BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ SỐNG LÀ KẾT NÓI. NHƯNG SỐNG CŨNG CẦN CÓ NHỮNG KHOẢNG LẶNG NGẮT KẾT NỐI.
ĐỀ: “Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối.”
Là một người trẻ trong thời đại công nghệ số, anh chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình suy nghĩ về quan điểm trên?
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận “Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối.”
Thân bài
- Giải thích
-“Kết nối”: sự giao tiếp, gắn kết giữa người với người, người với thế giới xung quanh.
-“Khoảng lặng ngắt kết nối”: khoảng trống bình yên, dừng lại việc gắn kết, thu lại thế giới với bản thể riêng mình.
=> Ý kiến khẳng định vai trò, ý nghĩa của sự kết nối và những khoảng lặng kết nối trong cuộc sống. Từ đó đưa ra lời khuyên cho những người trẻ tuổi trong phải biết kết hợp hai yếu tố đó để cân bằng sự sống.
- Bàn luận
Luận điểm 1: Vì sao sống cần phải kết nối?
+ Chúng ta là mỗi cá thể riêng biệt nhưng không tách biệt. Con người không chấp nhận việc sống cô độc một mình mà luôn cần những người xung quanh, những mối quan hệ kết nối .
+ Kết nối với xung quanh để con người ta có thêm nhiều cơ hội giao lưu, tăng cường thêm kỹ năng sống như: giao tiếp, ứng xử,...
+ Kết nối với thế giới xung quanh mở ra cho ta nhiều điều hay ý đẹp, ta sẽ học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích. Mở rộng tầm hiểu biết về mọi vấn đề của xã hội, của cuộc sống từ đó mang đến nhiều cơ hội giao lưu phát triển sự sáng tạo.
+ Kết nối sẽ giúp ta bớt cô đơn, luôn có những người thân yêu ở bên sẻ chia buồn vui mọi nỗi lòng, giúp ta giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
+ Kết nối sẽ tạo nên nhiều tập thể vững mạnh.
+ Trong thời đại công nghệ số, kết nối để bản thân không bị bỏ lại phía sau.
Luận điểm 2: Sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối.
+ Tạo cho bản thân những khoảng lặng ngắt kết nối để ta được sống là chính mình. Bởi khi ấy ta thu mình vào thế giới nội tâm, sống bằng tất thảy những cung bậc cảm xúc của mình, không đánh mất chính mình.
+ Ngắt kết nối là để thoát khỏi sự hỗn độn của các luồng thông tin đa dạng và sự phức tạp của các mối quan hệ xung quanh, để được thư thái với thế giới thực, tận hưởng những giá trị thiết thực hơn, dành thời gian cho những điều cần thiết, quan trọng hơn, giúp ta có cuộc sống yên bình.
+ Ngắt kết nối với thế giới là hoàn cảnh, môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân để kiến tạo nên những giá trị, ý nghĩa cho bản thân và cuộc đời.
+ Ngắt kết nối là để kết nối, để nhìn nhận, suy xét lại những giá trị, mối quan hệ cần được trân trọng và những gì nên bỏ lại.
- Mở rộng vấn đề.
+ Khoảng lặng ngắt kết nối không phải là việc con người thu mình lại, bảo thủ, cứng nhắc, lạnh nhạt với thế giới xung quanh mà là dành ra những khoảng lặng kết nối nhưng vẫn cần duy trì sự kết nối với mọi người.
+ Kết nối là quan trọng song cũng cần có chừng mực. Đừng biến bản thân thành một người có quen biết rộng nhưng không thể giữ được các mối quan hệ thân thiết
Phê phán:
+ Những người chỉ biết kết nối bên ngoài, giao du với xã hội mà không dành khoảng lặng cho riêng mình, với những người thân gần gũi xung quanh
+ Những người luôn thu mình lại với xã hội, không kết nối, mở lòng đón nhận mọi người.
4. Bài học
- Nhận thức: Con người cần biết dung hoà, cân bằng giữa việc “kết nối” với thế giới, với mọi người và việc “ngắt kết nối” để dành ra khoảng lặng cho bản thân.
- Hành động: Biết kết nối, giúp đỡ, chia sẻ và giao lưu với mọi người xung quanh để kết nối nhưng đồng thời cũng cần biết quan tâm, lắng nghe đến tiếng nói nội tâm nhỏ bé của mình, biết tạo cho mình những khoảng lặng ngắt kết nối.
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân
Theo dõi page facebook của chúng tôi để cập nhật bài đăng mới: Học văn cùng Ricky
https://www.facebook.com/profile.php?id=100080510234503