SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN
1. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng so sánh: tên hai tác phẩm, hai tác giả.
- Nêu vấn đề cần so sánh.
2. Thân bài
* Đoạn văn khái quát chung
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm (dựa vào vốn hiểu biết hoặc chú thích trên đề)
* Luận điểm 1. Điểm giống nhau của hai tác phẩm, đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.
+ Điểm giống về nội dung: Đề tài, chủ đề, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo... của hai tác phẩm truyện.
+ Điểm giống về nghệ thuật: Tình huống truyện, cốt truyện, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu,... của hai tác phẩm truyện.
+ Lưu ý: chỉ chọn một vài ý đặc trưng để chỉ rõ điểm tương đồng.
* Luận điểm 2. Điểm khác nhau của hai tác phẩm, đoạn trích về nội dung, nghệ thuật.
- Điểm khác nhau về nội dung:
+ Khác nhau về chủ đề, đề tài
+ Cùng một đề tài, chủ đề nhưng khác nhau về cách nhìn, cách giải quyết một vấn đề trong đời sống.
- Điểm khác nhau về nghệ thuật:
- Về kết cấu: gợi ý một số kiểu kết cấu trong truyện.
+ Kết cấu vòng tròn (đầu cuối tương ứng): Chí phèo (Nam Cao)
+ Kết cấu tuyến tính: Truyện được kể theo thời gian, theo diễn biến của dòng sự kiện theo trình tự quá khứ - hiện tại - tương lai: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
+ Kết cấu tâm lý: Truyện được kể theo dòng tâm lý nhân vậtL Đời thừa (Nam Cao)
+ Kết cấu đồng hiện: Các sự kiện trong thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hiện lên một lúc (Chí Phèo).
+ Kết cấu mở: Truyện kết thúc nhưng cái kết còn để ngỏ, mở ra những khả năng liên tưởng rộng lớn: Chí Phèo,Vợ nhặt (Kim Lân).
+ Kết cấu liên văn bản: là hiện tượng mà thỉnh thoảng, vào giữa câu chuyện, nhà văn đột ngột chèn vào một đoạn thơ, hoặc một đoạn kịch. (Không có vua)
- Về cốt truyện: gợi ý một số loại cốt truyện để so sánh
+ Truyện không có cốt truyện (Hai đứa trẻ)
+ Cốt truyện sự kiện
+ Cốt truyện tâm lí
+ Cốt truyện đảo tuyến (Cánh đồng bất tận)
+ Cốt truyện lắp ghép
+ Cốt truyện dòng ý thức
+ Cốt truyện đơn tuyến (chỉ có 1 nhân vật chính)
+ Cốt truyện đa tuyến (có nhiều nhân vật chính)
+ Cốt truyện kì ảo
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: gợi ý một số kiểu nhân vật
+ Nhân vật bi kịch
+ Nhân vật cô đơn
+ Nhân vật chấn thương
+ Nhân vật bản năng
+ Nhân vật dị biệt
+ Nhân vật lí tưởng
- Điểm nhìn: gợi ý một số kiểu điểm nhìn
+ Điểm nhìn bên trong/ Điểm nhìn bên ngoài
+ Điểm nhìn toàn tri/ điểm nhìn hạn tri
+ Luân phiên, lồng ghép điểm nhìn trần thuật (điểm nhìn phức hợp)
- Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ bình dị
+ Ngôn ngữ mang đậm màu sắc địa phương
+ Ngôn ngữ trau chuốt, gọt dũa, nhiều từ Hán Việt
+ Ngôn ngữ giàu tính điện ảnh
- HỌC SINH CHỌN 1 SỐ VẤN ĐỀ TRÊN ĐỂ CHỈ RA ĐIỂM KHÁC BIỆT
* Luận điểm 3. Lí giải điểm giống, khác nhau và nêu ý nghĩa.
- Lí giải vì sao có điểm tương đồng, khác biệt?
+ Bối cảnh thời đại.
+ Đặc trưng thi pháp của thời kì/ giai đoạn văn học.
+ Phong cách nghệ thuật riêng của tác giả.
- Ý nghĩa của sự tương đồng, khác biệt:
+ Tương đồng: tạo nên sự thống nhất về đặc trưng thi pháp trong một gia đoạn văn học: ví dụ truyện ngắn lãng mạn, truyện ngắn hiện thực, truyện cách mạng thường có đề tài giống nhau.
+ Khác biệt: tạo nên sự cá tính, độc đáo trong văn chương.
* Đoạn văn đánh giá
- Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.
- Khẳng định sự đóng góp của hai tác phẩm, hai tác giả.
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của so sánh, đánh giá hai tác phẩm.
- Liên hệ bản thân