tranh với cái xấu của “kẻ sĩ”.
|
Truyện cổ tích thần kì, ví dụ: Tấm Cám
|
- Ông Bụt
- Những lần hóa thân của Tấm
|
Thể hiện niềm tin của tác giả dân gian rằng: người hiền lành bị thua thiệt sẽ được đền bù; kẻ tham lam tự chuốc lấy tai hoạ; thể hiện ước mơ, hi vọng về sự lập lại công bằng trong đời thực.
|