Banner cho bài viết:SOẠN VĂN 12 BÀI 1: TRÀNG GIANG - HUY CẬN - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Soạn Văn 12

SOẠN VĂN 12 BÀI 1: TRÀNG GIANG - HUY CẬN - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

BÀI 1: THƠ CỔ ĐIỂN VÀ LÃNG MẠN

Văn bản: TRÀNG GIANG - HUY CẬN

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định nội dung bao quát của bài thơ và nội dung chính của từng khổ thơ.

Gợi ý:

– Nội dung chính của khổ 1: Dòng sông chất chứa nỗi sầu.

– Nội dung chính của khổ 2: Dòng sông đìu hiu, vắng lặng.

– Nội dung chính của khổ 3: Dòng sông cô quạnh.

– Nội dung chính của khổ 4: Tâm trạng cô đơn và nỗi nhớ nhà.

- Nội dung bao quát của bài thơ: Qua cảnh “sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, chủ thể trữ tình gửi gắm nỗi cô đơn, lẻ loi và lòng yêu nước kín đáo.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét về cách đặt nhan đề và nêu tác dụng của lời đề từ.

Gợi ý:

– Cách đặt nhan đề: Vần “ang” trong từ “tràng giang” gợi lên hình ảnh một con sông không những dài mà còn rộng mênh mông. Hình ảnh đó gợi lên âm hưởng trầm buồn, man mác cho toàn bộ bài thơ.

– Tác dụng của lời đề từ: Khắc hoạ nỗi buồn, sự luyến tiếc, xen lẫn nhớ thương (bâng khuâng) trước cảnh vũ trụ bao la, bát ngát (trời rộng, sông dài).

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Phân tích vai trò của vần, nhịp thơ trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Gợi ý:

Tác giả sử dụng những vần có độ vang như “ong”, “ang” trong khổ 1, “ang” trong khổ 3, “a” trong khổ 4; nhịp thơ chủ yếu là 2/2/3, đôi chỗ là 4/3 hoặc 2/5 góp phần tạo nên âm điệu trầm buồn, mênh mang, sâu lắng cho bài thơ. Ngoài ra, bài thơ cũng có sự cách tân trong nhịp thơ để tăng chất nhạc như: Mênh mông/ không một chuyến đò ngang trong khổ 3.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, trong sự tương phản với không gian “trời rộng”,  “sông dài”, các hình ảnh “thuyền”, “củi” (khổ 1); “cồn nhỏ”, “bến cô liêu” (khổ 2), “bèo dạt…” (khổ 3); “chim nghiêng cánh nhỏ…” (khổ 4) biểu trưng cho điều gì?

Gợi ý:

Điểm chung: gợi ra sự nhỏ bé, mong manh, trơ trọi, đơn độc của các hình ảnh.

=> Trong sự tương phản với không gian bao la, những hình ảnh ấy biểu trưng cho sự lạc lõng, bơ vơ, mất phương hướng,...

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Gợi ý:

– Chủ đề: Nỗi buồn sông núi, nỗi sầu nhân thế, sự cô đơn, lẻ loi của cá nhân nhỏ bé trước sự bao la, vô cùng của vũ trụ. Đó cũng là nỗi buồn của “cái tôi” trong Thơ mới đang bế tắc trước thời cuộc.

– Cảm hứng chủ đạo: Tâm sự yêu nước kín đáo được lồng trong nỗi buồn sông núi, nỗi cô đơn trước vũ trụ và nỗi sầu nhân thế.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): So sánh Tràng giang (Huy Cận) và Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) để làm rõ:

a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối.

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

a. Những điểm tương đồng và khác biệt trong khổ thơ cuối:

Gợi ý:

 

Tràng giang

Hoàng Hạc lâu

Điểm

tương đồng

– Thơ bảy chữ.

– Cùng thể hiện nỗi buồn man mác của người lữ khách tha hương trước cảnh trời rộng sông dài (Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà).

Điểm

khác biệt

– Vần, nhịp có sự cách tân để tăng cường nhạc điệu cho bài thơ.

– Hình ảnh, ngôn ngữ mới mẻ: mây cao, núi bạc, lòng quê dợn dợn vời con nước.

– Cái tôi lãng mạn phá vỡ quy tắc ước lệ truyền thống để đem đến một phong cách trữ tình mới.

– Ngắt nhịp theo quy định: 4/3.

– Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, điển tích, điển cố.

– Tình cảm có tính chuẩn mực.

b. Những điểm khác biệt về đề tài và hình thức thể loại giữa hai bài thơ.

 

Tràng giang

Hoàng Hạc lâu

Vần, nhịp

Có sáng tạo về vần, nhịp (câu 3).

Tuân thủ thi luật của thơ Đường luật .

Từ ngữ, hình ảnh

Sử dụng kết hợp thi liệu cổ điển và hình ảnh quen thuộc, đời thường (củi một cành khô, bèo dạt,…).

Tuân thủ quy cách chặt chẽ về thi liệu và ngôn ngữ của thơ cổ điển.

“Cái tôi” trữ tình

“Cái tôi” lãng mạn được thể hiện trực tiếp qua những từ ngữ, hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân.

Tình cảm có tính chuẩn mực, cổ điển.


Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài thơ Tràng Giang được sáng tác theo phong cách nào? Căn cứ vào đâu để bạn kết luận như vậy?

 Gợi ý:

Tràng giang thuộc phong cách sáng tác lãng mạn. Căn cứ xác định:

– Cảm xúc của “cái tôi” cá nhân được đề cao, khắc sâu: nỗi buồn triền miên, vô tận được thể hiện trực tiếp qua những từ ngữ, hình ảnh: buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, bến cô liêu,...

– Tuy mỗi dòng thơ có bảy chữ nhưng toàn bộ bài thơ không tuân theo khuôn khổ thi luật của thơ luật Đường.