Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12 BÀI 2 - LÃO HẠC - NAM CAO - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 2 - LÃO HẠC - NAM CAO - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 2: NHỮNG Ô CỬA NHÌN RA CUỘC SỐNG

Văn bản: LÃO HẠC - Nam Cao

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc.

Gợi ý:

Tóm tắt nội dung truyện ngắn Lão Hạc.

– Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó à Ông giáo thờ ơ nghĩ về năm quyển sách của mình và hồi tưởng về đứa con trai của lão Hạc đã đi phu ở Nam Kỳ à Ông giáo hiểu ra con chó là kỉ vật của đứa con, nên rất quý giá với lão Hạc.

– Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc đã bán chó à Ông giáo xót xa, đồng cảm với lão Hạc và không còn tiếc sách của mình à Lão Hạc ngỏ ý gửi vườn và một số tiền cho ông giáo để lo hậu sự cho mình à Từ đó, lão Hạc chỉ ăn khoai ráy và từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo.

– Ông giáo nghe Binh Tư nói về việc lão Hạc xin bả chó và thất vọng về con người lão Hạc à Ông giáo và người trong làng chứng kiến lão Hạc tự tử bằng bả chó / Ông giáo tự hứa sẽ giữ gìn mảnh vườn cẩn thận và giao lại cho con trai lão.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu một số nét tính cách của nhân vật lão Hạc và cho biết:

a. Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội đương thời?

b. Hoàn cảnh sống đã tác động như thế nào đến số phận, tính cách của nhân vật?

Gợi ý:

a. Nêu một số nét tính cách nổi bật của nhân vật lão Hạc và cho biết những chi tiết nào thể hiện tính cách đó. Có thể dùng bảng sau để thực hiện

Tính cách

Chi tiết tiêu biểu

Nhân hậu, giàu lòng yêu thương

– Lo lắng sắp xếp chu toàn mọi thứ cho cuộc đời con, không cho con bán vườn vì lo cho đời sống của con sau này.

– Nhìn con chó luôn nhớ đến con, trông ngóng thư con.

– Đau khổ vì sợ mất con khi con nộp thẻ đi phu.

– Giữ gìn mảnh vườn cho con, thà chết chứ không bán đi một sào.

– Chăm sóc con chó Vàng như con cháu mình (tắm rửa bắt rận, gọi “cậu”, tâm sự với nó như với cháu mình, cho ăn trong bát,…).

– Đau đớn, dằn vặt khi buộc phải bán con chó Vàng.

Tự trọng

– Dù nghèo đói nhưng vẫn tự chuẩn bị tiền lo hậu sự cho mình, không muốn phiền đến hàng xóm.

– Cương quyết không nhận sự giúp đỡ từ ông giáo.

– Chọn cái chết bằng bả chó để không làm phiền mọi người.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.

Gợi ý:

Truyện được kể từ ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn ngôi thứ nhất từ ông giáo.

Tác dụng của việc lựa chọn điểm nhìn này: (1) toàn bộ cuộc đời lão Hạc hiện lên qua cái nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của ông giáo, kể cả những hiểu lầm hoặc đánh giá lầm của chính bản thân ông về lão Hạc, (2) thể hiện rõ tính cách nhân từ, tốt bụng và những nỗ lực muốn thấu hiểu con người của ông giáo.

Việc lựa chọn điểm nhìn ngôi thứ nhất với ông giáo là người kể chuyện cho ta thấy đây không chỉ đơn giản là câu chuyện về một cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện, mà còn là câu chuyện về hành trình gian nan để hiểu đúng về một con người.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Vì sao một người gần gũi, thân tình với lão Hạc như nhân vật ông giáo mà vẫn có lúc không hiểu hoặc hiểu lầm lão Hạc?

Gợi ý:

- Một cái chết đáng thương

- Thái độ của ông giáo trước cái chết Lão Hạc:

+ Về việc lão Hạc xin bả chó: Ban đầu ông giáo cũng nghĩ như Binh Tư và đau xót, thất vọng về lão Hạc vì nghĩ lão đã tha hoá. Ông đem chuyện lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của mình kể cho Binh Tư mà quên mất rằng Binh Tư không phải là người có thể hiểu những gì ông nói, hắn quá xấu tính nên thường nghĩ ai cũng như mình.

+ Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông nhận ra lão tự trọng hơn mình tưởng rất nhiều và tình cảm của lão với con chó Vàng cũng sâu sắc hơn ông tưởng (lão chọn cái chết bằng bả chó như một cách để tạ lỗi với con chó Vàng mà lão vẫn luôn đau xót, dằn vặt vì cho rằng mình lừa nó).

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc). Cho biết:

a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?

b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu” “những người quanh ta” có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?

Gợi ý:

a: Đây là lời của ông giáo

Đoạn văn thể hiện quan niệm của ông giáo về cách để hiểu đúng, hiểu sâu về người khác. Theo ông giáo, để hiểu đúng, hiểu sâu về người khác, ta cần có cả sự độ lượng, cảm thông và cái nhìn đa chiều

Hành trình “cố tìm” của ông giáo để “hiểu” lão Hạc: Ông giáo đã không ngừng vượt qua những thiên kiến bản thân để cố gắng thấu hiểu cho lão Hạc: ông đã vượt qua suy nghĩ chủ quan ban đầu của mình khi nghĩ con chó Vàng chỉ như một món tài sản, không so được với sách vở của ông, để thấu hiểu vì sao lão Hạc lại đau buồn khi phải bán chó. Nhưng cuối cùng, ông vẫn rơi vào sự hiểu lầm tai hại, chỉ vì vô tình chấp nhận cái nhìn hẹp hòi, thiên kiến của Binh Tư về lão Hạc.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua truyện ngắn Lão Hạc?

Gợi ý:

 Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đang dần suy tàn, kiệt quệ, nông dân bị bần cùng hoá, gần như chỉ còn đường chết để bảo vệ chút thiện lương cuối cùng.

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Gợi ý:

 

Phong cách hiện thực

Thể hiện trong Lão Hạc

Đề tài

Đời sống hằng ngày, cuộc sống và môi trường xã hội đương thời

Nông thôn Việt Nam và đời sống người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Cảm hứng

Phê phán, bóc trần những tiêu cực của thực tại

Phơi bày hiện thực tăm tối và đời sống khốn cùng của người nông dân, từ đó ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương và bản chất lương thiện của họ.

Nghệ thuật

Có xu hướng khắc hoạ chính xác, tỉ mỉ những bức tranh chân thực về cuộc sống và môi trường xã hội, những nhân vật điển hình cho một hoàn cảnh, tính cách, số phận trong xã hội

Sử dụng một loạt những hình ảnh, chi tiết chân thực, xuất phát từ đời sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thời Nam Cao sống (nông thôn mất mùa, làng bị mất vé sợi, dân làng tranh nhau chút kế sinh nhai, thanh niên nông thôn nộp thẻ đi phu đồn điền thực dân Pháp); nhân vật điển hình cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.