Banner cho bài viết:BÀI LUẬN TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐẠI HỌC

BÀI LUẬN TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN

BÀI LUẬN TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN

MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN

1.1. Khái niệm hệ thống

1.2. Sự cần thiết của việc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, giảng dạy VHDG

II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG ĐỂ TIẾP CẬN TRUYỆN CỔ TÍCH CHÀNG CÓC

2.1. Truyện cổ tích Chàng cóc là một hệ thống hoàn chỉnh

2.2. Các hệ thống có liên quan đến truyện cổ tích Chàng cóc

2.2.1. Hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật

2.2.2. Hệ thống motif

2.2.2.1. Motif sinh đẻ thần kì

2.2.2.2. Motif thách cưới

2.2.22.4. Motif cứu vật vật trả ơn

2.2.3. Hệ thống văn hóa dân tộc

III. SAU KHI HỌC XONG MÔN HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC 

BÀI VIẾT 

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN HỆ THỐNG TRONG NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN.

1.1. Khái niệm hệ thống

Về khái niệm hệ thống,  ở phạm vi bài viết này chúng tôi có hai cách hiểu:

Thứ nhất, hệ hống thuộc về đối tượng nghiên cứu: Hệ thống là một tập hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra sự thống nhất ổn định, một chỉnh thể trọn vẹn và có mối liên hệ với môi trường xung quanh.

Thứ hai, hệ thống là một phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống là cách thức xem xét đối tượng nghiên cứu như một hệ thống trọn vẹn.

1.2. Sự cần thiết của việc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, giảng dạy VHDG. 

VHDG tồn tại dưới dạng những tác phẩm, thể loại cụ thể, mỗi tác phẩm VHDG là một hệ thống hoàn chỉnh với nhiều thành tố có liên hệ chặt chẽ: Nội dung và hình thức; nhân vật, cốt truyện, tình tiết; giá trị ích dụng và giá trị thẩm mỹ; các thành tố nghệ thuật; các hình thái ý thức xã hội. Mỗi tác phẩm là một hệ thống hoàn chỉnh, vì vậy cần được khảo sát đầy đủ: từng bộ phận và cả chỉnh thể . Như vậy sẽ có cái nhìn tương đối đầy đủ về đối tượng. Ví dụ khi tiếp cận truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy, cần xem xét tác phẩm này là một hệ thống hoàn chỉnh, cho nên khi nghiên cứu cần khảo sát hết các thành tố trong hệ thống như: chủ đề, nội dung, nghệ thuật: Nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, cốt truyện, tình tiết, yếu tố kì ảo, yếu tố lịch sử, ngôn ngữ… để hiểu rõ về đối tượng.

Tuy nhiên không thể nào chỉ xem xét một tác phẩm VHDG như một cá thể biệt lập,  một hệ thống duy nhất được. Bởi nó bắt nguồn từ đặc trưng của bộ phận văn học này: tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn liền với môi trường diễn xướng. Nếu như bộ phận văn học viết là sản phẩm của một các nhân, hướng đến sự sáng tạo của người viết thì ở VHDG lại mang tính kế thừa thành quả của người đi trước hơn là việc đổi mới, nhất là về hình thức nghệ thuật. “Nếu trong lĩnh vực văn học viết, tác phẩm, tác giả là những hiện tượng độc đáo và nghiên cứu văn học phải xuất phát từ đó, thì trong lĩnh vực VHDG, tác phẩm không bao giờ tồn tại như những hiện  tượng đơn lẻ mà luôn tồn tại theo hệ thống và nghiên cứu VHDG phải xuất phát từ những đơn vị hệ thống như thế. Trong khoa học về VHDG, tác phẩm được coi như một “mẫu” của hệ thống của nó. Việc nghiên cứu không nhằm tìm kiếm một “mẫu” và do đó không thực hiện trên một “mẫu” (Đỗ Bình Trị - Môn Văn và Tiếng Việt) . Từ đặc trưng cho đến tính kế thừa cho nên bất kì thể loại nào của VHDG cũng có những khuôn, dạng, kiểu, motif, type quen thuộc.  Trong ca dao hay bắt gặp các motif “chiều chiều”, motif “thân em”, chủ đề than thân, chủ đề yêu thương tình nghĩa. Trong truyện cổ tích thì hay có kiểu nhân vật mồ côi, nhân vật em út, nhân vật mang lốt vật, motif thần kì, motif thử thách, kết thúc có hậu… Hoặc cũng có thể một tác phẩm sẽ có nhiều dị bản khác nhau, như trong bài ca dao:

 “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm,/Rượu Hồng đào chưa nhấm đà say.

Thương nhau chưa đặng mấy ngày,/ Đã mang câu ơn trọng nghĩa dày bạn ơi!”

Đây chỉ là một bài ca dao của địa phương Quảng Nam nhưng đã có 14 dị bản khác nhau, trong các dị bản tất cả hai câu đầu đều giống nhau. Như vậy có thể thấy, các ctác phẩm VHDG luôn có một mối quan hệ gắn bó, cho nên cần đặt trong một hệ thống để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về đối tượng, trách sự phiến diện, một chiều.

Đặc biệt, do gắn bó với sinh hoạt cộng đồng nên VHDG có xu hướng sản sinh tác phẩm theo hệ thống. Các tác phẩm VHDG thường tồn tại theo “chuỗi”. Chẳng hạn như: chuỗi truyện cổ tích Tấm Cám, chuỗi truyền thuyết về Hùng Vương… Việc tác phẩm tồn tại theo “chuỗi” như vậy, nên việc tiếp cận VHDG theo hệ thống là rất cần thiết và phù hợp, giúp hiểu hơn về đối tượng.

Mỗi tác phẩm VHDG vừa là một hệ thống vừa là một thành tố của hệ thống lớn hơn. Vì vậy cần đặt tác phẩm vào các hệ thống phù hợp để có điều kiện phân tích tốt nhất. Qua hệ thống sẽ hiểu được thành tố và ngược lại, qua cái chung sẽ hiểu cái riêng và ngược lại, lấy sự hiểu biết về cái toàn thể để suy ra ý nghĩa của cái bộ phận. Ví dụ câu ca dao “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”, bản thân câu ca dao này là một hệ thống, tuy nhiên nó lại là một thành tố trong các hệ thống lớn hơn như: Hệ thống các biện pháp tu từ, hệ thống motif thân em, hệ thống ca dao than thân. .. Cho nên khi dạy bài ca dao này, người dạy đặt bài ca dao vào các hệ thống sẽ giúp hiểu rõ hơn về cái hay, cái đẹp của bài ca dao, cũng như việc góp phần vào hiểu các bài ca dao khác.

Khi tiếp cận hệ thống sẽ  giúp xác định vị trí của tác phẩm VHDG trong mối quan hệ phân cấp với hệ thống lớn hơn, qua đó, đánh giá được đầy đủ giá trị, ý nghĩa của tác phẩm VHDG đó.

VHDG chiếm một số lượng khá lớn trong chương trình học ở phổ thông. Hơn hết, mục tiêu dạy học môn ngữ văn ở trường phổ thông là trang bị cho HS công cụ, cách thức để các em tự đọc, tự thưởng thức và đánh giá những gì mình đọc được. Tức là từ việc biết, hiểu một số văn bản cụ thể đến vận dụng vào đọc và hiểu các văn bản khác. Vì vậy mà việc gv dạy học, định hướng cho học sinh tiếp cận một tác phẩm VHDG thì việc tiếp cận hệ thống là cần thiết. Chẳng hạn, khi dạy Sọ Dừa giáo viên nên đặt tác phẩm này trong hệ thống kiểu truyện người mang lốt vật. Hay khi dạy Tấm Cám thì cần đặt tác phẩm này trong hệ thống tiểu loại truyện cổ tích thần kì. Nếu vận dụng cách tiếp cận hệ thống này thì sau khi học xong tác phẩm trong sách giáo khoa, học sinh có thể hiểu được những truyện cổ tích tương tự mà không cần sự trợ giúp của giáo viên.

Việc xem xét vai trò của đối tượng nghiên cứu ở một vài hệ thống khác là cần thiết để có được cái nhìn toàn diện hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, khi đặt một tác phẩm VHDG trong mối quan hệ với môi trường xung quanh thì tác phẩm đó có thể là thành tố của nhiều hệ thống khác nhau. Vì vậy cần phải tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, lựa chọn các hệ thống cần thiết nhất để khảo sát.

Tiểu kết: Việc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, giảng dạy VHDG là một điều hoàn toàn cần thiết. Khi xem bản thân một tác phẩm VHDG là một hệ thống thì việc tìm và lý giải các thành tố sẽ có một cái nhìn tương đối đầy đủ về đối tượng. Còn khi đặt một tác phẩm VHDG là một thành tố trong các hệ thống lớn hơn thì sẽ mang lại một cái nhìn khoa học, toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan. Từ đó phát hiện nhiều giá trị mới cho tác phẩm.  Nếu chỉ nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian như một cá thể riêng biệt thì vô hình trung đã làm giá trị của tác phẩm, cũng như việc không thể khám phá hết tác phẩm.

II. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG ĐỂ TIẾP CẬN TRUYỆN CỔ TÍCH CHÀNG CÓC

Tác phẩm khảo sát chính:  Truyện cổ tích Chàng cóc  

Tác phẩm bổ trợ:

TT

Truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ tích thế giới

1

Lấy vợ cóc

Hoàng tử ếch

2

Lấy chồng dê

Công chúa ếch

3

Sọ dừa

Người đẹp về quái vật

4

Lấy chồng trăn

Vua ếch

5

Viên ngọc ước và con quạ trả ơn

Hoàng tử lừa

6

Lòng biết ơn của con cáo

 

 

Tóm tắt truyện cổ tích Chàng Cóc

 Hai vợ chồng già cầu nguyện có được một đứa con nối dõi à  người vợ sinh ra một con cóc xấu xí à  chàng cóc xin làm con rể của Khoàng Tý à chàng cóc vượt qua thử thách, cưới được cô em út làm vợ à chàng cóc lén lút cởi lốt để phụ giúp vợ việc nương rẫy à chàng cóc cởi lốt đi chơi hội, người vợ phát hiện bèn bỏ lốt cóc vào lửa à hai vợ chồng sống hạnh phúc à vì cuộc sống nghèo khổ nên chàng cóc quyết tâm đi một chuyến à trên đường đi chàng gặp Xê Sư và được người này dạy cho nhiều điều à trên đường chàng nhớ lời Xê Sư nên đã cứu một con chó, một con mèo, một con trăn à Ở nhà vợ chàng cóc bị cha ép lấy con xú cà à chàng trở về cứu vợ à chàng cóc được con trăn trả ơn bằng một cái đuôi cá vàng à hai vợ chồng sống giàu cóà Khoàng Tý đánh tráo đuôi cá à hai vợ chồng nghèo khó à con chó, mèo lấy lại đuôi cá vàng để trả ơn à hai vợ chồng sống hạnh phúc, vợ chồng Khoàng Tý tiếc đứt ruột mà chết.

2.1. Truyện cổ tích Chàng cóc là một hệ thống hoàn chỉnh

Truyện cổ tích Chàng cóc là một hệ thống hoàn chỉnh, được tạo nên bởi các thành tố sau:

Đề tài, chủ đề

+ Hôn nhân giữa người và người mang lốt vật

Nội dung

+ Hành trình đến với hạnh phúc của chàng cóc

+ Đề cao giá trị chân chính của con người và tình yêu thương đối với người có số phận bất hạnh

Nghệ thuật:  

 

+ Cốt truyện: Sự ra đời kì lạ của chàng cóc à  trải qua thử thách và kết hôn à trút lốt thành người à trải qua thử thách à Người chồng cứu vật được vật trả ơn  à Hai vợ chồng sống giàu có, hạnh phúc.

+ Motif: motif sinh nở kì lạ, motif người mang lốt cóc, motif cởi lốt, motif thách cưới, motif thưởng phạt…

+ Nhân vật: nhân vật mang lốt, nhân vật em út, nhân vật người cha độc ác…

+ Yếu tố thần kì: sự ra đời của chàng cóc, sự giúp đỡ của ba con vật: trăn, chó, mèo

 

2.2. Các hệ thống có liên quan đến truyện cổ tích Chàng cóc

Để tránh một cách hiểu chủ quan, phiến diện về truyện cổ tích Chàng cóc, chúng ta có thể đặt tác phẩm này vào các hệ thống có liên quan như: Hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật, hệ thống kiểu truyện người lấy vật, hệ thống nhân vật người mang lốt vật, hệ thống motif người mang lốt cóc, hệ thống motif cứu vật vật trả ơn, hệ thống motif xuất thân kì lạ, hệ thống văn hóa dân tộc…Tuy nhiên ở phạm vi bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ tập vào một số hệ thống phù hợp để tiếp cận truyện cổ tích Chàng cóc

2.2.1. Hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật 

Chủ đề hôn nhân được xem là một chủ đề rất phổ biến trong thể loại truyện cổ tích, nó thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về một cuộc sống hôn nhân viên mãn. Một số kiểu chủ đề hôn nhân thường gặp như: hôn nhân giữa người và người, hôn nhân giữa người và người mang lốt vật, hôn nhân giữa người và thần linh, …. Trong đó kiểu hôn nhân giữa người và người mang lốt vật chiếm một số lượng khá lớn trong thể loại truyện cổ tích.  Với chủ đề này, thì nhân vật chính thường là kiểu người mang lốt vật (động vật/ thực vật).

Hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật ở Việt Nam: Lấy vợ cóc, Chàng nho sĩ và cóc thần, Lấy chồng dê, Lấy chồng trăn, Sọ dừa

Việc đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy truyện cổ tích Chàng cóc tiêu biểu cho kiểu chủ đề này. Đối với truyện cổ tích có chủ đề này, thì hôn nhân đóng một vài trò cực kì quan trọng – người mang lốt trở về hình dáng loài người.  Hôn nhân thường xuất phát từ sự cảm mến, tình yêu chân chính, sự hiền lành của những con người nhỏ bé trong xã hội. Vì mang lốt vật, bề ngoài xấu xí, gia cảnh nghèo khó, nên nhân vật mang lốt phải trải qua nhiều thử thách khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì, nhân vật mang lốt vượt qua thử thách và cưới được vợ/ chồng, trút bỏ lốt vật và sống hạnh phúc.

Nhờ việc đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy dấu ấn văn hóa của người Việt trong những tác phẩm này. Đó là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, thể hiện rõ qua quan niệm “vạn vật hữu linh”, mọi vật đều có linh hồn. Và đặc biệt  hình tượng “con cóc”, đây được xem là một con vật xuất hiện khá nhiều trong hệ thống chủ đề hôn nhân này. Điều này phản ánh được nền văn minh nông nghiệp của người Việt. Cóc thường được gắn liền với nghi thức cầu mưa, dân gian có câu “Con cóc là cậu ông trời", khi cóc kêu sẽ báo hiệu trời mưa. So với truyện cổ tích Cóc kiện trời  thì các truyện cổ tích  có nhân vật người mang lốt Cóc không còn mang màu sắc linh thiêng nữa mà chỉ là một con vật gần gũi với người dân lao động, thậm chí là mượn ngoại hình xấu xí để tô đậm sự bất hạnh của nhân vật trước khi cởi lốt.

Truyện Chàng cóc và những câu chuyện có chủ đề này thường bày tỏ một ước mơ của nhân dân lao động về những con người sinh ra có ngoại hình xấu xí, tật nguyện hay những con người thấp bé (em út) trong xã hội sẽ có được một  hạnh phúc viên mãn. Và một niềm tin về một tình yêu chân chính sẽ giúp con người vượt qua được mọi khó khăn. Còn những kẻ độc ác, ghen tị với hạnh phúc của họ thì sẽ bị trừng trị.

Khi đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và vật ở Việt Nam, chúng tôi còn nhận thấy điểm khác biệt. Thông thường, để xây dựng kiểu chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật,  truyện thường có cấu trúc: Sự ra đời kì lạ của người mang lốt vật à người mang lốt vật xin kết hôn à trải qua thử thách à kết hôn à trút lốt thành người à Những người chị ghen tị, tìm cách giết hại em gái để giành chồng à Hai vợ chồng người sống hạnh phúc.  Khảo sát các truyện cổ tích có chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy truyện Chàng Cóc có cấu trúc phức tạp hơn:  Sự ra đời kì lạ của người mang lốt vật à người mang lốt vật xin kết hôn à trải qua thử thách àkết hôn à trút lốt thành người à chàng trai đi lập nghiệp à người vợ bị bắt kết hôn với người khác à Người chồng cứu vật được vật trả ơn  à Hai vợ chồng sống giàu có, hạnh phúc.  Về dung lượng của truyện cổ tích này rất dài, rất nhiều tình tiết, sự kiện được xuất hiện trong tác phẩm, quãng thời gian sau khi cởi lốt đến lúc có được hạnh phúc viên mãn thì hai vợ chồng phải trai qua nhiều thử thách. Người vợ bị thử thách về lòng thủy chung, còn người chồng thử thách về lòng tốt và trí khôn.

 Hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật ở Thế giới: Hoàng tử lừa, Hoàng tử ếch, Công chúa ếch, Người đẹp và quái vật, Vua ếch

Khi  đặt truyện Chàng cóc vào hệ thống các truyện cổ tích có chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật trên thế giới, người viết nhận thấy nhân vật trong truyện Chàng Cóc là những người thấp bé trong xã hội, còn đối với các truyện trên thế giới thì nhân vật mang lốt và đối tượng kết hôn với người mang lốt đều là những tầng lớp trên của xã hội, đa phần là những công chúa, hoàng tử, xuất thân quý tộc. Nhân vật mang lốt thường là do một lời nguyền nào đó nên mang hình dạng con vật xấu xí, sau khi có được nụ hôn, tình yêu đích thực thì sẽ trở lại thành người trước mặt vợ hoặc chồng của mình. Còn ở Chàng cóc, khi trút lốt thì các nhân vật thường lén lút , sau đó bị phát hiện, lốt bị người vợ/ chồng xé nát nên không thể trở về hình dạng cũ. Nhìn chung, xem xét truyện Chàng cóc trong hệ thống các truyện cùng chủ đề như: Hoàng tử lừa, Hoàng tử ếch, Công chúa ếch, Người đẹp và quái vật, Vua ếch, thì tất cả đều hướng đến một tình yêu tự do, và hôn nhân đóng vai trò quan trọng để nhân vật có thể cởi bỏ lớp vật xấu xí của mình. Tuy nhiên truyện Chàng cóc  có cấu trúc phức tạp hơn, nó phản ánh sự mâu thuẫn xung đột giữa giai cấp, và khao khát những con người bất hạnh sẽ được hạnh phúc.

2.2.2. Hệ thống motif

2.2.2.1. Motif sinh đẻ thần kì

Đây được xem là motif khá quen thuộc trong truyện dân gian. Việc sinh đẻ thần kì này xuất phát từ tư duy thần thoại, người nguyên thủy chưa biết được nguyên nhân để tạo ra một em bé. Họ luôn nỗ lực tìm cách lí giải việc mang thai lạ,mang thai có thể do ăn, uống, dẫm đạp một thứ gì đó, hoặc do khấn nguyện…Với quan niệm  “vạn vật hữu linh”, họ cho rằng tất cả vạn vật đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc sinh nở.

 Ở phạm vi motif này, chúng tôi đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống motif sinh đẻ thần kì (khảo sát truyện Sọ dừa, Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê) nhằm mục đích thấy được điểm chung của giữa bốn tác phẩm này. Cả bốn tác phẩm đều nói về việc hai vợ chồng già, nghèo khổ, không có con, họ đều khao khát có được một đứa con. Hai vợ chồng trong truyện Chàng cóc, Lấy vợ cóc, Lấy chồng dê ngày đêm khấn trời, cầu khấn khắp nơi, rồi ngẫu nhiên người vợ mang thai. Riêng truyện Sọ dừa, người mẹ uống nước trong một cái sọ người. Sau đó thì người mẹ sinh ra không phải là người mà là vật: con cóc xấu xí, con dê, cục thịt tròn lăn lóc (Sọ dừa). Khi sinh ra thứ kì dị này thì người mẹ rất phiền não, đau buồn, nhưng không ai bỏ rơi đứa con mình sinh ra cả. Dần dần nhờ sự nhanh nhẹn, hiếu thảo, dù mang lốt vật nhưng phụ giúp cho mẹ rất nhiều thì các con vật này đều được mẹ thương yêu.

Hơn nữa, xét xét truyện Chàng cóc trong hệ thống motif sinh đẻ thần kì sẽ có được một cái nhìn toàn diện và lí giải về nguồn gốc xuất thân kì lạ của chàng cóc như sau:

+ Phản ánh được tín ngưỡng thờ thần (khấn trời) của người Việt, họ tin rằng trời sẽ động lòng thương mà ban cho họ một đứa con để khuây khỏa lúc về già “Ngày ngày, người vợ thắp hương cầu khấn mong trời thương cảnh nghèo đơn chiếc ban cho một đứa con”

+ Đây là một motif quan trọng để phát triển cốt truyện, làm cho câu chuyện li kì, hấp dẫn.

+ Nó thể hiện được sự bao dung, nhân hậu của người mẹ, dù sinh ra không phải là người bình thường nhưng người mẹ không hề bỏ rơi đứa con của mình, vẫn yêu thương, nuôi đứa con khôn lớn.

+ Thể hiện một mối quan hệ hài hòa giữa con người với thế giới tự nhiên

Motif sinh nở kì lạ là điểm khác biệt giữa truyện cổ tích Chàng cóc nói riêng, kiểu truyện người mang lốt vật ở Việt Nam nói chung với kiểu truyện người mang lốt vật trong các truyện Hoàng tử lừa, Hoàng tử ếch, Người đẹp và quái vật, Vua ếch, Công chúa ếch của nước ngoài.

2.2.2.2. Motif thách cưới

Motif thách cưới được xem là một thử thách đầu tiên đối với nhân vật mang lốt. Trong cả ba tác phẩm Chàng cóc, Lấy chồng dê, Sọ dừa, các chàng trai mang lốt vật có ngỏ ý muốn lấy con gái của  phú ông, và cả ba đều bị phú ông cười cợt mỉa mai, và thách cưới rất khó – về vật chất, tài năng, sức khỏe, để chàng trai mang lốt vật không đạt được ý nguyện. Để hoàn thành thử thách này, phải có sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì.  Và phần thưởng cho thử thách này là người mang lốt đều được kết hôn với những cô gái hiền lành.

Khi đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống motif thách cưới, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về phong tục thách cưới của người xưa. Nếu như hai phú ông trong truyện Lấy chồng dê, Sọ dừa thách cưới toàn là vật chất “trăm trâu bò, một trăm lợn, một mâm vàng, một mâm bạc – Lấy chồng dê”, “Một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười con dê béo, mười vò rượu tăm. Lại phải dựng lấy năm gian nhà ngói, câu đầu bằng bạc, xà ngang bằng đồng – Sọ dừa” thì truyện chàng cóc lại thiên về thử thách tài năng “bắn một mũi tên xuyên chín con chim, kiếm liền một lúc chín gánh củi”.  Chàng dê và Sọ dừa chuẩn bị sinh lễ rất đơn giản, chỉ cần hô lên là có tất cả mọi thứ, còn đối với truyện cổ tích Chàng cóc, motif thử thách li kì hơn, vừa hoàn thành được thử thách vừa thể hiện rõ được sự độc ác của Khoàng tý – giai cấp bóc lột “Tôi nhờ Khoàng Tý bổ vào ngón chân cái chứ có phải bổ bào đầu tôi đâu?”. Ngay cả khi chàng cóc hoàn thành thử thách, trở thành chồng của cô út, Khoàng Tý vẫn không thôi âm mưu hại chết chàng cóc “Ta sẽ đưa cho con một cái chày đá và một con ngựa, đến giữa đường, con phải ném chết cóc rồi đánh ngựa quay trở về.”. Như vậy có thể nói, khi xem xét truyện cổ tích Chàng cóc trong motif thử thách, chúng tôi nhận chàng cóc hoàn thành thử thách vất vả hơn, phụ thuộc nhiều vào trí khôn của chàng và sự hiền lành nhân hậu của cô con gái út chứ không đơn thuần là sự phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thần kì. Đồng thời nó cũng có ý nghĩa phản ánh xung đột giữa hai lực lượng đối kháng trong xã hội. Motif thách cưới cũng là điểm khác biệt giữa truyện Chàng cóc nói riêng, kiểu truyện người mang lốt vật ở Việt Nam nói chung với kiểu truyện người mang lốt vật trong các truyện Hoàng tử lừa, Hoàng tử ếch, Người đẹp và quái vật, Vua ếch, Công chúa ếch của nước ngoài.

2.2.2.3. Motif trút lốt

Đây được xem là motif quan trọng nhất và xuất hiện hầu hết ở kiểu truyện người mang lốt vật ở Việt Nam. Đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống motif trút lốt, chúng tôi nhận thấy được điểm chung là sau khi kết hôn, người mang lốt sẽ cởi bỏ đi lớp ngoài của mình, biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài giỏi; cô gái xinh đẹp, nết na. Đa số các nhân vật đều có một cuộc sống hạnh phúc sau khi trút lốt. Điều này tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Gửi gắm vào đó ước về một phép màu đến với những con người không may sinh ra xấu xí, khiếm khuyết. Và cũng như là một phần thưởng cho những cô em út, chàng trai giàu lòng yêu thương. Ứớc mơ về sự công bằng trong xã hội.

Tuy nhiên, nhận ra được sự độc đáo, riêng biệt của truyện cổ tích Chàng cóc  qua motif này. Trong truyện Lấy chồng dê, Lấy chồng trăn, Lấy vợ cóc, người mang lốt chỉ trút lốt duy nhất một và bị phát hiện vợ/ chồng phát hiện, truyện Sọ dừa trút lốt trước khi kết hôn. Còn đối với truyện Chàng cóc, chàng trút lốt lần thứ ba mới bị người vợ của mình phát hiện. Điều này làm cho tác phẩm trở nên kịch tính, hồi hộp hơn. Và một điều đặc biệt hơn nữa, chàng cóc trút lốt xong thì chỉ biến thành một chàng trai khôi ngô, biết làm nương rẫy chứ không thể mang lại một cuộc sống giàu có. Vì quá nghèo khổ nên chàng cóc đi xa, và hai vợ chồng bắt đầu thử thách mới, sau đó mới có được cuộc sống giàu sang.

Ngoài ra, khi đặt trong hệ thống motip trút lốt, chúng tôi nhận thấy motif này đóng một vai trò quan trọng để thử thách cái ác. Sau khi trút lốt trở thành chàng trai khôi ngô thì hay có các chi tiết người hai người chị ghen tị, tranh giành, thậm chí là giết hại để mong được hạnh phúc với chàng trai – người mà mình từng cười cợt về bề ngoài xấu xí trong truyện Lấy chồng dê, Lấy chồng trăn, Lấy vợ cóc, Sọ dừa. Đối với truyện Chàng Cóc cũng là xuất hiện cái ác, nhân vật phản diện ở đây không phải là chị, mà là người cha.

Motif trút lốt trong kiểu truyện người mang lốt vật ở nước ngoài có sự khác biệt với motif trút lốt trong kiểu truyện người mang lốt ở Việt Nam. Cho nên để hiểu rõ hơn về motif trút lốt trong truyện Chàng cóc chúng tôi sẽ đặt truyện cổ tích này trong mối tương quan với các truyện Hoàng tử lừa, Hoàng tử ếch, Người đẹp và quái vật, Vua ếch của nước ngoài. Điều đầu tiên chúng tôi nhận thấy là người mang lốt trong các truyện nước ngoài đều trút lốt rất đơn giản, họ tự nguyện cởi bỏ lốt ngay sau khi hai người kết hôn, hoặc khi có được một nụ hôn từ tình yêu chân chính và ít có chi tiết người vợ hoặc chồng đốt lốt để đối phương không trở về hình dáng của vật. Tiếp nữa, khi cởi lốt thì vai vợ chồng sống hạnh phúc, giàu có, danh vọng, chứ không như truyện cổ tích Chàng cóc, khi đã cởi lốt rồi những vẫn phải trải qua nhiều thử thách thì mới hạnh phúc. So với các truyện cổ tích thuộc kiểu truyện người mang lốt vật, truyện cổ tích Chàng cóc không đơn thuần nói về quá trình mang lốt, trút lốt mà nó còn kết hợp với kiểu truyện cứu vật vật trả ơn. Trong phạm vi của motif cứu vật vật trả ơn, khi chúng tôi đặt truyện Chàng cóc trong mối tương quan với hai truyện cổ tích: Viên ngọc ước và con quạ trả ơn, Lòng biết ơn của con cáo thì nhận thấy rằng cả ba truyện đều nói về việc các con vật gặp nạn và được con người cứu. Sau đó con vật quay lại trả ơn. Cách thức trả ơn dù có khác nhau nhưng đều mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người đã giúp mình. Motif này thể hiện được mối quan hệ giao hòa giữa con người và vạn vật. Đồng thời qua đó cũng đem lại nhiều bài học bổ ích về lối sống biết ơn, sẵn lòng giúp đỡ người khác.

2.2.3. Hệ thống văn hóa dân tộc

Văn học dân gian và văn hóa có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động qua lại. Qua các tác phẩm văn học dân gian có thể hiểu văn hóa, qua văn hóa có thể hiểu văn học dân gian.  Chính vì vậy, việc đăt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống văn hóa hóa dân tộc sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm. Qua văn hóa có thể hiểu truyện cổ tích Chàng cóc, qua truyện Chàng cóc có thể hiểu được các yếu tố văn hóa.

Đầu tiên đó là cách lí giải chi tiết: Khi thấy chồng mình biến thành một người đàn ông tuấn tú thì người vợ đem da cóc bỏ vào bếp lửa để chồng không thể quay lại lốt vật.  Đây không phải là điều ngẫu nhiên (ngoài truyện cổ tích Chàng cóc, thì truyện Lấy vợ cóc cũng tương tự), mà nó phản ánh nét văn hóa của người Việt - tín ngưỡng sùng lửa của dân tộc Việt. Ngày nay nhiều địa phương vẫn giữ nét văn hóa này, vào các dịp lễ hội, lễ tết. Lửa trong truyện cổ tích Chàng cóc  mang ý nghĩa tẩy uế và sự tái sinh (Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới), tức là khi chàng cóc cởi lốt cóc đi thì những cái xấu xí, thấp kém bị tẩy hết đi, chàng tái sinh thành một con người khác, hoàn mĩ hơn.

Tiếp đến là tín ngưỡng thờ trời. Điều này bắt nguồn từ tư duy huyền thoại, trời đối với con người là một điều bí ẩn. Trong truyện cổ tích Chàng cóc, phản ánh được dấu ấn văn hóa của người Việt – khấn trời khi gặp khó khăn. Ba mẹ chàng cóc đã già nhưng không có con, hằng ngày hai vợ chồng đều cầu khấn trời, sau đó thì mang thai. Không chỉ riêng truyện Chàng cóc  mà  nhiều truyện trong hệ thống kiểu truyện người mang lốt vật đều phản ánh điều này. Hay trong các bài đồng dao, ca dao cũng xuất hiện khá nhiều.

Ngoài ra, có thể dùng nền văn hóa lúa nước để lí giải tên nhan đề của truyện cổ tích Chàng cóc. Cóc trở thành nhân vật chính của nhiều tác phẩm văn học dân gian (Cóc kiện trời, Sự tích con cóc, Lấy vợ cóc, Chàng cóc, Chàng nho sĩ và con cóc thần…) điều này xuất phát từ ý nghĩa mà con vật này mang lại. Đối với người Việt xưa con cóc thường gắn liền với nền văn hóa lúa nước, người ta thường căn cứ vào việc cóc kêu để báo hiệu trời sắp mưa, việc này được thần linh hóa lên trong truyện cổ tích Cóc kiện trời, hay câu đồng dao quen thuộc “Con cóc là cậu ông trời/ Ai mà đánh cóc thì trời đánh cho”. Con cóc còn gắn liền với tín ngưỡng phồn thực của người Việt. Hình ảnh con cóc giao phối trên trống trên trống đồng, gửi gắm ước mơ của nhân dân về việc mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi nảy nở. Ngày nay hình ảnh con con ngậm đồng tiền trong miệng tượng trưng cho tài lộc.

Cuối cùng là nét văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên. Điều này được thể hiện rõ qua cách ứng xử của chàng cóc đối với ba con vật: chó, mèo, trăn. Chàng dành hết tất cả số tiền mình có và sự dũng cảm để cứu sống ba con vật này. Cuối cùng thì chàng được cả ba con vật trả ơn, có được một cuộc sống giàu có. Qua motif cứu vật vật trả ơn này, phản ánh được nét văn hóa của người Việt xưa về việc sống hòa hợp với môi trường tự nhiên.

Nhìn chung, đặt truyện cổ tích Chàng cóc vào hệ thống văn hóa dân tộc, chúng tôi hiểu được tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa. Đồng thời cũng thấy được những nét đẹp trong văn hóa của người Việt.  

Tiểu kết: Nhìn chung truyện cổ tích Chàng cóc vừa là một hệ thống vừa là một thành tố trong các hệ thống lớn hơn. Ở phạm vi câu hỏi này, chúng tôi chọn ba hệ thống: hệ thống chủ đề hôn nhân giữa người và người mang lốt vật, hệ thống motif và hệ thống văn hóa dân tộc để nghiên cứu. Ba hệ thống này, góp phần vào việc hiểu truyện cổ tích Chàng cóc một cách cụ thể, toàn diện hơn. Dựa vào ba hệ thống để hiểu đươc các chủ đề, nội dung, nghệ thuật một cách có cơ sở khoa học. Đồng thời cũng thấy được khuôn mẫu chung cho các kiểu truyện người mang lốt vật và bước đầu nhận thấy được một số điểm khác biệt của truyện cổ tích Chàng cóc so với các đối tượng cùng khảo sát.

III. THU HOẠCH SAU KHI HỌC XONG MÔN HỌC

Thứ nhất, qua học phần Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian học viên có cơ hội được tìm hiểu một cách cặn kẽ về cách tiếp cận hệ thống, nắm được những vấn đề lí thuyết về tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu và giảng dạy VHDG. Có một cách hiểu cụ thể về khái niệm hệ hống: “Hệ thống là một tập hợp có nhiều thành tố liên hệ chặt chẽ với nhau tạo ra sự thống nhất ổn định, có mối liên hệ với môi trường xung quanh”. Trình bày được những hệ thống trong VHDG: hệ thống thể loại, hệ thống tiểu loại, hệ thống kiểu truyện, hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống nhân vật…

 Thứ hai, hiểu được tác phẩm văn học dân gian có tính hệ thống. Bản thân một tác phẩm văn học dân gian là một hệ thống hoàn chỉnh. Đồng thời tác phẩm VHDG cũng là một thành tố của các hệ thống lơn hơn.  Mỗi thành tố của một hệ thống có thể có nhiều thuộc tính khác nhau, vì vậy có thể tham gia nhiều hệ thống khác nhau. Một hệ thống có thể trở thành thành tố của những hệ thống lớn hơn: Tác phẩmà hệ thống kiểu truyệnà  hệ thống tiểu loại à  hệ thống thể loại loại à  hệ thống văn học dân gian địa phươngà  hệ thống VHDG dân tộcà HTVH dân gian khu vực.

Thứ ba, thấy được sự cần thiết của việc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, giảng dạy VHDG. Việc tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu, giảng dạy VHDG là một điều hoàn toàn cần thiết. Khi xem bản thân một tác phẩm VHDG là một hệ thống thì việc tìm và lý giải các thành tố sẽ có một cái nhìn tương đối đầy đủ về đối tượng. Còn khi đặt một tác phẩm VHDG là một thành tố trong các hệ thống lớn hơn thì sẽ mang lại một cái nhìn khoa học, toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện, chủ quan. Từ đó phát hiện nhiều giá trị mới cho tác phẩm.  

Thứ tư, nắm được các thao tác nghiên cứu cụ thể trong tiếp cận hệ thống

+ Xem bản thân đối tượng nghiên cứu là một hệ thống. Tìm và lý giải các thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố… để có cái nhìn tương đối đầy đủ về đối tượng.

+ Đặt đối tượng trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Đối tượng có thể là thành tố của nhiều hệ thống khác. Tùy theo mục đích nghiên cứu, lựa chọn các hệ thống cần thiết nhất để khảo sát.

+ Khảo sát sự vận động, biến đổi của đối tượng nghiên cứu trong không gian, thời gian. Có nhiều xu hướng lịch sử hóa, địa phương hóa, hiện đại hóa… Cần chú ý sự xuất hiện của những yếu tố mới trong hệ thống của đối tượng.

Thứ năm, biết cách vận dụng lí thuyết tiếp cận hệ thống để nghiên cứu một hoặc một số tác phẩm văn học dân gian (theo thể loại)

+ Tìm hiểu những yếu tố nằm trong văn bản: đề tài, chủ đề, nội dung, nghệ thuật

+ Tìm những yếu tố nằm ngoài văn bản tác phẩm: thời gian, hoàn cảnh xuất hiện, không gian ra đời và lưu truyền, đặc trưng thể loại, tiểu loại, môi trường và lễ hội diễn xương, sinh hoạt văn hóa dân gian

+ Xác định các hệ thống liên quan đến tác phẩm và chọn hệ thống phù hợp với mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống kiểu truyện, motif, hệ thống tiểu loại, nhóm truyện, hệ thống nhân vật, hệ thống biểu tượng, hình ảnh, hệ thống biện pháp tu từ, hệ thống văn hóa dân tộc

+ Phân tích tác phẩm trong sự kết hợp giữa những yếu tố trong văn bản và ngoài văn bản: phân tích kết cấu, thể thơ, ngôn ngữ, biểu tượng, cốt truyện, trong mối liên hệ với hệ thống dị bản, motif, môi trường diễn xướng, người diễn xướng, các làn điệu dân ca, sinh hoạt văn hóa dân gian…

Lưu ý: Bám sát mục tiêu nghiên cứu để xử lý phù hợp mối quan hệ giữa các thành tố - hệ thống (tránh sa đà, lạc hướng)

Thứ sáu, học hỏi được cách tiếp cận hệ thống của các nhà nghiên cứu đầu ngành văn học dân gian như: Đinh Gia Khánh trong công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, Triều Nguyên với công trình Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Đỗ Bình Trị với công trình Phân tích tác phẩm văn học dân gian.

Thứ bảy, có khả năng sưu tầm, tóm tắt, nhận xét một công trình nghiên cứu (bài báo) sử dụng tiếp cận hệ thống.

Thứ tám, biết cách vận dụng lý thuyết tiếp cận hệ thống phục vụ cho việc giảng dạy văn học dân gian ở nhà trường trung học phổ thông, như dạy học chuyên đề, dự án, định hướng cho học sinh tiếp tự tiếp cận tác phẩm ngoài chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1969 ), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (bản dịch tiếng Việt của NXB Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du), NXB Đà Nẵng, 2002.

2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2017), Mô típ “Người mang lốt cóc” trong truyện cổ tích từ góc nhìn dân tộc học

3. Nguyễn Thị Cao (2013), Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích, trường ĐHSP TP HCM

4. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Truyện cổ tích Việt Nam

5. Chàng cóc  http://truyenxuatichcu.com/co-tich-viet-nam/chang-coc.html

5.  Lấy vợ cóc https://truyencotich.vn/truyen-dan-gian/lay-vo-con.html

7.  Lấy chống dê https://truyencotich.vn/truyen-dan-gian/lay-chong-de.html

8.  Sọ dừa https://doctruyencotich.vn/truyen-co-tich-viet-nam/truyen-co-tich-so-dua.html

9.  Lòng biết ơn của con cáo https://toplist.vn/top-list/truyen-co-tich-ve-long-biet-on-hay-va-y-nghia-nhat-47357.htm

10. Viên ngọc ước và con quạ trả ơn https://truyencotich.net/truyen-co-tich-viet-nam/vien-ngoc-uoc-va-con-qua-tra-on.html

Truyện cổ tích thế giới

11. Hoàng tử lừa https://truyencotich.vn/truyen-co-tich/co-tich-the-gioi/hoang-tu-lua.html

12. Hoàng tử ếch https://doctruyencotich.vn/truyen-co-grim/truyen-co-tich-hoang-tu-ech.html

13. Công chúa ếch https://truyencotich.top/truyen-co-tich-the-gioi?page=6

14. Người đẹp và quái vật https://www.wattpad.com/614688115-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%B9p-v%C3%A0-qu%C3%A1i-v%E1%BA%ADt-beauty-and-the-beast-c1

15. Vua ếch https://truyencotich.top/truyen-co-tich-the-gioi?page=6

PHỤ LỤC

TRUYỆN CỔ TÍCH CHÀNG CÓC

Biên soạn theo lời kể của Cụ Lý Vàng Từ, Bản Gò Cứ, Xã Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu

Ngày xưa, trong một bản vắng, có hai vợ chồng nọ đã sống qua nhiều mùa nương mà chưa có con nối dòng. Họ buồn rầu như cỏ tranh già ngày nắng. Ngày ngày, người vợ thắp hương cầu khấn mong trời thương cảnh nghèo đơn chiếc ban cho một đứa con. Quả nhiên, ít lâu sau, người vợ có thai. Hai vợ chồng mừng lắm. Họ mong ngày mong đêm đứa con sớm ra đời. Nhưng chẳng may người chồng lại bị ốm rồi chết, mắt chưa được nhìn con. Người vợ rất buồn nhưng cứ nghĩ đến đứa con sắp ra đời, lòng lại nguôi nguôi.

Mười ba lần trăng lặn rồi mười ba lần trăng mọc, đứa bé trong bụng mới tròn tháng. Không ngờ, sau một cơn đau bụng dữ dội người vợ hóa lại đẻ ra một con Cóc xấu xí. Người vợ sợ lắm nhưng không nỡ bỏ đứa con của mình. Ngày ngày bà lên rừng đào củ mài để nuôi Cóc, mong cho Cóc chóng lớn. Ngày qua tháng lại, cóc lớn dần và trở thành một chàng Cóc cường tráng. Rồi mẹ Cóc cũng lại qua đời. Từ đó Cóc phải tự mình làm lụng nuôi thân.

Hồi ấy ở gần nhà Cóc có tên Khoàng Tý. Nhà Khoàng Tý có ba cô con gái đã đến tuổi lấy chồng. Đã bao nhiêu lần, Khoàng Tý mở hội để kén chọn con rể. Nhiều chàng trai đẹp đến để thi tài. Nhiều con nhà giàu mang trâu, ngựa đến để hỏi nhưng chưa ai làm Khoàng Tý ưng bụng. Lần ấy chàng Cóc tìm đến xin để làm con rể Khoàng Tý. Vừa thấy Cóc, Khoàng Tý đã giận dữ hét lên:  

– Con Cóc xấu xí kia, ai cho mày đến hỏi con gái ta! Có cút ngay đi không?

Cóc vẫn bình tĩnh nói rõ ý định của mình. Khoàng Tý giận lắm, nhưng vẫn ra điều kiện:

– Nếu mày bắn một mũi tên xuyên chín con chim mang về đây thì tao sẽ gả con gái cho.

Chàng Cóc nhận lời, rồi mang cung tên đi, vào rừng săn chim. Hôm ấy trời nổi gió dữ dội. Lá to lá nhỏ rơi ào ào, cây đổ ngổn ngang, nhiều thú vật bị chết. Đến một gốc cây to cạnh con suối lớn, chàng Cóc thấy chín con chim bị gió bão quật chết từ lúc nào. Chàng liền nhặt lấy xâu vào một mũi tên rồi đem về dâng lên Khoàng Tý. Khoàng Tý phục chàng Cóc lắm. Nó lại ra thêm một điều kiện:  

– Lần này mày phải kiếm liền một lúc chín gánh củi về đây. Được vậy ta sẽ gả con gái cho. Nếu không tao sẽ đánh cho mày một trận.

Khoàng Tý yên trí rằng Cóc nhỏ bé, yếu ớt thế chắc chẳng mang được chín gánh củi về cùng một lúc. Lúc ấy nó sẽ đánh cho Cóc đến chết.

Hiểu được lòng dạ Khoàng Tý, nhưng chàng Cóc chẳng chút ngần ngại. Sáng sớm hôm sau, khi ông mặt trời chưa ngủ dậy, chàng đã sắp sẵn quang gánh, giả vờ đi vào rừng lượm củi. Một láy sau, chàng Cóc trở về nói với ba cô gái:

– Tôi vào rừng kiếm củi chẳng may đâm phải cái gai ở đầu ngón chân cái. Đau quá tôi phải về đây nhờ ba cô nhổ giúp. Tôi nhớ ơn nhiều lắm.

Nghe vậy, hai cô chị bĩu môi, nhổ nước bọt vào lưng Cóc rồi bỏ đi. Chỉ có cô em út là chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ đến khêu gai cho chàng Cóc. Cô đã khêu lâu lắm mà gai chẳng ra. Lúc bấy giờ Cóc mới bảo rằng:

– Cô tốt bụng lắm nhưng khêu thế không được đâu! Phải cầm búa bửa mạnh thì gái mới chịu ra.

Cô út nghe nói vậy lấy làm ngạc nhiên lắm. Nàng sợ Cóc đau nên không giám. Nàng đành phải nói cho cha biết. Mới nghe nói Khoàng Tý cũng ngạc nhiên chẳng kém gì cô con gái út. Nhưng chỉ một lúc sau Khoàng Tý lại thấy vui trong bụng. Hắn nghĩ rằng: thế thì Cóc sẽ phải chết. Hắn liền gọi người làm mang cho hắn một cái búa thật to, to nhất trong nhà. Nhìn thấy vua mang búa hằm hằm đi đến, Cóc đã biết ý ác của nhà vua. Khoàng Tý đến nơi, chẳng nói chẳng rằng cứ thế giơ búa nhằm vào đầu Cóc mà bổ thật mạnh. Chàng Cóc nhanh nhẹn lánh sang một bên và thưa:

– Không! Tôi nhờ Khoàng Tý bổ vào ngón chân cái chứ có phải bổ bào đầu tôi đâu?

Lần thứ hai rồi lần thứ ba, Khoàng Tý đều nhằm vào đầu Cóc mà bổ. Nhưng cả ba lần Cóc đều tránh được. Thấy lạ, Khoàng Tý thầm nghĩ: “Hay ta bổ vào ngón chân cái của nó xem sao”. Khoàng Tý lền bổ mạnh vào ngón chân cái của chàng Cóc. Bổ xong, mệt quá, mồ hôi Khoàng Tý đầm đìa, mắt hoa lên. Hắn phải ngồi phịch xuống đất, nhắm mắt lại để thở. Khi mở được mắt ra thì Khoàng Tý thấy trước mặt mình chín gánh củi to và khô. Chàng Cóc bảo Khoàng Tý:

– Đấy tôi đã mang về chín gánh củi rồi, Khoàng Tý gả con gái cho tôi đi.

Lần này thì Khoàng Tý không thề chối cãi được nữa. Hắn đành phải gọi ba đứa con gái của mình đến và hỏi:

– Đứa nào muốn làm vợ Cóc?

Hai cô chị thi nhau cười giễu Cóc. Hết chê chàng da xù xì, lưng gù lại chê là mùi hôi thối. Chúng không thèm trả lời, nhổ nước bọt vào lưng cóc rồi bỏ đi. Cô em út thì chẳng nói chẳng rằng cứ ngồi im lặng. Thấy vậy, Khoàng Tý bực lắm, hỏi:

– Thế nào? Mày muốn lấy Cóc à?

Cô gái lặng lẽ gật đầu. Cuối cùng Khoàng Tý đành phải ưng thuận cho con gái út lấy chàng Cóc xấu xí. Lúc tiễn hai vợ chồng Cóc, Khoàng Tý gọi con gái lại gần và bảo:

– Ta sẽ đưa cho con một cái chày đá và một con ngựa, đến giữa đường, con phải ném chết cóc rồi đánh ngựa quay trở về. Phải nhớ lời ta dặn đấy.

Trên đường về nhà, Cóc dắt ngựa nhảy đi trước còn vợ Cóc cưỡi ngựa theo sau. Đi được một quãng xa, vợ Cóc xuống ngựa và nói với chồng:

– Cha em không ưng bụng cho em sống cùng chàng đâu. Bụng cha em ác lắm, khác với bụng em nhiều, nhưng chàng đừng buồn, em không làm khác ý muốn của mình đâu. Nói hết câu, cô gái ném cái chày đá xuống vực rồi xuống ngựa cùng đi bộ với Cóc về nhà. Hai vợ chồng sống trong một túp lều tranh lụp xụp, rách nát. Hàng ngày, Cóc vẫn một mình phát nương làm rẫy. Vợ Cóc thương chồng lắm. Một lần nàng theo chồng đi ra nương. Đến nơi, nàng nhìn mãi mà không thấy chồng đâu, chỉ thấy một chàng trai khỏe, đẹp đang mải mê làm nương. Người vợ mải nhìn chàng trai, bàn chân vô tình đâm phải cành lá khô dưới đất. Thấy động, chàng trai lập tức chạy trốn vào một bụi cây gần đấy. Vợ Cóc lạ quá liền rượt theo, thì chẳng thấy chàng trai đâu mà chỉ thấy một con Cóc ngồi chồm chỗm dưới gốc cây mục. Vợ ra làm nương tiếp. Vừa làm, nàng vừa nghĩ; không biết chàng trai kia là ai mà lại đến nương làm hộ nhà mình.

Ngày qua tháng lại đã đến ngày hội lớn ở trong vùng. Trai gái trong bẳn mặc những bộ váy áo thật đẹp, thật sặc sỡ để đi dự hội. Thấy mình xấu xí, Cóc không muốn đi chơi với vợ. Chàng dục vợ đi trước còn mình đi sau. Vợ Cóc đi rồi, ở nhà, Cóc liền lột vỏ biến thành một chàng trai trẻ đẹp, rồi theo đường tắt đi đến hội. Lũ làng ai cũng trầm trồ, đổ mắt nhìn về phía chàng. Khi thấy chàng đánh quay tài giỏi quá mọi người dồn đến xem chật vòng trong vòng ngoài. Con gái thì muốn được tung còn với chàng, con trai thì muốn được đọ quay với chàng. Ở trong cuộc vui mà vợ Cóc buồn lắm. Nàng chờ mãi chẳng thấy chồng đến. Nàng định bỏ về nhà, nhưng lúc đi qua đám đông nàng ghé nhìn vào chỗ người đang chơi quay thì bỗng nhận ra chàng trai phát nương ngày nào. Nàng đến gần chàng trai định hỏi chuyện thì chàng bỏ chạy về hướng nhà Cóc. Lũ làng đổ xô chạy theo sau. Mọi người vào nhà chẳng thấy chàng trai nữa, chỉ thấy một con Cóc nằm thở phì dưới gầm giường.

Một lần khác trong vùng lại có hội. Cóc lại giục vợ đi trước. Còn mình đi sau. Lần này vợ Cóc đi đến nửa đường thì quay về nhà. Quả nhiên nàng nhìn thấy một tấm da Cóc ở dưới gầm giường. Chẳng chút chần chừ, nàng liền chạy lại cầm lấy tấm da ném vào lửa. Lúc ấy ở đám hội đang vui, tự nhiên chàng Cóc thấy người bỗng nóng rực lên, biết có chuyện xảy ra chàng bèn chạy ngay về nhà. Vừa vào đến cửa chàng đã ngửi thấy mùi khét, bèn lấy que khều đống lửa thì thây tấm da đã cháy hết. Từ đó Cóc mãi mãi hóa thành người và vợ chồng Cóc sống bên nhau đầm ấm.

Từ ngày mất vỏ, chàng Cóc làm lụng thật vất vả. Mọi việc chàng đều phải nhờ vào hai bàn tay. Lúa trên nương của hai vợ chồng Cóc không tốt như trước nữa. Gạo trong nhà của hai vợ chồng Cóc mau hết hơn. Họ phải đi đào củ mài ở trên rừng để ăn. Một hôm chàng Cóc nói với vợ:

– Vợ chồng mình khổ nhiều quá rồi. Bây giờ tôi không muốn nàng phải ăn củ mài ở trên rừng mãi, phải mặc áo rách mãi. Nàng ở nhà, tôi sẽ đi buôn một chuyến xa. Chỉ một lần trăng lên tôi sẽ trở về thôi!

Thế rồi sáng hôm sau chàng Cóc từ biệt người vợ xinh đẹp ra đi, trong tay chỉ có vài đồng bạc nén. Chàng phải đi xa, xa lắm. Trên đường chàng gặp một Xê sư. Xê sư biết Cóc là người tài giỏi tốt bụng nên muốn giúp chàng đạt được ý muốn. Xê sư hỏi:

– Chàng trai đi đây vậy?  

Chàng Cóc lễ phép cúi đầu chào rồi đáp:

– Nhà con nghèo, con phải đi buôn một chuyến xa!

Xê sư lại nói:

– Thế thì con hãy đi theo ta!

Trên đường đi, hai người gặp một dòng sông đoạn giữa trong còn ở đầu dòng và cuối dòng lại đục ngầu. Chàng Cóc lạ lắm, bèn hỏi Xê sư:

– Tại sao lại có con sông lạ như vậy?

Xê sư chậm rãi trả lời:

– À phải! Làm gì có con sông lạ ấy được. Nước phải trong từ trên nguồn xuống chứ có bao giờ chỉ trong ở giữa quãng đâu.

Hai người lại tiếp tục đi. Một lúc sau họ gặp một con chim chỉ có một chân. Thấy lạ chàng Cóc hỏi, thì Xê sư trả lời:

– Con chim có một chân thì không thể đi được. Cũng như người ta không thể một chân mà đi lại dễ dàng.

Chàng Cóc thấy Xê sư nói có lý thì phục lắm. Từ đó hễ trên đường gặp cái gì lạn chàng đều nhờ Xê sư bảo cho.

Hai người đã qua bao nhiêu con sông, bao nhiêu ngọn núi. Một hôm nọ đến một bản nọ. Ở đầu bản họ thấy một cây gạo ra hoa đỏ chói trông rất đẹp mắt. Nhưng chẳng hiểu sao thân nó lại xù xì những gai. Chẳng kìm được tính tò mò, chăng Cóc lại nhờ Xê sư giải đáp giúp. Xê sư nói:

– À có gì đâu! Cái cây đó giống như một con người tốt bụng. Bề ngoài trông xấu xí nhưng trong bụng lại không giấu con dao độc.

Đi với chàng Cóc thêm nhiều con sông, thêm nhiều con suối nữa thì Xê sư nói với chàng:

– Hỡi chàng trai tốt bụng! Bây giờ ta không thể cùng đi với con được nữa. Con hãy ghi vào trong đầu những điều ta đã nói với con ở dọc đường. Nó sẽ giúp con nhiều đấy.

Nói xong Xê sư đi về một ngả, còn chàng Cóc cứ theo ngọn núi trước mắt mà đi. Chàng đi qua bản đầu tiên thì thấy một đám người đang định làm thịt con chó. Mắt nó ươn ướt như muốn nói với chàng một điều gì. Chàng Cóc thương hại con chó sắp bị làm thịt bèn bỏ một đồng bạc nén ra để mua. Con chó thoát chết mừng lắm. Nó ngoe ngẩy cái đuôi tỏ ý cám ơn chàng. Người và chó cùng đi. Đến một bản khác chàng Cóc lại thấy một con mèo xám bị nhốt vào giỏ sắp đêm thả xuống sông. Nghe tiếng kêu thảm thiết của con vật, chàng Cóc không nỡ để người ta giết nó. Chàng lại bỏ một đồng bạc nén để mua con mèo. Chó, mèo cùng chàng Cóc đi đến một cánh rừng nọ thì thấy rất nhiều người xúm quanh một con trăn lớn. Họ sắp giết chăn. Con trăn sợ lắm. Nó đang ra sức giãy giụa để mong thoát chết. Không ngần ngại chàng Cóc lại dốc cả số tiền còn lại ở trong túi để mua con trăn. Thế là số tiền mang theo không còn một xu. Chàng Cóc vui vẻ cung những con vật vừa mua được quay về nhà.

Lại nói đến Khoàng Tý. Từ khi chia tay với con gái út, hắn tưởng con nghe theo mình giết Cóc rồi quay về. Hắn chờ đến năm lần chăng chết, rồi năm lần trăng sống vẫn chưa thấy con về. Khoàng Tý buồn rầu bèn sang nhà Cóc xưm sao. Đến nơi hắn chỉ thấy vợ Cóc ở nhà một mình, liền bắt con gái về để để gả cho con trai xú cà. Vợ Cóc khẩn khoản van nài nhưng nhà vua vẫn trợn mắt quả:

– Bụng tao không ưng cho mày lấy thằng Cóc xấu xí ấy đâu. Mày phải lấy con xú cà thôi. Con xú cà nó có nhiều trâu, nhiều ngựa, nhiều bạc nén. Sao mày không thích giàu mà lại thích nghèo.

Cô gái lại phân trần với vua cha:

– Cha ơi! Cha nhầm rồi! Chồng con không phải là Cóc đâu. Chồng con là người mà.

Nghe vậy nhà vua lại nổi cơn thịnh nộ:

– Mày không nói lọt tai tao đâu! Bụng tao đã ưng cho mày lấy con xú cà thì mày phải nghe! Đừng nói trái lòng tao!

Vợ Cóc khóc nhiều lắm. Nước mắt nàng chảy đã ướt hết một cái áo rồi hai cái áo, mà Khoàng Tý vẫn không chịu nghe. Tên xú cà bụng rất muốn có con gái làm vợ cho con nên nó cho mổ nhiều lợn, nhiều gà, lấy nhiều rượu, nhiều thuốc mời những kẻ giàu ở quanh vùng về ăn lễ. Nó muốn lễ cưới con nó với cô gái xinh đẹp con Khoàng Tý phải to nhất trong vùng. Chúng đang ăn uống linh đình thì đột nhiên có tiếng đập cửa thình thình. Cửa bật mở, chàng Cóc lừng lững bước vào trong nhà. Chúng vừa ngạc nhiên vừa tức nhưng vẫn phải mời chàng Cóc ăn cơm. Khi mời rượu khách, chủ nhà rót quanh một lượt riêng chàng Cóc thì nó bỏ qua. Chàng Cóc giận lắm, nhớ đến lời Xê sư dặn trên đường, chàng nói:

– Nước đục phải đục từ trên nguồn xuống, có bao giờ chỉ đục quãng giữa đâu?

Chẳng biết nói thế nào, bọn chúng phải rót rượu mời chàng. Lúc cầm đũa để gắp thức ăn, chàng Cóc chỉ thấy một chiếc. Chàng cố ghìm lòng nói to:

– Chim chỉ có một chân thì làm sao đi được, người cũng thế? Sao chỉ cho ta một chiếc đũa để ăn.

Lại một lần nữa chúng chịu thua chàng. Vừa lúc ấy vợ chàng Cóc từ trong nhà bước ra. Đầu nàng đội chiếc khăn thêu nhiều màu sặc sỡ, người nàng mặc bộ quần áo mới rất đẹp. Trông nàng như một bông hoa mới nở. Thấy vậy chàng Cóc cất tiếng hỏi:

– Nàng ở nhà có chuyện gì không hay vậy?

Vợ Cóc vừa khóc vừa kể hết đầu đuôi sự việc cho chồng mình nghe. Bấy giờ chàng Cóc mới hiểu tất cả bụng dạ cú cáo của Khoàng Tý. Chàng tìm lời an ủi vợ:

– Thôi! Nàng đừng khóc nữa. Tôi đã mua chó và mèo về rồi. Nàng mang chúng vào nhà đi. Tôi phải ra đầu làng dắt con trăn về đã.

Khi chàng Cóc đi tới nơi buộc trăn lúc sáng thì lạ quá, nhìn quanh chẳng thấy trăn đâu cả, chỉ có một cô gái đẹp đang nở miệng cười. Chàng Cóc hỏi:  

– Hỡi cô gái đẹp ơi! Cô có thấy con trăn của tôi buộc ở đây không?

Cô gái mỉn cười đáp:

– Con trăn của chàng chính là em đây!

Chàng Cóc rất ngạc nhiên. Chàng mở mắt to nhìn cô gái đẹp. Thấy vậy, cô gái nói thêm:

– Em là con gái thứ sáu, con gái út của Be dòng đấy. Hôm nọ trời đẹp em lên trần chơi chẳng may gặp đoàn đi săn, họ bắt em định thịt. Hôm ấy nếu không được chàng cứu thì em không nói được nữa rồi! Em biết ơn chàng lắm. Bây giờ chàng xuống chơi nhà em đi, đường dễ đi thôi!

Chàng Cóc rất thương vợ. Chàng muốn ở nhà với vợ nhưng lại muốn biết nhà của Be dòng đẹp như thế nào nên chàng ưng thuận đi theo. Đến một hồ nước rộng, trong xanh, cô gái xinh đẹp chỉ tay xuống mặt nước và bảo:

– Nhà cha em ở dưới này! Giờ chàng nhắm mắt lại và cầm chặt lấy thắt lưng em. Khi nào em bảo mở mắt thì chàng mới được mở.

Cô gái còn dặn thêm:

– Xuống đó, khi về thế nào cha mẹ em cụng tạ ơn chàng đã cứu sống em. Chàng chớ có lấy vàng bạc mà hãy xin chiếc đuôi cá bằng vàng treo ở giữa nhà ấy. Nó sẽ giúp chàng ước gì được nấy.

Chàng Cóc làm theo lời dặn của cô gái. Chàng nhắm mắt lại và nắm chặt lấy thắt lưng cô gái. Khi mở mắt ra chàng thấy mình đang ở trong một ngôi nhà lớn có nhiều lợn gà, vàng bạc. Cô gái kể đầu đuôi câu chuyện cho cha mình nghe. Be dòng niềm nở đón tiếp chàng. Be dòng dọn cho chàng ăn những thức ăn ngon nhất nơi thủy cung. Rồi cô gái lại dẫn chàng đi xem những cảnh đẹp. Sống được ít ngày, chang Cóc thấy nhớ vợ và xin Be dòng trở lại cõi trần. Be dòng biết không thể giữa chàng ở lại thủy cung, liền bảo chàng:

– Hỡi chàng trai tốt bụng, chúng tôi không biết lấy gì đền ơn lòng tốt đã cứu con ta, chàng muốn gì ta sẽ tạ ơn!

Chàng Cóc nhìn quanh nhà Be dòng, rồi thưa:

– Tôi chỉ muốn xin chiếc đuôi cá vàng kia.

Be dòng bằng lòng, lấy đuôi cá vàng trao cho chàng Cóc, rồi cả nhà cùng ra tiễn chàng lên bờ, chúc chàng hạnh phúc, muốn gì được nấy.

Chàng Cóc nhắm mắt lại và nhờ cô gái xinh đẹp đưa lên bờ. Về đến nhà, theo lời dặn của cô gái, chàng Cóc tự tay đóng một cái bàn xinh xắn. Đóng xong, chàng gọi vợ đến và quét xuôi đuôi cá ba lần lên mặt bàn. Một mâm cơm ngon, đầy rượu thịt hiện ra. Hai vợ chồng cùng ăn uống vui vẻ. Sau đó chàng lại qué ba lần lên mặt bàn. Lập tức một tòa nhà bằng vàng óng ánh, cùng không biết bao nhiêu trâu, bò, lơn, gà hiện ra. Từ đấy cuộc sống của hai vợ chồng Cóc trở nên sung sướng, hạnh phúc.

Còn Khoàng Tý, khi tan bữa tiệc cưới ít hôm, có người vào báo có chuyện lạ là vợ chàng Cóc vẫn không chịu về làm vợ con nhà xú cà. Không những thế chàng Cóc lại vừa mới xây xong một tòa nhà bằng vàng rất đẹp. Khoàng Tý lúc đầy không tin, đến tận nơi xem thì quả đúng như vậy. Hắn trở về và đem những điều mắt thấy tai nghe thuật lại cho vợ và hai cô con gái cả. Chúng không tin. Vợ Khoàng Tý bèn tới nơi để xem thử. Đến nhà con gái, mụ thấy hai vợ chồng chàng Cóc béo khỏe, xinh đẹp, sống rất sung sướng trong một tòa nhà lộng lẫy bằng vàng. Vợ chồng Cóc ra tận cổng đón mụ. Ở nhà vợ chồng Cóc, mụ vợ Khoàng Tý được ăn những thúc ngon lạ bấy nay chưa hề thấy. Rồi mụ lại còn được thấy những của cải quí của con gái. Máu tham nổi lên che hết đầu hết mặt. Mụ gạn hỏi vợ chồng Cóc.

– Sao các con lại kiếm được những của hiếm này?

Chàng Cóc thật bụng kể lại mọi chuyện chuyện cho mụ nghe. Khi đã biết được nhiều bí ẩn, vợ Khoàng Tý vội vã ra về. Mụ đi nhanh như gió thổi, như có con ma đuổi sau lưng. Vừa về đến nhà, mụ liền gọi chồng đến nhỏ to thuật lại mọi chuyện. Khoàng Tý nghĩ vợ mình nói dối nên lại sai hai con gái đến nhà vợ chồng Cóc. Hai cô chị trở về đều nói đúng như lời mụ. Khoàng Tý vẫn chưa tin. Hắn muốn tự mình đến nơi xem hư thực lần nữa. Ngay sáng hôm sau, hắn vội vã đến nhà vợ chồng con gái út. Hắn trở về nhà vừa lúc hai cô con gái cả của hắn vừa chết. Chẳng là, hai cô chị thấy chồng em mình giàu quá, đẹp quá liền tìm cách giết em gái để cướp chồng. Nhưng cô cả lại sợ cô thứ hai tranh mất nên tìm cách hại em. Hôm đó chúng dủ nhau đi tắm, thấy em sơ ý, cô cả liền đẩy em xuống sông, rồi chạy vào rừng định tìm hái lá ngón về giết em út. Nhưng vừa vào đến rừng chưa kịp hái thì đã bị một con rắn độc bò đến cắn chết tươi.

Lòng vợ chồng Khoàng Tý rất buồn vì một lúc mất hai đứa con. Nhưng bụng nó vẫn không muốn bỏ chiếc đuôi cá bằng vàng của vợ chồng Cóc. Khoàng Tý mở kho lấy vàng rồi truyền lệnh cho thợ đánh ngày đêm bằng một chiếc đuôi cá y như chiếc đuôi cá thần của chàng Cóc. Đuôi cá được làm xong, Khoàng Tý hí hửng mang sang nhà chàng Cóc. Cũng như lần trước hai vợ chồng Cóc đón tiếp cha thật chu tất. Họ không thể ngờ được mưu gian của Khoàng Tý. Lừa lúc vợ chồng Cóc đi ngủ Khoàng Tý bèn đánh tráo đuôi cá thần. Sáng hôm sau hắn giả vờ buồn bã chào vợ chồng Cóc rồi ra về. Từ ngày cướp được đuôi cá vàng, Khoàng Tý đã giàu càng giàu thêm. Suốt ngày Khoàng Tý ăn uống no say, hết ở nhà vàng này lại sang ở nhà vàng khác. Hắn bắt đuôi cá làm việc liên tục, làm ra bao nhiêu của cải cho hắn.

Còn vợ chồng chàng Cóc từ khi mất đuôi cá thần thì trở lại nghèo đói như xưa. Họ làm việc suốt ngày mà bụng vẫn không đủ no, áo mặc vẫn bị rách. Một hom chàng Cóc bàn với vợ:

– Mình nhịn đói lâu rồi, trong nhà lại chẳng còn cái gì bán được. Hay ta mang chó, mèo đi đổi lấy gạo ăn vậy.

Nghe thấy chủ bàn thế, chó và mèo buồn lắm. Chúng không muốn xa hai vợ chồng người chủ tốt bụng nên năn nỉ xin chàng Cóc cho được sống và hứa đi lấy đuôi cá vàng thần về cho chàng.

Hai con rủ nhau đi. Chúng chạy suốt ngày suốt đêm không nghỉ. Tới nhà Khoàng Tý, mèo bảo chó:

– Anh chó ơi! Anh ở đây rình bắt lấy con chuột chúa nhé! Tôi sẽ vào xua nó ra. Khoảng Tý để đuôi cá thần trong hòm, ta phải bắt chuột cắn thủng hòm mới lấy được.

Chó gật đầu đồng ý. Nó nấp một chỗ kín để rình. Chỉ sau một lần nguẩy đuôi, chó đã thấy đàn chuột nhốn nháo chạy quàng chạy xiên ra ngoài. Chó nhảy xổ tới ngoạm lấy con chuột chúa. Mèo nhanh chân lẹ làng nhảy đến túm lấy chú chuột đang run lẩy bẩy mà bảo:

– Mày muốn sống thì hãy đi gọi cả họ nhà mày đến đây để vào khoét bằng được cái hòm quí trong buồng Khoàng Tý.

Chuột run sợ nhận lời. Chỉ một lát sau bao nhiêu chuột to, chuột nhỏ, chuột đực, chuột cái kéo về lúc nhúc trước mặt chó và mèo. Mèo bảo con chuột chúa:

– Chúng mày hãy vào cắn thủng hòm của Khoàng Tý rồi lấy chiếc đuôi cá bằng vàng ra đây cho tao thì sẽ được tha chết!

Chuột chúa vội vã vâng lời và nhảy đi trước. Theo sau nó là những chú chuột cường cháng nhanh chân nhất. Lúc ấy, Khoàng Tý đang cùng vợ ăn cơm trong nhà nghe thấy tiếng chuột cắn liền bảo vợ:

– Bà vào đuổi chuột đi kẻo nó cắn thủng chiếc hòm đựng đuôi cá vàng mất.

Ngay lúc đó mèo đứng ở góc nhà kêu lớn “meo meo!” làm cho vợ Khoàng Tý yên lòng bảo chồng:

– Sợ gì, đã có mèo rồi!

Chuột thay nhau hì hục khoét hòm. Chẳng mấy chốc hòm thủng, họ hàng nhà chuột khéo léo lôi đuôi cá vàng ra ngoài. Mèo ngoạm ngay lấy đuôi cá thần, tha chết cho họ hàng nhà chuột rồi nhẹ nhàng chạy ra cửa sau ra đường.

Giữa lúc hai vợ chồng chàng Cóc đang than thở về người cha độc ác và thân phận nghèo đói của mình thì nghe thấy tiếng chó sủa ngoài bìa rừng. Biết là mèo và chó đã trở về, chàng Cóc vội ra đón. Mèo mừng rỡ trao đuôi cá thần cho chủ. Chàng Cóc cám ơn hai con vật tốt bụng rồi lấy đuôi cá vàng ra quét đi quét lại vài lần trên mặt bàn. Lập tức bao nhiêu thức ăn ngon hiện ra, rồi cả nhà cao cửa rộng, trâu ngựa béo khỏe cũng hiện ra. Từ đó hai vợ chồng chàng Cóc lại sống một cuộc sống no đủ sung sướng bên cạnh chó và mèo.

Còn vợ chồng Khoàng Tý sáng ra thấy đói định mở hòm lấy đuôi cá vàng thì chẳng thấy đâu. Chúng tiếc ngẩn tiếc ngơ đến đứt ruột mà chết.

2.2.2.4. Motif cứu vật vật trả ơn