MỘT SỐ DẠNG ĐỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CƠ BẢN
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Dạng 1: Vai trò/ ý nghĩa/ sức mạnh/ tầm quan trọng của một lối sống/ phẩm chất tích cực (ước mơ, nhân ái, cống hiến, vị tha, sẻ chia, nỗ lực để thành công...)
Mở bài:
- Dù trực tiếp hay gián tiếp thì vấn đề cần nghị luận cần được nhắc ở mở bài.
Thân bài:
Đoạn 1: Luận điểm 1 - giải thích
+ Nêu cách hiểu của bản thân về vấn đề cần nghị luận. Có thể kết hợp với biểu hiện.
+ Lưu ý ngắn gọn, không bàn luận
Đoạn 2: Bàn luận luận điểm 2: vai trò/ ý nghĩa/ sức mạnh/ tầm quan trọng đối với bản thân.
+ Tạo động lực
+ Thành công
+ Giúp bản thân ngày càng hoàn thiện
+ Trở thành tấm gương sáng/ truyền cảm hứng cho người khác
+ Cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa
+ ....
- Dẫn chứng 1 (xem 1 số dẫn chứng tiêu biểu trang dưới)
Đoạn 3: Bàn luận luận điểm 3: vai trò/ ý nghĩa đối với người khác/ xã hội
+ Sợi dây kết nối giữa người với người
+ Điểm tựa tinh thần
+ Tạo niềm tin, hy vọng
+ Cảm hóa được cái xấu, cái ác
+ ....
+ Nếu có vấn đề nghị luận trên đề xã hội sẽ như thế nào?/ hoặc nếu không thì xã hội sẽ như thế nào>
- Dẫn chứng 2 (xem 1 số dẫn chứng tiêu biểu trang dưới)
Đoạn 4: Bàn luận mở rộng: luận điểm 4
- hs chọn các kiểu sau
+ Phê phán
+ Ý kiến trái chiều (chọn 1 ý kiến, quan điểm/ tư tưởng của 1 bộ phận nhỏ đi ngược với vấn đề cần bàn luận nhằm khẳng định lại vai trò/ tầm quan trọng của vấn đề cần bàn luận.)
Đoạn 5: Bài học nhận thức và hành động
- Bài học nhận thức:
+ Mỗi cá nhân cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghị luận
+ Vấn đề cần bàn luận thực sự có ý nghĩa khi nó gắn liền với hành động chứ không phải tồn tại trong suy nghĩ.
- Bài học hành động
+ Đề xuất các giải pháp
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân
Dạng 2: DẠNG ĐỀ CÂU CHUYỆN
Ví dụ:
Tại sao không bay thẳng lên Everest?
Tôi đã từng tự hỏi, tại sao người ta cứ phải chinh phục Everest một cách vất vả như vậy?
Khó nhọc vượt qua những thác băng khổng lồ, những khe băng nứt, những con đường mòn cheo leo, khốn khổ vì cái buốt lạnh chết chóc, chịu đựng sự nguy hiểm của không khí loãng, với cái chết đến ngay khi bạn chỉ chệch một bước chân.
Tại sao ta không dùng... máy bay và bay thẳng lên ngọn núi cao gần 9 km đó?
Câu trả lời rất đơn giản: chỉ là vì KHÔNG THỂ, con người không thể lên cao quá nhanh.
Chúng ta sẽ chết vì cơ thể không kịp làm quen với không khí loãng, thiếu oxy trong máu gây ra một kiểu chết đuối trên cạn, một cú choáng ngất và thể là bạn gục ngã vĩnh viễn.
Các nhà leo núi không chỉ lên đỉnh một cách rất từ từ, họ còn dừng chân ở các trạm dừng một cách có chủ ý. Đó là để, dành thời gian cho cơ thể làm quen với điều kiện ngày càng khắc nghiệt.
(Trích Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui - Ngô Thị Phú Bình, Nxb Kim Đồng, HN. 2016)
Cuộc chinh phục đỉnh Everest trong văn bản trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về con đường dẫn đến thành công? Hãy viết bài văn nghị luận trình bày về một bài học mà anh (chị) tâm đắc nhất.
=> Vấn đề cần bàn luận có thể là: thích nghi với hoàn cảnh/ vượt qua khó khăn/ kiên nhẫn => làm tương tự đề 1
Dạng 3: DẠNG ĐỀ VỀ 1 HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI (Văn hóa thần tượng, ảnh hưởng của mạng xã hội/ chạy theo trào lưu, ứng xử trên không gian mạng)
Mở bài:
- Dù trực tiếp hay gián tiếp thì vấn đề cần nghị luận cần được nhắc ở mở bài.
Thân bài:
Đoạn 1: Luận điểm 1 - giải thích
+ Nêu cách hiểu của bản thân về vấn đề cần nghị luận
+ Lưu ý ngắn gọn, không bàn luận
Đoạn 2: Bàn luận luận
- Tùy vào vấn đề cần bàn luận để chọn luận điểm: thực trang/ nguyên nhân, hậu quả/ lợi ích...
+ Dẫn chứng
Đoạn 4: Bàn luận mở rộng: luận điểm 4
- hs chọn các kiểu sau
+ Phê phán
+ Ý kiến trái chiều (chọn 1 ý kiến, quan điểm/ tư tưởng của 1 bộ phận nhỏ đi ngược với vấn đề cần bàn luận nhằm khẳng định lại vai trò/ tầm quan trọng của vấn đề cần bàn luận.
Đoạn 5: Bài học nhận thức và hành động
- Bài học nhận thức:
- Bài học hành động
+ Đề xuất các giải pháp
Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân
Dạng 4: DẠNG ĐỀ CÂU HỎI
Dàn ý:
Mở bài:
Thân bài:
Đoạn 1: Giải thích
- Giải thích từ khóa => giải thích câu hỏi
Đoạn 2: Bàn luận
- Đối với dạng này cần phải nêu được quan điểm cá nhân về vấn đề được nêu: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.
Đoạn 4: Bàn luận mở rộng
+ Phê phán
+ Ý kiến trái chiều
Đoạn 5: Bài học nhận thức và hành động
Kết bài:
LƯU Ý CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- KHÔNG ĐƯỢC LẶP LẠI Ý ĐÃ VIẾT (quan trọng)
- LUẬN ĐIỂM NÊN ĐỂ ĐẦU ĐOẠN VĂN ĐỂ DỄ TRIỂN KHAI
- SAU LUẬN ĐIỂM LÀ CÁC LÍ LẼ LÀM SÁNG RÕ LUẬN ĐIỂM, DẪN CHỨNG NẾU CÓ
- Không viết lan man, nên gom các ý cùng đối tượng vào cùng 1 đoạn văn
MỘT SỐ CÂU NÓI HAY LỒNG GHÉP VÀO BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:
Sống trong đời sống. Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi
|
Trịnh Công Sơn
|
Chúng ta đều là những con người không hoàn hảo, sống trong một thế giới không hoàn hảo.
|
Murakami
|
Dẫu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu.
|
Phạm Lữ Ân
|
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
|
Tố Hữu
|
Nơi lạnh nhất thế giới không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương.
|
Macxim Gorki
|
Sinh ra trong đói nghèo không phải là lỗi của chúng ta, chung sống với đói nghèo đó là lỗi của chúng ta
|
Bill Gates
|
Đừng bao giờ từ bỏ. Hôm nay khó khăn, ngày mai sẽ trở nên tồi tệ. Nhưng ngày mốt sẽ có nắng.
|
Jack Ma
|
Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
|
Nguyễn Khải)
|
Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả
|
Albert Einstein
|
Đừng bao giờ ném bùn vào người khác. Bạn có thể ném trật và tay bạn thì chắc chắn bị bẩn.
|
Joseph Parker
|
Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.
|
Nữ nhà văn Mĩ Helen Keller
|
Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
|
Trích “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”
|
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
|
Lép-Tôi-xtôi
|
Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất nhiều thứ quý giá khác nữa.
|
Theo sách “Dám thành công”
|
Hạnh phúc là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở.
|
Nam Cao
|
Phải chăng cái chết không phải là mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay cả khi còn sống?
|
Noc-man Ku-sin
|
Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ.
|
Fran KA.Clark
|
Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá.
|
|
Hãy quay về phía Mặt trời và bạn sẽ không thấy bóng tối
|
Helen Keller
|
Sống cuộc đời của mình theo mong muốn của người khác là lãng phí cuộc đời của bạn.
|
Steve Jobs.
|
Thiên tài 1% là cảm hứng và 99% là mồ hôi.
|
Thomas Edison.
|
“Ước mơ mà không kèm theo hành động thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới đích
|
Shakespeare
|
MỘT SỐ DẪN CHỨNG CHO BÀI LÀM VĂN NLXH
1. Bill Gates: Sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Đó là Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Câu nói nổi tiếng: “Sinh ra trong đói nghèo không phải là lỗi của chúng ta, chung sống với đói nghèo đó là lỗi của chúng ta”.
2. Picaso: Thuở niên thiếu Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc cuối cùng”. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi “Ở đây có bán tranh của Picaso không?” Chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó. Đó là Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
3. Franklin: Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh hoàng. Franklin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất kì lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công. Đó là Sức mạnh của lòng dũng cảm.
4. Newton: Là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng. Đó là Những thiếu thốn của bản thân không thể thắng nổi sức mạnh của nghị lực.
5. O. Henry: Nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng hưởng bất kì một sự giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bỏ, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt ngăn và trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành Sách bắt buộc học ở đại học. Đó là Thành công không có nghĩa là chưa từng thất bại.
6. Lincoln: Bố mẹ mù chữ, nông dân nghèo, ông phải thường xuyên nghỉ học. Năm 21 tuổi đánh xe bò và bắt đầu tự lập. Cuộc đời ông chỉ đến trường 1 năm, ông tự mua sách luật về học và trở thành luật sư. Ông tự ứng cử vào nhà trắng thất bại và sau đó mới thành công.
.7 A-dam Khoo, tác giả cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”: Nhờ đổi mới phương pháp học tập mà từ một học sinh kém, A-dam Khoo đã thành học sinh giỏi, là một trong những sinh viên xuất sắc của Singapore, trở thành triệu phú khi chỉ mới 26 tuổi. Đó là một biểu hiện cho sự chủ động, sự đổi mới trên cơ sở những gì ý thức về thực tại học tập của mình để thay đổi trong tương lai. Không ỷ lại vào những gì của hiện tại mà anh luôn luôn chủ động thay đổi để tương lai được tốt đẹp hơn.
9. Huyền Chíp (Nguyễn Thị Khánh Huyền): Cô học sinh lớp chuyên Toán-trường Năng khiếu Đại học Quốc gia Hà Nội sau khi tốt nghiệp THPT đã “Xách ba lô lên và đi” (tên Quyển sách tự truyện của Huyền Chíp). Huyền đã thực hiện hành trình vòng quanh thế giới chỉ với chiếc ba lô trên vai, mấy đô la trong túi với khát vọng của tuổi đôi mươi là đi để sống, để có cách nhìn đúng đắn về thề giới và bản thân từ sự dấn thân và trải nghiệm.
10. Nick Vujicic: Diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
11. GS Lê Ngọc Thạch - giảng viên thỉnh giảng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM - ủng hộ đồng bào miền Bắc (Bão Yagi) bị lũ lụt 1 tỷ đồng. Đây là số tiền được ông tích cóp từ lương và việc giảng dạy, viết sách.
12. Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok, một tài khoản có tên K.T đã đăng tải video làm trend “bắt pen”. Theo nội dung clip, 2 học sinh ngồi đối diện nhau, một trong hai sẽ đặt ngón tay cái tại ngay khu vực động mạch chủ của đối phương, sau đó ấn mạnh và giữ cho đến khi đối phương ngất lịm, co giật thì dừng lại. Clip này ngay sau đó đã nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, hơn 100 nghìn lượt like và hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ. Đáng chú ý, trào lưu này sau đó đã lan truyền rộng rãi và được nhiềuhọc sinh áp dụng, truyền tai nhau cách chơi. Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh cho hay, bản chất của hành động trên là chặn động mạch cảnh 2 bên gây thiếu máu não, gây tắc nghẽn mạch cảnh 2 bên tạo cảm giác lâng lâng , “phê” giả tạo. Ngoài cảm giác phê pha, lâng lâng, khi một người tiệm cận đến hơi thở cuối cùng, trò chơi có khả năng cản trở máu lên não, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ do thiếu máu não.
13. Tìm thêm các dẫn chứng gần với cuộc sống hiện nay